Bán trà đá làm thêm, kiếm mỗi tháng hàng chục triệu đồng
Tận dụng khoảng không gian rộng ở sân vận động Mỹ Đình, lại không phải thuê mướn, nên hiện rất nhiều hộ dân ở làng Nhân Mỹ (xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã đổ xô đi bán trà đá.
Bán trà đá kiếm tiền triệu
5 giờ chiều ở sân vận động Mỹ Đình dày đặc những cặp tình nhân ra đây ngồi hóng gió và tâm sự.
Bên cạnh đó là đội ngũ bán trà đá để phục vụ cho đối tượng này cũng đông không kém. Chị Nguyễn Thị Tý, hiện là giáo viên đang ở làng Nhân Mỹ cho biết: “Trong thời buổi giá cả leo thang thế này, thì nghề bán trà đá là nghề dễ kiếm tiền nhất mà không ảnh hưởng đến thời gian đi làm”. Chi phí đầu tư cho quán trà đá vỉa hè này không nhiều, chỉ vài bộ bàn ghế, một thùng nước sôi để nguội, một bình đựng đá và một chai trà cô đặc là đã có thể hành nghề.
Người dân làng Nhân Mỹ bày bán trà đá ở sân vận động Mỹ Đình.
Theo chị Tý, vốn chị bỏ ra hàng ngày khoảng 100.000 đồng, nhưng với mỗi cốc trà giá 3.000 đồng, mỗi buổi chỉ cần có khoảng 100-200 khách, cộng thêm cả trà chanh, sấu dầm, kẹo lạc…, trừ chi phí ra, mỗi đêm chị thu được không dưới 200.000 đồng, mỗi tháng không dưới 6 triệu.
Do thu nhập tốt nên ngoài chị ra, cả chồng và con cũng chia làm ba góc ở sân vận động Mỹ Đình để bán trà đá, tính sơ qua mỗi tháng gia đình chị có thêm 18 triệu, một khoản thu nhập không nhỏ so với đồng lương của một gia đình công chức.
Đất có thổ công…
Thu nhập cao, công việc nhàn nên hiện rất nhiều người dân ở làng Nhân Mỹ, tranh thủ thời gian từ 5h chiều đến 11h tối để ra sân vận động Mỹ Đình bán trà đá.
Theo anh Thành, người có thâm niên bán trà đá ở sân Mỹ Đình hơn 4 năm, thì “thị trường trà đá” ở đây đã có khá lâu. Nhưng chủ yếu bán ở hai bên vỉa hè và trải chiếu ở các bãi cỏ trên vườn hoa để bán.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kể từ khi dân làng Nhân Mỹ đổ xô đi bán trà đá thì bất kể chỗ nào có thể bày quán được đều trở thành “quán”. Và cũng chỉ có dân làng Nhân Mỹ mới được ngồi ở những vị trí đẹp, đông khách. Hương Lâm, sinh viên trường ĐH Thương Mại, quê ở Hà Nam làm thêm bằng việc bán trà đá ở sân Mỹ Đình cho biết: “Tuy sân rộng, nhưng không phải ai muốn ngồi đâu cũng được. Vị trí đẹp đã có “thổ cư” quản. Muốn ngồi phải xin phép”.
Lâm cũng cho biết thêm: “Để được ngồi bán trà đá ở đây, em đã phải trả cho cô chủ mà em thuê nhà ở làng Nhân Mỹ một tháng 300.000 đồng để được nhận làm… người nhà”. Cũng theo cô sinh viên này, trước đây cũng đã có nhiều dân tỉnh lẻ đến bán trà đá ở những vị trí đẹp mà không xin phép đã bị dân thổ cư ra đuổi đi.
Và nếu ai sẵn sàng “chiến đấu” thì dân thổ cư sẽ kéo nhau ra “xử lý” đối tượng ngay tại địa bàn.
Cách đây không lâu, vì tranh chấp vị trí đẹp để bán nước ở khu vực quảng trường Mỹ Đình mà đã xảy ra án mạng.
Nhiều người dân tại đây nói rằng, bán nước để tăng thu nhập cho mỗi gia đình là cách làm tốt thời buổi kinh tế khó khăn. Nhưng cơ quan chức năng cũng cần có cách quản lý tốt để tình hình an ninh trật tự tại khu vực được đảm bảo.
Theo Vietnamnet
Nước mía: Siêu rẻ, siêu mát và siêu bẩn!
Trời nắng nóng, nhiều người thèm ly nước mía mát lạnh để giải nhiệt nhưng ngờ đâu họ uống vào thứ nước siêu bẩn.
Mùa hè nóng nực, để giải nhiệt nhanh chóng chỉtừ 6.000 - 15.000 đồng chúng ta có một ly nước mía mát lạnh, vừa rẻ lại giải nhiệt nhanh. Đằng sau những ly nước mía mát lạnh đó là khâu chế biến siêu bẩn.
Siêu lợi nhuận mỗi ngày
Ghi nhận của phóng viên VTC News tại con đường Lê Đức Thọ kéo dài đến Sân vận động Mỹ Đình, đường Trần Bình, đường Phú Mỹ, Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân).... cho thấy, có rất nhiều quán nước mía mọc lên như nấm ở ven đường. Chỉ đơn sơ vài chiếc ghế nhựa, mấy chiếc cốc, nhưng lượng khách ra vào rất đông.
Dùng tay cầm mía rồi lại cầm tiền trả khách
Trên đường Lê Đức Thọ kéo dài đến SVĐ Mỹ Đình, chỉ cần nhìn qua cũng thấy, dọc trên con đường chừng 3- 5 m xuất hiện một quán nước mía. Tại đây, quán nào cũng đông, thêm vào đó đi cùng với nước mía là các dịch vụ hấp dẫn để thu hút khách như hát Karaoke, đánh cờ,....
