Bản tình ca Kon Chư Răng
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nằm giữa khu rừng nguyên sinh trong vùng chuyển tiếp giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây rộng trên 200.000ha của bốn tỉnh là Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Định.
Cùng với sự đa dạng về hệ sinh thái vùng nhiệt đới, Kon Chư Răng còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ. Hệ thống thác nước tại đây được xếp vào bậc nhất quốc gia, trong đó có 12 ngọn thác có độ cao từ 10m trở lên.
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
Video đang HOT
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
(ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HOÀI – BÌNH ĐỊNH)
Theo nhandan.com.vn
Kỳ 8: Nghi lễ cà phê của người Ethiopia
Thưởng thức cà phê là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống xã hội và văn hóa của người Ethiopia. Tham dự một buổi lễ cà phê là biểu hiện của tình bạn, sự tôn trọng và lòng hiếu khách.
Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần... đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... của cà phê trong mọi lĩnh vực của đời sống để cà phê trở thành "Cà Phê Triết Đạo".
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!
Tên gốc của Ethiopia là Abyssinia và là nước độc lập cổ xưa nhất, nằm ở đông bắc châu Phi, đây là nơi phát tích cây cà phê Arabica trong những thung lũng hoang vắng đất đỏ của núi lửa và sương mù ở độ cao hàng ngàn thước trên mặt biển.
Người Ethiopia rất coi trọng nghi lễ cà phê. Nghi lễ không chỉ là một hình thức văn hóa mà còn là sự kiện gắn kết tình cảm bằng hữu và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa người với người. Ở hầu hết các khu vực của Ethiopia, nghi lễ cà phê diễn ra 3 lần/ngày - buổi sáng, trưa và tối. Đây là sự kiện xã hội chính trong làng và là thời gian để thảo luận về cộng đồng, cuộc sống. Nghi lễ cà phê cũng có thể tiến hành bất cứ lúc nào tại nhà để đón tiếp bạn bè.
Người phụ nữ đóng vai trò chủ chốt trong việc tiến hành nghi thức pha chế lẫn dọn bày. Họ mặc trang phục truyền thống màu trắng và thực hiện nghi thức từ rang, xay cà phê. Đầu tiên, khu vực thực hiện nghi thức được rải thảo mộc và hoa tươi. Người nữ chủ lễ đốt hương trầm để thanh tẩy bầu không khí và xua đuổi tà ma.
Nước sạch được đong vào ấm đất hoặc gốm đen, đáy bằng tròn (gọi là Jebena) rồi đặt lên than hồng. Hạt cà phê tươi được rửa sạch và rang trong chảo gang có cán gỗ dài. Cà phê được rang chậm với lửa thật đều và đảo luôn tay để dầu thơm tiết ra nhưng không bị cháy đen. Hương cà phê thơm phảng phất khi rang cũng góp phần cho khí quyển của buổi lễ.
Cà phê rang và giã xong cũng là lúc nước đã đủ nóng. Người nữ phụ trách cho cà phê thơm ngát vào ấm, đun lại đến khi cà phê được chiết xuất vừa đúng độ và sẵn sàng rót ra cho khách. Một khay gồm những chiếc tách không quai bằng gốm hoặc thủy tinh (Cini) đặt sát nhau được rót một lần cho đồng đều từ trên cao độ hơn một gang tay. Bã cà phê còn nằm trong ấm, không trút vào các tách.
Người ít tuổi nhất mời người cao tuổi nhất thưởng thức tách cà phê đầu tiên. Người hành lễ mời tất cả những người cùng tham dự cùng uống cà phê (Bunna Tetu). Khách có thể thêm đường nếu muốn. Vị khách lịch thiệp sẽ khen người pha chế cà phê cũng như tán thưởng nguyên liệu chọn lọc của chủ nhà.
Sau tuần cà phê thứ nhất, nghi thức được lặp lại đến vòng thứ hai và thứ ba. Ba vòng của cà phê được gọi liên tiếp là Abol, Tona và Baraka. Hai tách cà phê đầu tiên, Abol và Tona tượng trưng cho sự chuyển hóa thần khí. Tách thứ ba - Baraka có nghĩa là sự ban phước chúc phúc cho tất cả.
Những biến thiên của việc pha chế là người cử hành có thể thêm đậu khấu (cardamom), quế (cinnamon) và đinh hương (clove) vào khi rang cà phê để làm phong phú thêm với các gia vị. Đó là những hương liệu giàu có của trái đất vùng nhiệt đới, nhờ ánh sáng và hơi ấm của mặt trời - với sự kết hợp của cả bốn nguyên tố đất, nước, lửa, gió giúp con người hòa hợp với nhau và với đất trời để hưởng hạnh phúc trần gian.
Theo thanhnien.vn
Leo rừng, băng suối tìm thác nước đẹp ngoạn mục giữa đại ngàn Gia Lai Tiếng nước đổ xuống đá, len qua khe, róc rách như giọng hát du dương của nàng Én giữa rừng, dẫn dụ những kẻ đam mê khám phá phải hồ hởi, bất chấp hiểm nguy để tìm đến thác K50. Thác K50 nằm trong khu bảo tồn Kon Chư Răng huyện K'Bang, giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định. Theo sự sắp...