Ban tổ chức V.League họp để lên phương án thi đấu
Ngày 7/8, VPF tổ chức họp Hội đồng quản trị để tìm phương án và chuẩn bị kế hoạch trong thời gian V.League và giải hạng Nhất tạm dừng vì dịch Covid-19.
Buổi họp hôm 7/8 là chương trình thường niên của VPF, không phải vì vụ việc CLB Thanh Hóa gửi “công văn hài” bỏ giải rồi lại xin đá tiếp. Hội đồng quản trị VPF sẽ ngồi lại để tính toán các giải pháp sẵn sàng đưa bóng đá trở lại khi các cơ quan chức năng cho phép.
VPF họp để chủ động tìm phương án thi đấu trở lại ngay khi đủ điều kiện cho phép. Ảnh: VPF.
Một lãnh đạo VPF nói ngắn gọn: “Đây không phải là cuộc họp đột xuất như mọi người nghĩ”. Việc CLB Thanh Hóa tuyên bố bỏ giải vào chiều 5/8 rồi rút lại công văn sau chưa đầy 24 giờ đã gây xôn xao bầu không khí bóng đá Việt Nam vốn đang trầm lắng vì dịch Covid-19.
Lãnh đạo 2 cơ quan LĐBĐ Việt Nam ( VFF) và Công ty VPF ngay lập tức có cuộc trao đổi riêng với người đứng đầu đội bóng xứ Thanh. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Sở Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải can thiệp, yêu cầu Chủ tịch Nguyễn Văn Đệ rút lại công văn “không tiếp tục tham gia giải VĐQG 2020″.
CLB Thanh Hóa có ý định bỏ giải, một số đội bóng khác bày tỏ mong muốn giải kết thúc ở vòng 11. Trong khi VFF và VPF chỉ hủy giải trong trường hợp bất khả kháng. Để lãnh đạo các đội bóng và cầu thủ yên lòng, ban tổ chức phải có những động thái tích cực, chủ động như đợt tạm dừng đầu tiên.
Cuộc họp thường niên hôm 7/8 chủ yếu xoay quanh kế hoạch chủ động ứng phó với dịch Covid-19, lên phương án thi đấu khi các cơ quan chức năng cho phép, nâng cao công tác tổ chức thi đấu, phòng chống dịch Covid-19 khi bóng lăn trở lại và không loại trừ việc các trận đấu có thể diễn ra mà không có khán giả.
Trong cuộc họp thông tin báo chí định kỳ của VFF hôm 28/7, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CPBĐVN (VPF) phát biểu: “Chúng tôi chỉ không tổ chức giải trong trường hợp bất khả kháng, khi Chính phủ không cho phép các sự kiện thể thao, giải trí diễn ra. Về nguyên tắc, nếu điều kiện tổ chức cho phép, VFF và VPF sẽ tổ chức giải”.
Video đang HOT
V.Leauge 2020 trôi qua 11 vòng đấu và phải tạm dừng 2 lần vì dịch Covid-19. Đồ họa: Minh Phúc.
Lopez, Mihail và bi kịch của các HLV ở Thanh Hóa
Họ đều là những HLV có trình độ và đẳng cấp được khẳng định trước khi đến Việt Nam làm việc. Một người từng làm Giám đốc Kỹ thuật Liên đoàn Bóng đá Romania, người còn lại có chứng chỉ huấn luyện UEFA Pro khi mới 33 tuổi. Tuy nhiên họ đều phải rời đội bóng xứ Thanh với cùng một kịch bản: Cầm quân chưa được 10 trận đấu. Đằng sau thất bại của những ông thầy ngoại là một mô hình quản lý câu lạc bộ không giống ai tại Việt Nam.
Lopez đơn độc
HLV Fabio Lopez có một bản lý lịch rất đẹp trước ngày nhận lời dẫn dắt CLB Thanh Hóa. Ông từng làm việc ở Roma, Atalanta và Fiorentina trước khi chu du khắp bốn phương. Lopez tự hào nói mình từng đi vòng quanh nửa vòng thế giới, và có kinh nghiệm làm việc ở Malaysia, Indonesia nên sẽ dễ dàng làm quen với bóng đá Việt Nam. Mọi thứ càng thuận lợi hơn cho ông thầy người Italia khi ban lãnh đạo đội bóng cho phép Lopez mang theo một trợ lý đồng hương đến làm việc.
