Bán tóc để được đến trường
Bước vào năm học mới, không có tiền đóng học phí nên nữ sinh Võ Nguyễn Hoàng Chi (15 tuổi, trú tổ 28, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) ngậm ngùi bán mái tóc mà mình nuôi dưỡng suốt nhiều năm trời để lấy 500.000 đồng nộp học phí.
Căn nhà rộng khoảng 50m2 của bà Nguyễn Thị Huệ (50 tuổi, mẹ ruột của Chi) trống huơ trống hoác trong một con hẻm nhỏ chẳng có gì đáng giá. Bà Huệ tâm sự quê bà ở vùng Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế) nhưng vì nghèo khó đeo đuổi nên bà vào Đà Nẵng mong kiếm một con đường xán lạn hơn.
Rồi bà gặp ông Võ Hoàng Đạt (trú Đà Nẵng) làm nghề xe ôm và nên duyên vợ chồng. Nhưng rồi ông Đạt bị rơi vào vòng lao lý, để bà Huệ phải còm cõi làm thợ đụng khắp nơi từ lau chùi nhà cửa, bưng bê, rửa chén bát lấy tiền nuôi hai con thơ dại.
Chi luôn mong mỏi sẽ được đến trường cùng bạn bè và đã bán mái tóc dài của mình để lấy tiền đóng học phí – Ảnh: Ngọc Nga
Nhìn mái tóc cụt lủn trên đầu đứa con gái ngày mai khai giảng khiến bà Huệ đau thắt lòng. Chi tâm sự nhà nghèo khó, cha đi tù nhưng hai con lúc nào cũng chăm ngoan. Kỳ thi lên lớp 10 năm học 2012-2013, Chi đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền nhưng không đậu nên xét tuyển vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Khê (Đà Nẵng).
Cô nữ sinh luôn tâm niệm: “Cố gắng học thật giỏi dù là bổ túc cũng được”. Cho đến ngày Chi làm thủ tục đăng ký nhập học, các thầy ở Trung tâm giáo dục thường xuyên nhận hồ sơ và thông báo phải nộp trước bốn tháng học phí. Nghe tới đây, cô nữ sinh như đứng không vững vì số tiền quá lớn với ba mẹ con, tương đương tiền công của cả chục ngày làm việc quần quật của mẹ. Cô bé lẳng lặng suy nghĩ và quyết định bán mái tóc dài đen nhánh nữ sinh của mình lấy 500.000 đồng.
Video đang HOT
“Em nộp học phí hết 325.000 đồng, còn lại mua sách vở cho năm học mới và mua gạo cho mẹ hết 25.000 đồng” – cô bé hồn nhiên nói.
Nhưng sau khi cắt đi mái tóc đen dài của mình, Chi luôn ủ rũ: “Từ độ em bán tóc về chẳng ngủ được. Cứ quen đưa tay vuốt lên tóc lại thấy trống trải rồi khóc”. Bà Huệ cũng chỉ biết ôm con vào lòng rồi òa khóc…
Ông Phan Văn Thái – chủ tịch UBND phường An Khê – xác nhận việc Chi bán tóc để có tiền nộp học phí. Ông Thái cho biết thêm do gia đình bà Huệ mới chuyển hộ khẩu về địa phương nên không có trong danh sách hộ nghèo. Ngay sau khi biết chuyện, UBND phường quyết định hỗ trợ gia đình bà Huệ 500.000 đồng, hai thùng mì gói…
UBND phường sẽ đề nghị trường học nơi chị em Chi học có chính sách hỗ trợ các em để tiếp tục được đến trường.
Theo VNE
Xem lại quy định cấm HS đi xe máy đến trường
Trước thềm năm học mới, lãnh đạo nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã lên tiếng cho rằng, nên nghiên cứu, xem xét lại độ tuổi đi xe máy. Lý do có đề xuất này bởi dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng các trường học không ngăn cản được học sinh đi xe máy tới trường.
Dù học sinh cả nước mới chỉ nhập học được hai tuần và chỉ còn môt ngày nữa, Lễ Khai giảng năm học mới mới chính thức diễn ra, nhưng trên đường phố của các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, bóng dáng học sinh đầu trần đi xe máy đã xuất hiện "nhan nhản".
Trong khi nhà trường và các lực lượng chức năng tìm đủ mọi cách để hạn chế tình trạng học sinh đi xe máy thì các em học sinh cũng tìm đủ cách thức và lý do để lách luật. Và để đưa việc cấm học sinh đi xe máy vào nề nếp, các trường học đã tổ chức trao đổi với phụ huynh, yêu cầu ký kết không cho con em đi xe gắn máy nhưng chỉ thu được một số sự đồng tình ít ỏi. Phần lớn phụ huynh đưa ra rất nhiều lý do như nhà xa, không có phương tiện khác, bố mẹ không thể đưa đón...
