Bản tình ca huyền thoại 29 năm trước
Bộ phim chỉ dài có 10 giờ đồng hồ nhưng chúng ta cần đến cả một đời người để có thể hiểu được nó.
Cho tới giờ bộ phim kinh điển The Thorn Birds ( Tiếng chim hót trong bụi mận gai) vẫn còn đọng lại trong tâm trí của nhiều khán giả. Triết lý tình yêu được nhà văn Colleen Mc Cullough viết nên bằng câu chuyện đắm say mãnh liệt nhưng bi thảm của Meggie với Đức Cha Ralph. Nó đã trở thành một bản tình ca vĩnh cửu, giống như tiếng hót hay nhất của con chim cất lên chỉ một lần trong đời khi nó lao ngực vào chiếc gai nhọn hoắt của bụi mận gai nó mải miết kiếm tìm.
Phim và truyện: Sự khác biệt tạo nên nghệ thuật riêng
Tiếng chim hót trong bụi mận gai được xuất bản vào mùa xuân năm 1977 bởi nữ văn hào Colleen Mc Cullough. Khi đó, bà không phải là một cây viết chuyên nghiệp. Người phụ nữ sinh ra trong một gia đình công nhân xây dựng ấy đã nhen nhóm ý tưởng chắp bút trong ngót 4 năm. Thành công của cuốn tiểu thuyết 6 năm sau đã được đưa lên màn ảnh bởi đạo diễn Daryl Duke. Năm 1983, The Thorn Birds phiên bản phim ra đời tại Mỹ. Năm 1988, phim được chiếu tại Việt Nam với nhan đề Những con chim ẩn mình chờ chết.
Nếu như cuốn tiểu thuyết của Colleen cho ta cái nhìn toàn cảnh về số phận của gia đình Meggie – một gia đình lao động như một mô hình thu nhỏ của xã hội Australia trong khoảng năm 1915 đến 1965, thì tác phẩm chuyển thể điện ảnh chủ yếu tập trung vào câu chuyện tình yêu của Meggie và Đức Cha.
Từ khi còn là một cô bé xấu xí, ương ạnh tới lúc trưởng thành trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, kiêu ngạo, Meggie vẫn luôn giữ một tình cảm duy nhất dành cho Cha Ralph. Thứ tình yêu mãnh liệt của cô gái trẻ lại bị cách trở bởi phép tắc nhà thờ, bởi tham vọng quyền lực và đức tin của Cha Ralph chỉ nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa.
Bị từ chối, Meggie ngả lòng mình về phía Luke, một người đàn ông có dung mạo giống Ralph, nhưng cuộc hôn nhân của cô không hề hạnh phúc cho dù Meggie đã có một người con gái với Luke. Trên đường đời ấy, Meggie tình cờ gặp lại Cha Ralph. Tình yêu trỗi dậy. Họ đã có một đêm mặn nồng bên nhau để rồi sau đó sinh thành nên một cậu con trai. Ralph đã thương yêu, nuôi dậy cậu bé tại tu viện mà không hề hay biết đó chính là con đẻ của mình. Rồi một hôm, đứa bé bị chết đuối. Ralph tới xin lỗi Meggie nhưng đó chính là lúc ông biết sự thật. Quá đau lòng, trên đường trở về, Ralph đã vỡ tim mà chết.
Dư vị đọng lại dù với người đọc hay người xem đều là cảm xúc chua chát và nghẹn lòng. Một cô gái sống kiên cường, kiêu hãnh như Meggie, không cam chịu số phận mà sẵn sàng tranh đấu để giành lấy tình yêu của mình, cuối cùng chỉ nhận được tấn bi kịch: hạnh phúc không có, con trai chết, người mình yêu cũng ra đi.
Một người đàn ông quyến rũ như Ralph, sai lầm lớn nhất của anh là chưa vướng bụi trần đã bước chân vào tu viện, để rồi tham vọng quyền lực đẩy anh vào chuỗi ngày tro tàn với cái chết cuối đời đầy xót xa.
Dù tác phẩm điện ảnh không tập trung cái nhìn tổng quan về mặt xã hội nhưng đạo diễn Daryl Duke đã giữ lấy cái hồn tinh túy nhất của The Thorn Birds - đó chính là hình ảnh mang tính biểu tượng: con chim hót trong bụi mận gai.