HLV Fabio Lopez có nhiều kinh nghiệm quốc tế
Có điều, khó khăn lúc đó vẫn chưa bắt đầu. Thanh Hóa chơi khá tốt ở những trận giao hữu trước thềm mùa giải. Việc CLB bổ sung những cầu thủ từng có nhiều năm kinh nghiệm ở V.League như Hoàng Vũ Samson và Epassi càng khiến Fabio Lopez tự tin hơn. Trong một lần trao đổi với phóng viên quê nhà, ông khẳng định ở giải vô địch quốc gia Việt Nam có khoảng 5-6 đội bóng đạt đến trình độ của khu vực Đông Nam Á và Thanh Hóa đủ sức lọt vào nhóm đó.
"2 trận thua đầu tiên ở V.League chỉ là tai nạn. Đội của tôi chỉ hơi thiếu may mắn và có phần bị trọng tài đối xử bất công", Lopez giãi bày. Nhưng HLV người Italia hẳn không biết CLB ông làm việc có biệt danh "lò xay HLV". Trận thắng Phố Hiến ở Cúp Quốc gia không khiến ông ghi điểm trong mắt lãnh đạo đội bóng, và 2 thất bại tiếp theo trở thành giọt nước tràn ly khiến Lopez mất việc. Cách BLĐ Thanh Hóa hất cẳng Lopez cũng là lần đầu tiên một CLB cho phép cầu thủ sa thải HLV.
Khi ký hợp đồng với ông, CLB cố tình gài điều khoản cho phép họ thanh lý mà không phải bồi thường nếu HLV này không đáp ứng chuyên môn và làm mất lòng cầu thủ. Viện vào cớ đó, bầu Đệ triệu tập toàn đội bỏ phiếu sa thải HLV trưởng. Kết quả "100% tán thành" khiến Lopez phải ra đi không kèn không trống. Việc bị toàn đội "cả vú lấp miệng em" trong ngày ra đi không phải lần đầu tiên Lopez cảm thấy ông đơn độc với công việc ở Việt Nam.
Hàng ngày, Lopez và trợ lý người Italia chỉ biết đường từ khách sạn đến sân bóng rồi về, hiếm khi nào đi đây đi đó. Trên sân tập, lời truyền đạt của ông đến các học trò được dẫn qua một phiên dịch thiếu trình độ. Lopez bảo ông nói 3 câu, người này chỉ dịch được 1 câu nên ý tưởng ông áp dụng cho Thanh Hóa rơi vãi rất nhiều. Tại Italia, phóng viên đã phì cười lúc nghe ông kể về chuyện đó.
Mihail bị chống đối vì...khuôn mặt
Trong truyện ngắn "Cái mặt không chơi được" của nhà văn Nam Cao, nhân vật tên Tri phải chịu cảm giác kỳ thị, ghét bỏ suốt nhiều năm từ những người xung quanh chỉ vì sở hữu một khuôn mặt "không chơi được". Từ bạn bè, anh em họ hàng, cô gái khiến Tri biết yêu, đến cả vợ Tri sau này đều hạn chế nhìn vào anh chỉ bởi mặt Tri khiến người ta có ác cảm. Lẽ ra HLV Marian Mihail phải... đọc truyện của Nam Cao trước khi sang Việt Nam làm việc, bởi chỉ có cách đó mới giúp ông hiểu vì sao mình bị học trò làm phản.
Tháng 12-2017, HLV Mihail ra mắt CLB Thanh Hóa. Ông cho biết bản thân không mất nhiều thời gian để nhận lời đến Việt Nam, nhất là khi biết mình được kế thừa đội hình HLV lão làng Ljupko Petrovic để lại. Nhưng Mihail không phải người có chức vô địch Champions League trong CV như Petrovic, và khuôn mặt nghiêm nghị của một người đàn ông Đông Âu điển hình biến ông trở thành cái gai trong mắt học trò. Cựu tuyển thủ quốc gia Đinh Tiến Thành từng nói bóng gió ám chỉ "trông mặt mà bắt hình dong" với Mihail.
