Bản tình ca không quên
“ Bản tình ca không quên” của riêng mẹ tôi, luôn mãi theo tôi trong suốt cuộc đời này, khi tôi ngày càng lớn lên mới hiểu được lòng mẹ là vô bờ bến.
Từ khi tôi đến tuổi nhận thức được xung quanh thì tôi thấy sợ ” Bản tình ca không quên” của mẹ hàng ngày. Làm sao mà tôi không sợ được khi chính ba tôi là người còn sợ hơn cả tôi. Mẹ tôi nói xeo xét ra rả suốt ngày, the thé như xé vải.
Nói từ lúc sáng sớm khi gọi cả chồng lẫn con lo mà thức dậy chở nhau đi làm, đi học kẻo trễ giờ. Mới sáng tinh mơ, khi cả hai cha con còn đang trong giấc nồng thì đã nghe tiếng va đập vật dụng rầm rầm, ngay sau đó là một giọng nói the thé cất lên, cha con tôi nhập tâm đến độ thường xuyên ngồi bật dậy như bị điện giật.
Năm phúc sau mà vẫn chưa thấy ai thức dậy là tiếng mẹ choe chóe chửi rủa ông cha lẫn thằng con hư đốn từ ngoài ngõ chắc cũng nghe thấy rõ từng lời. Thấy mặt hai cha con là tiếng mẹ nói như bắn súng liên thanh xối xả lần lượt từng người một. Cơn lốc xoáy ào đến khiến cha con tôi không ai bảo ai đồng thanh thúc nhau nhanh chóng vệ sinh cá nhân, thay đồ rồi leo lên xe chạy tuốt, bỏ lại một mình mẹ đứng như trời trồng giữa nhà.
Khi cha con tôi chạy khỏi nhà rồi mà vẫn còn giật thót mình. Nhờ thế mà sáng nào tôi cũng là người đi học sớm nhất lớp. “Bản tình ca không quên” ấy như thiêu cháy lòng tự trọng, tính tự ái đàn ông qua từng năm tháng. Những lời nói thể hiện sự khinh bỉ, coi thường, thất vọng làm trái tim cả hai cha con rỉ máu.
Trời nắng thì mẹ nhắc đem theo mũ, trời lạnh thì nhắc mặc ấm, trưa mưa thì nhắc đem theo áo mưa. Mẹ sẽ nói đến khuya nếu như đi vệ sinh xong mà quên tắt đèn. Mỗi lần ba không ăn cơm tối mà quên gọi điện về nhà báo cáo là tối đó y như rằng mẹ ca cẩm, càm ràm, chuyện gì cũng nói, mà khi đã nói thì không chịu dừng, nói hoài không dứt, từ chuyện nọ xọ chuyện kia, từ chuyện của cha sang cả chuyện của con cho đến khi ba thét lên: ” Em nói in ít thôi, anh chán bản tình ca không quên này lắm rồi, ca nữa là chồng bỏ đi luôn đấy…”. Tới lúc đó mẹ mới chịu thôi nhưng lại nhìn ba với cặp mắt mở to đầy kinh ngạc…
Những lúc như vậy tôi giận mẹ lắm bởi chính tôi cũng là nạn nhân của ” Bản tình ca không quên”. Mẹ khắt khe khiến tôi lúc nào cũng thấy căng thẳng. Tôi hãi hùng mỗi khi mẹ cất tiếng ca với vẻ mặt nhăn nhó, bực bội.
Vì sợ ” Bản tình ca không quên” của mẹ mà tôi sinh ra tật nói dối mỗi khi phạm lỗi. Nhiều khi chính ba lại là người che dấu dùm tội lỗi của tôi chỉ vì ba cũng sợ ” Bản tình ca không quên” của mẹ. Tất nhiên là tôi càng không dám tâm sự với mẹ bất kể chuyện gì, thậm chí tôi còn giấu tội dùm ba vì rất sợ nghe mẹ trách cứ, càm ràm.
Hình ảnh minh họa.
Video đang HOT
Tôi còn tự nhủ với lòng mình là sau này lớn lên nên lấy một người vợ kiệm lời, càng ít nói càng tốt, sẽ dễ chịu hơn, thậm chí im lặng càng hay, đỡ phải điếc cái lỗ tai. Vì ” Bản tình ca không quên” mà càng ngày cha con tôi càng im như thóc, cứ lầm lầm lì lì như cái xe lu, lù lù tiến, lù lù lui, chẳng kèn, chẳng trống, chẳng phát tín hiệu gì cả.
Mẹ không chịu nổi không khí băng giá kinh khủng của cuộc chiến không lời này nên càng ngày càng nói nhiều hơn. Mỗi khi bắt gặp ánh mắt thất vọng của ba nhìn mẹ là tôi cảm thấy như máu trong người ngừng chảy, khắp người bức bối, ngột ngạt, khó thở…
Vậy nên tôi thường ao ước, thầm ghen tỵ và so sánh gia đình của thằng bạn thân: Gía như mẹ tôi dễ tính như mẹ bạn ấy thì sung sướng biết bao. Nhà nó mới đúng là nơi bình yên mà mọi thành viên muốn tìm về mỗi ngày.