Video đang HOT
Trang đầu của tiểu thuyết cũng như hình ảnh đầu tiên trong phim đều dành cho tiếng chim hót hay nhất một lần trong đời, xuất phát từ trong truyền thuyết của Australia. Tiếng chim ấy phải đổi cả bằng tính mạng mới có được, giống như triết lý “tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy”.
Tập trung miêu tả về câu chuyện tình yêu giữa Meggie và Cha Ralph, bộ phim mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn so với nguyên gốc trong tiểu thuyết
Với mỗi người đọc và người xem, cảm nhận về các nhân vật bước ra từ trong truyện lên màn ảnh hẳn sẽ có những điểm khác biệt. Nhưng điều đó luôn thuộc về ý kiến chủ quan. So với tiểu thuyết, một số chi tiết đã được đạo diễn thay đổi.
Nếu như trong truyện, Meggie đưa ra quyết định đám cưới với Luck cũng chính vì “sự đã rồi”, sau khi cô bị Luck chiếm đoạt, thì trong phim Meggie lại chủ động trong việc đám cưới như một cách để trả thù Cha Ralph, sau đám cưới Meggie và Luck mới có đêm đầu tiên.
Tuy nhiên, sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa phim và truyện chính là cảnh kết thúc. Nếu như nhà văn để Cha Ralph chết trong vườn hoa đơn độc một mình thì đạo diễn phim chọn một cách kết khác khi để Cha chết trong vòng tay của Meggie.
Nhiều khán giả nhận xét, cái chết trong phim nhân văn hơn, cái chết trong truyện hiện thực hơn và khắc họa rõ triết lý mà nhà văn muốn hướng tới hơn. Bản thân tôi, tôi vẫn muốn một kết ấm áp hơn là sự ra đi của Cha Ralph. Giá như ông và Meggie có thể sống bên nhau đến hết đời.
Giá như Ralph và Meggie có thể sống bên nhau trọn đời
Đọng lại từng cảnh phim và chuyện bên lề
The Thorn Birds đã giành giải Quả cầu vàng năm 1983 với sự diễn xuất tinh tế của Richard Chamberlaid (Ralph), Rachel Keily (Meggie), đồng thời nhận hai giải Quả cầu vàng cho diễn xuất của nam chính và diễn viên phụ. Mỗi nhân vật trong phim đều để lại những dấu ấn riêng khiến người xem nhớ mãi và những cảnh phim đều được chắt lọc những ý đồ nghệ thuật sâu sắc.
Nếu để đi tìm cảnh phim ấn tượng nhất đó sẽ là hàng chục câu trả lời khác biệt, bởi cảm nhận riêng của từng người xem. Có một bạn đọc đã viết rất đúng rằng: “Bộ phim chỉ dài có 10 giờ đồng hồ nhưng chúng ta cần đến cả một đời người để có thể hiểu được nó”.
Hình ảnh rất lãng mạn giữa Ralph và Meggie bên những luống hoa hồng. Meggie thổn thức: “I”m dying”
Có người sẽ cảm thấy cảnh ấn tượng nhất chính là đêm tình yêu của Meggie và Cha Ralph. Trong đêm định mệnh ấy, niềm đam mê mãnh liệt đã chiến thắng sự giày vò về đạo lý của Ralph, để anh được một lần sống thực với cảm xúc trong con người mình. Đó là cảnh phim tạo bước ngoặt đồng thời chứa đựng những gửi gắm của đạo diễn về tình yêu chân thành của con người.
Có người lại nhận định nụ hôn đầu tiên giữa Meggie và Ralph khiến họ nhớ mãi, bởi cảm xúc vừa cháy bỏng vừa ham muốn, vừa lo sợ vừa bùng nổ của hai con người bị cấm đoán nhưng trái tim lại luôn hướng về nhau.
Đó cũng có thể là cảnh bà góa phụ Mary Carson đứng lặng người khi chứng kiến cảnh Cha Ralph đang trần truồng đứng lau khô mình, để rồi nhen nhóm lên ngọn lửa tình ái dữ dội đến mức bà nói với Ralph trong nước mắt: “Bên trong cái xác già cỗi này tôi vẫn còn trẻ trung lắm! Tôi vẫn ham muốn, vẫn khao khát, vẫn mơ mộng, và tôi vẫn yêu ông!”.