Chia sẻ với chúng tôi, anh Hùng chủ quán nước mía gần khu SVĐ Mỹ Đình cho hay: "Mùa hè nước mía là loại nước uống giải được nhiều người ưa chuộng vì nó rẻ, lại tiện sử dụng. Thêm vào đó, bán nước mía là nghề dễ kiếm tiền, vốn đầu ít, không tốn công và cho thu hồi nhanh nên nhiều người mở quán. Để tạo sự khác biệt, chúng tôi có thêm nhiều dịch vụ đi kèm với nước mía như hát karaoke, đánh cờ, hoa quả dầm, sinh tố,... để thu hút khách". Anh cũng cho biết thêm, trung bình hàng ngày quán thu về từ 1,5- 1,7 triệu đồng. Những ngày cuối tuần đông hơn thì có bán được từ 2 đến hơn 2 triệu đồng, trừ mọi chi phí đi cũng đủ sống.
Đối diện với quán của anh Hùng, phía bên kia đường quán nước mía của bác Thiện, khá đơn sơ hơn chỉ có vài cái ghế nhựa và chiếc máy say mía. Bác Thiện cho biết thêm, mấy hôm trước thời tiết mát nên khách mới thưa không bán được nhiều. Nhưng hôm nay, khách bắt đầu đông hơn so với mấy hôm trước. Bác cho biết, ban ngày hai vợ chồng bác bán ở khu vực trường học nhưng không được mấy, chỉ bán buổi tối là chính. Mỗi đêm hai vợ chồng bác bán trung bình hôm nào ế cũng được 400 ngàn đồng.Nước mía có giá 7.000 đồng/ly. Bác chia sẻ thêm, cố làm còn nuôi hai đứa ăn học đại học.
Bạn Ngọc Ánh (SV Đại học GTVT) cho biết, giá nước mía mỗi quán mỗi khác, các quán xa khu vực vui chơi SVĐ thì rẻ hơn một nửa so với một số quán cạnh khu vực SVĐ Mỹ Đình, còn các quán có dịch vụ hát Karaoke thì đắt là đương nhiên rồi.
Tuy nhiên, giá nước mía tăng tùy theo từng hôm, bạn Thùy Linh (SV CĐ Mẫu giáo TW1) cho biết, có hôm em mua chỉ có 7.000 đồng/ly nhưng hôm nay em mua cũng quán đó lên 10.000 đồng/ly.
Tận mắt trông thấy chế biến nước mía.... siêu bẩn
Hơn 6h chiều các chủ cửa hàng trên con đường dẫn tới SVĐ Quốc gia bắt đầu dọn hàng mỗi lúc một đông. Hầu hết các quán, đồ sử đụng đều rất đơn sơ, chỉ vài chuyến ghế nhựa nhỏ, máy ép nước mía, một số nước rửa cốc chén, thùng đá được bày ra.
Chia sẻ với chúng tôi là thanh niên chạc 25 tuổi (nhân viên quán nước mía trên đường Lê Đức Thọ) khi được hỏi, vì sao ép nước mía không đeo gang tay vào cho sạch. Thanh niên này cười và nói, nếu đeo gang khó làm lại thêm em còn phải cạo vỏ mía, múc đá, chạy bàn. Vừa dứt lời, anh nhân viên nhanh chóng múc đá và pha chế nước mía vào ly để mang cho khách.
Đập vào mắt chúng tôi nhất là khu vực chế biến của cửa hàng tràn lan nước mía, nước rửa ly, bã mía, đá rơi lả tả, bụi vỏ mía bay và đặc biệt là thùng nước đen ngòm "siêu bẩn". Điều đáng chú ý hơn, cả tối quán chỉ có duy nhất một xô nước vừa để rửa tay, rửa ly cho khách dùng...... tất cả hỗn lộn đến khó coi.
Thùng nước "đen ngòm" duy nhất chuyên dùng cho một buổi bán hàng của các quán tại SVĐ Mỹ Đình
Không chỉ có ở SVĐ Mỹ Đình mà nhiều quán khác cũng diễn ra hiện tượng như vậy
Quang cảnh nhầy nhụa đến khó coi tại nơi chế biến nước mía
tại đường Phú Mỹ (Mỹ Đình)
Bên cạnh đó, những ngày vừa qua, do tiết trời mát mẻ, nước mía bán không đắt hàng nên lượng mía đã bị hư và chuyển sang vị chuavà có mùi mốc nhưng vẫn được chủ quán tận dụng. Khi được phản ánh, bà chủ cửa hàng mới mang đi đổ. Thậm chí có cây hư hỏng hết đến 2/3 nhưng vẫn được chủ quán ép kèm vào mía không hỏng cho khách uống.
Khi khách hàng phản ánh nước mía bị hư, chủ quán đã đổ phần nước mía vừa ép còn lại
Chứng kiến quy trình sản xuất tại chỗ của nước mía siêu bẩn như thế, chị bạn tôi lắc đầu cõ lẽ cai nước mía thật. Giải nhiệt cơ thể bằng loại nước khác, chứ uống nước mía được chế biến kiểu này không ổn.
Clip ép nước mía siêu bẩn tại khu vực Mỹ Đình
Theo VTC
Gần 5.000 người đi bộ vì trẻ tự kỷ 8h sáng nay, 2.4, tại quảng trường phía trước sân vận động Mỹ Đình gần 5.000 người tham gia đi bộ trong chương trình "Cùng hành động vì trẻ tự kỷ". Chương trình được Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội và Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội tổ chức nhằm mục đích hưởng ứng Ngày Thế giới...