Ban tổ chức Oscar công bố tiêu chuẩn mới
Nhằm phản ánh sự đa dạng trong cơ cấu xã hội vào bộ môn nghệ thuật thứ bảy, Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Điện ảnh Mỹ đề ra bộ tiêu chuẩn mới cho các phim tranh giải.
Sự đa dạng và sáng kiến hòa hợp là những chủ đề lớn mà Oscar theo đuổi trong những năm vừa qua. Variety đưa tin ngày 9/9, với tư cách thành viên của sáng kiến hòa hợp Academy Aperture 2025, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ ( AMPAS) đã công bố bộ tiêu chuẩn mới cho tác phẩm tranh giải hạng mục Phim xuất sắc.
Với Lễ trao giải Oscar lần thứ 94 và 95 dự kiến tổ chức trong các năm 2022 và 2023, nhà làm phim sẽ phải hoàn thiện mẫu tiêu chuẩn hòa nhập ( Academy Inclusion Standards) để tác phẩm đủ điều kiện tham gia tranh giải hạng mục Phim xuất sắc.
Các tiêu chuẩn mới sẽ được áp dụng từ năm 2024. Ảnh: AMPAS.
Bắt đầu từ Oscar lần thứ 96 tổ chức năm 2024, mỗi phim tranh giải tại hạng mục này đều phải đáp ứng ít nhất hai trong bốn tiêu chuẩn mới được ban hành.
Ngoài ra, các hạng mục khác của Oscar không có thay đổi trong thể lệ. Các tác phẩm hoạt hình, tài liệu dài hay phim quốc tế khi tranh giải Phim xuất sắc sẽ được xem xét riêng.
Năm 2016, sau một mùa Oscar không có đề cử dành cho diễn viên da màu, bà Cheryl Boone Isaacs, đại diện của Viện Hàn lâm thời điểm đó, đã đi đến quyết định lịch sử khi cam kết sẽ tăng gấp đôi số thành viên nữ và thành viên da màu trong cơ cấu ban tổ chức. Tới năm 2020, mục tiêu đã hoàn thành.
Giám đốc David Rubin và CEO Dawn Hudson của Viện Hàn lâm phát biểu trong một tuyên bố chung: “Tầm nhìn của chúng ta phải rộng mở hơn nữa để phản ánh sự đa dạng của cơ cấu dân số thế giới vào các tác phẩm điện ảnh và kết nối với những khán giả thưởng thức chúng. Viện Hàn lâm cam kết đóng vai trò quan trọng trên tiến trình biến điều này thành hiện thực”.
Chiến thắng của Moonlight (2016) tại Oscar 2017 đánh dấu sự thay đổi của AMPAS trong việc tôn vinh sự đa dạng sắc tộc trên màn ảnh. Ảnh: A24.
Các tiêu chuẩn mới được chia làm bốn nhóm ký hiệu A, B, C, D. Trong đó: tiêu chuẩn A dành cho các diễn viên, chủ đề phim và cách thức biểu đạt; tiêu chuẩn B áp dụng cho đội ngũ lãnh đạo và các thành viên dự án; tiêu chuẩn C đặt ra bảo đảm chế độ đãi ngộ và cơ hội nghề nghiệp của nhân viên đoàn phim; tiêu chuẩn D tập trung vào khâu phát hành.
Để đáp ứng được tiêu chuẩn A, phim cần có ít nhất một nhân vật chính hoặc thứ chính da màu hoặc nhóm dân tộc thiểu số. Tiếp đó, phim phải có ít nhất 30% diễn viên và tình tiết đề cập tới ít nhất hai trong số bốn nhóm: phụ nữ, LGBTQ , da màu hoặc dân tộc thiểu số, người khuyết tật.
Tương tự, tiêu chuẩn B cũng đặt ra yêu cầu nhóm sáng tạo và điều hành cấp cao của dự án cần có sự góp mặt của ít nhất hai thành viên thuộc bốn nhóm kể trên. Với những vị trí quan trọng tiếp theo trong đoàn, con số nâng lên thành 6.