Tại Hà Nội, từ giữa tháng 8 cho đến đầu tháng 9, phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, trong năm học 2011 - 2012, tại TP.HCM có 891 HS có tên trong danh sách vi phạm an toàn giao thông do phía công an cung cấp. Trong đó vi phạm tập trung ở các lỗi như chưa đủ tuổi đi xe gắn máy, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, lạng lách...
Thế nhưng, ông Chương phải thẳng thắn thừa nhận, việc cấm học sinh đi xe máy có những bất cập và hiện tại TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn trong việc hạn chế học sinh đi xe máy tới trường.
Trên thực tế cuộc sống hiện nay, xe máy là phương tiện thuận lợi nhất, giá xe lại rẻ nên nhà nào cũng có thể sắm cho con chiếc xe đi học. Trong khi đó, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, từ 12 tuổi được đi xe đạp, từ 16 tuổi được đi xe máy 50 phân khối và từ 18 tuổi được học lấy giấy phép lái xe. Dù biết con em mình chỉ được phép đi xe máy 50 phân khối nhưng do loại xe này hiện nay khó mua và nếu có mua được thì xét theo điều kiện sử dụng nó không thuận tiện nên nhiều phụ huynh vẫn "lờ" quy định để cho con đi xe phân khối lớn.
Trước thực tế, nhiều phụ huynh bất hợp tác với nhà trường trong việc kiểm soát học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường, phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất có nên xem xét lại độ tuổi được đi xe gắn máy, đồng thời các nhà làm luật cần phải nghiên cứu tại sao đã áp dụng mọi biện pháp như thế mà vẫn không hạn chế được tình trạng này?".
Ý kiến trên của Sở GD&ĐT TP.HCM cũng được rất nhiều địa phương đang đau đầu với việc kiểm soát học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường đồng tình. Nhiều Sở GD&ĐT đã nêu thực trạng khó kiểm soát học sinh đi xe máy lại xuất phát chính từ phía phụ huynh học sinh. Theo điều tra trong số các học sinh vi phạm luật giao thông tại tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân chính của việc học sinh đi xe máy đến trường là do chính phụ huynh không tự mình đưa đón con được, trong khi đó sử dụng phương tiện khác phụ huynh sợ không an toàn. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy có nhiều phụ huynh quá dễ dãi với con em nên đã dùng chiếc xe máy để "dụ" con đi học, hay dùng làm "phần thưởng" cho con.
Trong khi đó, tại Hà Nội, từ giữa tháng 8 cho đến đầu tháng 9, phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường.
Mục tiêu của đợt ra quân là các cán bộ, chiến sỹ sẽ xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm để tạo sự răn đe. Thậm chí, các trường hợp vi phạm còn được thông báo lỗi về nhà trường và gia đình. Nhà trường và gia đình phải ký xác nhận thì các lỗi vi phạm mới được giải quyết.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử lý học sinh đi xe máy đến trường trong nửa tháng qua lại gây phản ứng trong phụ huynh bởi họ cho rằng, cho con em mình đi xe máy vừa tiết kiệm vừa an toàn và thuận tiện hơn là sử dụng xe buýt hay xe ôm và xe đạp. Chị NTD (phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy) cho biết, con chị học ở trường THPT Xuân Đỉnh, cách nhà 7km, cả năm lớp 10 nó đi xe đạp nhưng đến năm lớp 11 đi học bằng phương tiện này quá vất vả quá. Ý kiến của vị phụ huynh cho rằng, sau khi học ở trường, các cháu còn đi học thêm nên việc đưa đón các cháu sẽ chủ động hơn nếu để con em mình đi xe máy...
Ông Dương Văn Bá, Phó vụ trưởng Vụ công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT đánh giá, học sinh ở bậc học THPT vi phạm an toàn giao thông ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy các biện pháp hiện nay chưa đạt được hiệu quả cao và thiếu tính bền vững. Lâu nay các trường tổ chức cho HS ký kết không vi phạm an toàn giao thông, ký xong các trường giữ để có bằng chứng chứ chưa thật chú trọng đến việc giáo dục.
Theo vnmedia
Bán gà, bán củi... cho con đến trường Những con đường đến trường thường không bằng phẳng với trẻ em nghèo ở khu vực Tây Bắc. Trước ngày khai giảng năm học mới, các bậc cha mẹ nơi đây đang rất cố gắng để con cái có được niềm vui tới trường. Con gà "gánh" đồ dùng học tập Dưới cơn mưa tầm tã của những ngày cuối tháng 8 do...