Trong suy nghĩ của gia đình thằng bạn thân thì người trong nhà luôn luôn đúng, không hề nghe thấy lời chê trách, chỉ thấy sự an ủi động viên nhau, chuyện trò kiểu kẻ tung người hứng, mẹ hát con khen hay nên kết thúc đều có tiếng cười vui vẻ. Tôi thèm được như thằng bạn thân, có chuyện gì bực mình đều được mẹ bênh, nhẹ cả lòng. Nhưng chơi với thằng bạn thân một thời gian thì tôi chợt hiểu ra một điều: Thằng bạn thân luôn được mẹ bênh nên không bao giờ thấy cái sai của mình, vì vậy mỗi khi có mâu thuẫn với bạn bè, thằng bạn thân không rút được cho mình bài học nào mà lúc nào trong lòng cũng ấm ức, hậm hực nghĩ mình bị oan.
Thằng bạn thân không quen nghe lời góp ý chân thành của bạn bè…Còn đối với tôi, khi được thằng bạn bênh cũng không thấy thoải mái. Tôi thấy bạn ấy không phải là chổ dựa cho mình, bạn không thể giúp tôi hoàn thiện hơn mà còn tạo cho tôi sự hài lòng, thỏa mãn với cái sai của mình. Tôi chợt nghĩ đến cách dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ khiến con cái bị áp lực, nhưng cũng chính vì thế mà tôi luôn phải nổ lực hết mình để không bị trách mắng. Sự nghiêm khắc của mẹ chỉ là muốn rèn cho tôi thành một đứa con ngoan.
Đúng lúc ấy thì tôi thi đậu đại học phải sống cuộc sống sinh viên xa nhà. Thời gian đầu thì tôi vui lắm, tự nhủ: Vậy là từ nay mình tự do làm những gì mình thích, không phải nghe” Bản tình ca không quên” của mẹ và càng không phải sợ hãi đôi mắt thất vọng của ba.
Nhưng tôi đã lầm, hàng ngày mẹ luôn gọi cho tôi một cuộc điện thoại vào buổi tối với một bài ca không quên như: Ăn cơm chưa, về nhà chưa, đang làm gì đó, lo tắm gội học bài rồi đi ngủ sớm nghen con…Càng ngày tôi càng thiếu kiên nhẫn để nghe hết bài ca của mẹ. Bao giờ tôi cũng tìm một việc bận nào đó để kết thúc cuộc nói chuyện càng sớm càng tốt.
Nhiều hôm tôi còn giả vờ điếc khi thấy số của mẹ xuất hiện trên màn hình điện thoại. Nhưng mẹ cũng không tha, gọi đi gọi lại cho đến khi tôi nghe máy mới thôi và tất nhiên kèm theo bài ca không quên dài hơn ngày thường.
Tôi luôn cảm thấy khổ sở và xấu hổ với chúng bạn khi bị mẹ quản thúc không khác gì trẻ em học mẫu giáo. Hình như mẹ cũng hiểu được nổi khổ của tôi nên các cuộc điện thoại thưa thớt dần. Thế rồi cho đến một ngày đẹp trời không thấy mẹ gọi điện thường xuyên nữa, tôi chẳng buồn thắc mắc, thậm chí còn thấy vui.
Tôi tự hào cho rằng đã đến cái ngày mà mẹ phải công nhận con mình đã trở thành người lớn. Không còn ” Bản tình ca không quên ” của mẹ nên chẳng có ai nhắc tôi ăn ngủ đúng giờ nên người tôi càng ngày càng ốm nhom, chẳng ai nhắc tôi phải học bài nên tôi bị điểm kém mấy môn liền ngay học kỳ đầu tiên xa ba mẹ, chẳng ai hỏi tôi vì sao về muộn nên tôi tự do hùa theo chúng bạn bắt nạt ai đó hoặc làm những điều gì đó không nên.
Cứ như thế tôi trượt dài với biết bao nhiêu cặm bẫy của một sinh viên không có ba mẹ ở bên cạnh. Cho đến một hôm tôi ốm nằm mất mấy ngày mà chẳng có ai hỏi thăm hay mua dùm cho tô cháo.
Tự nhiên tôi thấy lạc lõng, bơ vơ và chợt nhận ra ” Bản tình ca không quên ” của mẹ chính là sự quan tâm, là tình yêu của mẹ đối với tôi mà lâu nay tôi đều không nhận thấy điều quý giá ấy. Mẹ ca ” Bản tình ca không quên ” vì muốn tôi sống tốt hơn, muốn tôi học hành tử tế, tốt đẹp hơn.
Tôi ân hận nhói lòng, thương mẹ vô cùng và cũng nể phục sự chịu đựng bao la của mẹ… Trong tôi tự nhiên xuất hiện một ý nghĩ tiêu cực rằng cuộc sống đầy rủi ro bất ngờ, biết đâu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời thì tôi sẽ rất hối tiếc và ân hận vì cố tình không muốn nghe điện thoại của mẹ. Tôi thầm nghĩ trong đầu, mẹ không gọi điện thoại cho tôi có khi mẹ lo lắng sốt hết cả ruột gan. Tôi nghĩ bây giờ mình có thể hiểu được nổi cực khổ của mẹ.