Ngoài đời thực, Tiến Thành cũng ra sức chống đối ông thầy người Romania. Anh thường xuyên lấy cớ bị đau nhẹ để trốn các buổi tập thể lực của Mihail, nhưng đến ngày trước khi trận đấu diễn ra lại tập hừng hực. Biết học trò thiếu ý thức, Mihail gạch tên Tiến Thành khỏi đội hình xuất phát thì cầu thủ này lập tức gây sự với lý do anh đã khoác áo đội tuyển Việt Nam, không có chuyện anh phải ngồi ngoài nhìn người khác thi đấu. Mihail có lý khi loại Tiến Thành, nhưng phần còn lại của đội không nghĩ như thế.
Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa Tiến Thành và Mihail bùng phát chỉ ít ngày trước khi ông thầy ngoại chính thức nói lời từ chức. Trong một buổi tập chuẩn bị cho trận đấu sắp diễn ra, Tiến Thành cùng một nhóm cầu thủ bao gồm Mai Tiến Thành, Nguyễn Van Bakel và Hoàng Văn Bình tự ý bỏ đi ăn quà vặt, uống nước cam. "Họ chỉ cần nói một câu xin phép, tôi sẽ đồng ý ngay, nhưng họ cứ thế qua mặt như thể tôi không đứng ở đó", Mihail bức xúc nói. Ban lãnh đạo vẫn muốn tiếp tục làm việc, nhưng Mihail từ chức vì không thể làm cùng những kiêu binh như vậy.
Ngày Mihail phơi bày mọi chuyện trên mặt báo, Tiến Thành lập tức lên mạng xã hội thanh minh. Anh bảo hôm đó không uống nước cam, mà là sinh tố xoài. Tiến Thành cũng nói Mihail "có cái mặt nhìn đã ghét nên không muốn làm việc cùng", nhưng anh chẳng hề phủ nhận chuyện ngang nhiên bỏ tập chống đối HLV. Lãnh đạo CLB Thanh Hóa không đăng đàn nói ai đúng ai sai trong chuyện này, nhưng chỉ vài tháng sau đó, họ lập tức thanh lý 3/4 cái tên nằm trong danh sách đen được HLV Mihail nêu ra.
HLV chỉ là nạn nhân
Chu kỳ nửa năm thay một HLV đã được Thanh Hóa liên tục duy trì suốt một thập niên qua. Dù dưới thời bầu Đệ hay tập đoàn FLC tiếp quản, đội bóng này vẫn thi đấu trồi sụt theo một quỹ đạo hình sin mà không ai có thể lường trước. Ở một đội bóng mà cả lãnh đạo lẫn cầu thủ đều mang trong mình tinh thần sẵn sàng chống đối, người trung gian, tức HLV luôn phải lãnh hậu quả. Mihail hay Lopez chỉ là một trong số vô vàn nạn nhân, bao gồm cả những HLV nội đã quá hiểu bóng đá Việt Nam như Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung.
Cách làm việc cảm tính, coi mình là nhất của ông chủ đội bóng là nguyên nhân đầu tiên cần phải bàn đến. Bầu Đệ rất nặng tình với bóng đá địa phương, nhưng ông lại có thói quen thích làm thay HLV trưởng. Ở đội Thanh Hóa, người quyết định đội hình ra sân là bầu Đệ. Ông thích ngồi xem HLV họp bàn chiến thuật rồi "xin ý kiến" cho người này, người kia đá chính, thậm chí cầm sa bàn chỉ đạo. Đến khi trận đấu diễn ra ông cũng ngồi trong khu kỹ thuật bảo HLV phải thay ai.