Tổng thể, đoàn phim cần đạt được con số 30% thành phần đoàn phải là phụ nữ, LGBTQ , da màu hoặc dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Sự xuất hiện của nhóm thiểu số trong ngành điện cũng là cốt lõi của tiêu chuẩn C và tiêu chuẩn D.
Bradley Cooper cảm thấy giải Oscar 'hoàn toàn vô nghĩa'
Nam diễn viên Bradley Cooper đã trải lòng về những kỷ niệm trong mùa giải thưởng điện ảnh với "A Star is Born". Anh thừa nhận các giải thưởng là bài kiểm tra với nghệ sĩ.
Yahoo! Movie đưa tin trong bài phỏng vấn gần đây với nam diễn viên Anthony Ramos của phim ca nhạc Hamilton cho Interview Magazine, tài tử Bradley Cooper đã chia sẻ những chiêm nghiệm của bản thân với các giải thưởng điện ảnh.
Anthony Ramos từng góp mặt trong A Star is Born, bộ phim do Bradley Cooper đạo diễn và vào vai chính. Anh đã bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách chỉ ra đây là thời điểm con người ta cảm thấy dễ dàng hơn khi quy mọi thứ về một cá nhân.
Nam diễn viên Anthony Ramos. Ảnh: Outnow.
"Trên phim trường, anh có một bản kế hoạch ghi hình chi tiết để làm theo, có những người hướng dẫn, đó là công việc mang tính tập thể. Đạo diễn, đạo diễn hình ảnh - bộ phim sẽ chẳng thể thành hình nếu thiếu họ. Mỗi cá nhân đều là ngôi sao của bộ phim", Ramos chia sẻ.
Nam diễn viên 28 tuổi tiếp tục: "Sẽ có một thời điểm trong năm chúng ta chọn ra người duy nhất để vinh danh dựa trên thành quả của tập thể ấy. Nếu từng được mời tới góp mặt trong những sự kiện như thế, sẽ rất dễ để anh bị sa đà vào suy nghĩ 'Thế giới xoay quanh tôi. Tôi là người duy nhất trong số các diễn viên được nhận giải, thế nên vinh quang thuộc về tôi'".
Năm 2019, Bradley Cooper gặt hái thành công với bộ phim A Star is Born do anh đạo diễn và vào vai chính. Ảnh: IMDb.
Bradley Cooper, nam diễn viên từng được đề cử Oscar ở các hạng mục Phim xuất sắc, Nam diễn viên xuất sắc và Kịch bản chuyển thể xuất sắc cho bộ phim A Star is Born, đã trải lòng về những khó khăn anh từng phải vượt qua trong mùa giải thưởng điện ảnh.
"Mùa giải thưởng điện ảnh là bài kiểm tra thực sự. Nó được sinh ra để nuôi dưỡng tâm lý 'Tôi là nhất'. Vượt qua nó là một thử thách không dễ dàng, nó hoàn toàn không mang tính sáng tạo".
Cooper cho rằng giải thưởng điện ảnh không trả lời cho câu hỏi tại sao một người phải hy sinh mọi thứ để làm nghệ thuật. Ngược lại, nó khiến anh ta, một khi đã trải qua, sẽ dễ dàng đắm chìm trong ánh hào quang và sự ca tụng của công chúng.
Tuy nhiên, nam diễn viên chia sẻ anh cũng học được những bài học giá trị từ trải nghiệm với A Star is Born và ba lần nhận đề cử Oscar khác trong sự nghiệp gồm vai diễn trong Silver Linings Playbook, American Hustle và American Sniper.
"Cuối cùng, giải thưởng vẫn là điều tốt bởi nó giúp cậu có cơ hội đối mặt với cái tôi, sự phù phiếm và bất an của chính mình. Nó cùng lúc thú vị và hoàn toàn vô nghĩa", anh kết luận.
Nhạc phim 'Bản danh sách của Schindler' được hâm mộ Phần âm nhạc John Williams sáng tác cho "Schindler's List" (1993) đứng đầu danh sách nhạc nền trong phim hay nhất ở một cuộc bầu chọn tại nước Anh. Yahoo! Movie đưa tin phần âm nhạc từng đoạt giải Oscar của Schindler's List (1993) đứng đầu danh sách bình chọn những phần nhạc nền trong phim hay nhất do Radio Times và kênh...