Tôi cố gắng trở dậy đón xe chạy nhanh về nhà. Khi về đến cửa, tôi nhìn thấy mẹ đang đi qua đi lại dáng mệt mỏi, bơ phờ và lo lắng. Tôi chạy lại ôm chầm lấy mẹ, rồi ào khóc trong tay mẹ: “Con xin lỗi mẹ nhiều lắm, mẹ là tài sản vô giá mà bây giờ con mới nhận ra. Con rất yêu mẹ.” Mẹ tôi đi từ ngạc nhiên đến hạnh phúc, bất chợt mẹ ôm tôi vào lòng và òa khóc…
Từ đó, tôi bắt đầu ý thức về việc gọi điện thoại cho mẹ mỗi ngày trước khi đi học, sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ…Gọi điện cho mẹ mỗi ngày được lập trình trong tôi và tôi vẫn giữ nguyên thói quen ấm áp này. Không biết mẹ có đọc được suy nghĩ của tôi không mà mẹ luôn rưng rưng nước mắt mỗi khi tôi gọi điện cho mẹ. Tôi muốn giữ hơi ấm của mẹ, giữ cảm giác về tình yêu thương không bờ bến mẹ dành cho tôi. Đó thật ra là nguồn năng lượng giúp tôi luôn hướng về phía trước…
Nguyễn Thị Thu Hiền
Cứ nhìn thấy mẹ chồng bế con là tôi lo nơm nớp, đến mức không dám bỏ con đi làm lại
Tôi không quen với cách chăm con của mẹ chồng, chính vì thế cứ lấn bẫn mãi không dám đi làm vì lo lắng.
Ảnh minh họa
Xin được nói trước là tôi không phải quá khắt khe, ghê gớm hay không biết điều gì, ngược lại tôi rất yêu quý và biết ơn mẹ chồng vì bà cũng hi sinh nhiều cho con cháu, chỉ có điều, tôi và bà khác thế hệ, môi trường sống lại khác nhau nên có những bất đồng về cách nuôi con.
Tôi kết hôn cách đây 2 năm, mới sinh con được 4 tháng. Tôi và anh đều là dân ở tỉnh, nhưng tôi ở thành phố còn anh ở nông thôn. Cưới xin xong, tôi và anh thuê một căn chung cư ở Hà Nội vì công việc hai đứa đều ở dưới này.
Thỉnh thoảng ngày nghỉ, hai vợ chồng đưa nhau đi dạo, về quê thăm nội ngoại, cuộc sống khá yên bình, hạnh phúc. Mẹ chồng tôi đúng chất quê chân chất, bà hiền lành, chiều con chiều cháu, tôi cũng rất quý mến bà.
Khi tôi sinh con xong, mẹ đẻ chăm được một thời gian rồi về, sau đó lúc con ngoài 3 tháng, tôi định thuê giúp việc về để chăm con, chuẩn bị sang tháng thứ 4 tôi đi làm nhưng mẹ chồng không cho. Bà gác hết công việc lại lên với vợ chồng tôi.
Nhưng quả thực cách chăm con của hai mẹ con không giống nhau, con mới hơn 4 tháng chút mà mẹ chồng đã cho ăn ngoài, tôi sợ nhất nhìn cảnh bà nhai cơm rồi nhả ra cho thằng bé, thú thật tôi thấy mất vệ sinh kinh khủng.
Tôi mua giấy, khăn lau về để bà dùng, nhưng mẹ chồng cứ xỉ mũi cho cháu xong, nếu không lau vào gấu quần cũng vẩy ra nhà hoặc ra bàn ghế... Nói thật tôi thấy sợ lắm.
Mẹ chồng mạnh chân mạnh tay, cháu bé mà bà cứ bế thốc lên rồi tung lên, thằng bé sợ khóc thét bà lại càng vui...
Tôi nhìn thấy sốt ruột, chỉ sợ nhỡ bà làm rơi cháu thì chỉ có chết. Gần 5 tháng, mẹ chồng bảo tôi cứ đi làm đi bà trông cháu, nhưng tôi không yên tâm chút nào.
Giờ tôi thấy rất băn khoăn, góp ý với mẹ thì sợ bà dỗi mà cứ để thế thì không an lòng chút nào. Giờ tôi nên làm gì đây?
Theo Phunutoday
Mất ngủ triền miên vì chán chồng Tôi đau ốm chồng cũng không hỏi han xem đi bác sĩ vì bệnh gì, ở đâu chồng cũng không quan tâm. Tôi 39 tuổi, lấy chồng được 6 năm và đang có một con gái 19 tháng, chồng tôi 45 tuổi. Đám cưới xong chồng về ở với gia đình tôi (có mẹ tôi nữa). Thu nhập của chồng khoảng 4 triệu/tháng,...