Thói can dự của bầu Đệ khiến ông Hải "lơ" nói sau này ông không bao giờ thèm bắt tay ông Đệ khi hai người gặp lại. Tuy nhiên đội Thanh Hóa sẽ không phức tạp đến thế nếu như cầu thủ thực sự thi đấu chuyên nghiệp và nghe lời HLV. Trường hợp của Đinh Tiến Thành cho thấy sự nghiệp dư bằng việc liên tục chống đối Mihail. Tiến Thành lấy mác tuyển thủ để bao biện, nhưng thực sự cầu thủ này đã làm vấy bẩn tiếng thơm đó. Không ngạc nhiên khi Tiến Thành không bao giờ được lên tuyển nữa kể từ ngày ấy.
Vì sao bầu Đệ thích "làm thay" HLV trưởng?
Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ lấn sân sang bóng đá vào năm 2011, khi đội bóng tỉnh nhà luôn nằm ở nhóm ngấp nghé xuống hạng. Ông kêu gọi được một nhóm gồm 6 doanh nghiệp đứng ra cam kết tài trợ vực dậy CLB Thanh Hóa. Chỉ trong 1 tháng, có 4 DN tuyên bố rời cuộc chơi. Người duy nhất còn đồng hành cùng bầu Đệ nói ông sẵn sàng cấp tiền, nhưng bận công việc nên không thể đồng hành cùng CLB hết ngày này qua ngày khác. Kể từ đó, bầu Đệ sát cánh với bóng đá xứ Thanh.
Ở nhiệm kỳ đầu tiên, bầu Đệ mất chưa đầy 3 năm để nâng tầm Thanh Hóa thành một CLB đủ khả năng cạnh tranh huy chương. Thành công sớm với bóng đá Thanh Hóa nên bầu Đệ có quan niệm độc nhất về mối quan hệ giữa chủ đội bóng và HLV. Ông quan niệm số ông bầu bóng đá chỉ đếm trên đầu ngón tay còn HLV có rất nhiều nên ông bầu quan trọng hơn. Đội bóng có thể bỏ HLV nên không thể bỏ ông bầu, nên chủ đội bóng có quyền can thiệp, quản lý và giám sát HLV. "Nếu các ông bầu đều bỏ thì bóng đá Việt Nam chết", bầu Đệ nói.
Công tác chuyển nhượng của Thanh Hóa dưới thời bầu Đệ cũng diễn ra vô cùng ngặt nghèo. Việc cấp tiền cho HLV mua sắm nâng cấp đội hình được bầu Đệ ví như "mua pháo cho trẻ con đốt" nên không thể phung phí chi tiêu bừa bãi. Lúc làm thuyền trưởng Thanh Hóa, HLV Nguyễn Đức Thắng từng nhận thử việc một số cầu thủ trẻ nhưng bầu Đệ gạt phắt đi với lý do phải dùng cầu thủ địa phương để mang lại bản sắc cho CLB. Cuối cùng Đức Thắng ra đi vì yêu cầu "muốn toàn quyền lãnh đạo" không được chấp nhận.
Trong 2 nhiệm kỳ bầu Đệ làm người đứng đầu ở CLB Thanh Hóa, những người gặp mâu thuẫn với ông đều phải ra đi trong cảnh chẳng được đền bù một xu như HLV Fabio Lopez. Tuy nhiên ông thầy người Italia còn gặp may bởi không phải đền tiền như HLV Lê Thụy Hải. Bầu Đệ rất tự hào nói lúc bị sa thải, ông Hải "lơ" phải đền cho CLB 500 triệu. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với cựu tiền vệ Lê Quốc Vượng, và Vượng buộc phải giải nghệ sớm vì không muốn bị bầu Đệ kiện ra tòa đòi tiền.
1 năm 4 lần "thay tướng" tại CLB Thanh Hóa, bầu Đệ phân trần Sự tử tế và chuyên môn đã được thẩm định là nguyên nhân chính khiến bầu Đệ quyết định bổ nhiệm thuyền trưởng xứ Nghệ vào ghế nóng ở xứ Thanh. Sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với HLV Fabio Lopez và đạt được 100% số phiếu đề nghị "thay HLV", CLB Thanh Hóa của bầu Đệ đã thống nhất chia tay...