Hay chỉ một chi tiết Ralph vuốt tay lên má Meggi và nói “Nhưng ta yêu Chúa nhiều hơn” cũng đủ khiến người xem ứa nước mắt vì nó chua chát quá.
Nhưng chắc chắn rằng, bất kỳ ai cũng phải lặng người vì cảnh Ralph tới báo tin con trai của Meggie qua đời. Người con gần suốt cuộc đời cô che giấu sự thật về thân phận, người con cô yêu thương nhất trong đời bởi cô luôn nhìn thấy ở đó tình yêu đích thực của cuộc đời, đã rời bỏ cô ra đi. Cảnh kết thúc phim với cái chết tuyệt vọng của Ralph khép lại câu chuyện tình buồn đến nao lòng và đầy day dứt.
Cảnh Meggie và Ralph trên bãi biển
Diễn xuất của Richard Chamberlaid lẫn Rachel Ward khiến người xem được sống với những cảm xúc chân thực nhất. Tiếc thay, câu chuyện hậu trường về Richard Chamberlaid khiến hình tượng của anh không được trọn vẹn như ngày đầu.
Năm 69 tuổi, Richard công khai mình là người đồng tính qua cuốn tự truyện Tình vỡ. Anh đã không giống như Cha Ralph trong phim, anh đã sống thực với tình yêu của mình, dù phải trả giá bằng sự đổ vỡ hình tượng trong trái tim của hàng triệu phụ nữ.
Theo TTVN
'Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên' tái ngộ khán giả Việt
Bộ phim Mỹ quen thuộc với trong thập niên 1990 đc chiếu lạin truyềnh. Ngoài ra, nhiềun thế giới "Cun theo chiều gió", "Casablanca"... cũng đc phát lại phụ ngời xem.
Nhiều đc giới thiệun sóng truyềnh trong nớc năm 2012.
Qua hơn 100 tập phim vớu câu chuyện xúộng, ý nghĩa, phim đề cao nghị lực và niềm tin vàoc snga con ngời thông qua hnh ảnhnh Ingalls. Mặc dù sng cô độcn vùng thản trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với biết bao thiếu thn và khó khăn, họ vẫn lạc quan, yêu đời và xây dựng nên một gia đnh hạnh phúc.
Thứ trởng Thơng mại Mỹ (phải) lần đầu tiên ghé thăm một đơn vị nhập khẩu và phát hành phim ở Việt Nam.
Sáng 6/3, Thứ trởng Thơng mại Mỹ Francisco Sanchez đã ghé thăm trụ sở Fafim Việt. Ông Francisco Sanchez trao đổi ông Nguyễn Văn Hồng, tổng giám đc, tnh hnh nhập khẩu và khai thác phim. Ông Hồng cho biết, chuyến thăm này một tín hiệu vui cho sự hp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực phim ảnh.
Theo thng kêa đơn vị này, năm 2011, Việt Nam nhập khoảng 250 phim truyện lẻ, trong đó có 150 phim Mỹ (Fafilm nhập 120 phim), còn phim truyện dài tập khoảng 3.200 giờ phim với 650 giờ phim Mỹ (Fafilm nhập 620 giờ). Các tác phẩm điện ảnh Mỹ luôn cho thấy sức hấp dẫn và hút, bên cạnh các phim Trung Quc, Hàn Quc...
Năm 2012, công ty tiếp tục tăng nhập khẩu phim, trong đó phim truyện lẻ (Mỹ) 100 phim và phim truyện dài tập (Mỹ) khoảng 300 giờ. Đi tác chínha Fafim hiện nay những nhà phân phi phim hàng đầ giới: Universal, Warner Bros., Vision Film...
Thất Sơn
Theo VNE
Giai nhân tuyệt thế bước ra từ tiểu thuyết Những bộ phim kinh điển được chuyển thể từ những cuốn tiểu thuyết lừng lẫy luôn trở thành tác phẩm vang bóng muôn đời. Ở đó, nhân vật nữ chính luôn được khắc họa là những giai nhân có vẻ đẹp làm say đắm bất kỳ người đàn ông nào. Những người đẹp tựa như trong tranh ấy đã bước ra từ tiểu...