Bản tin Covid-19 tối 11/8: 4.806 ca khỏi bệnh, dịch tại TPHCM đi ngang
Bộ Y tế cho biết, trong ngày 11/8, Việt Nam có 8.766 ca Covid-19 tại 33 tỉnh thành. Số ca mắc mới tại TPHCM gần đây đang đi ngang, với 3.416 ca được ghi nhận trong ngày.
Tính từ 6h đến 18h30 ngày 11/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.964 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 3.960 ca ghi nhận trong nước, với 651 ca cộng đồng.
Trong đó, tại TPHCM là 1.288 ca, Bình Dương (961), Đồng Nai (551), Long An (448), Đồng Tháp (176), Cần Thơ (103), Bà Rịa – Vũng Tàu (79), Khánh Hòa (61), Đà Nẵng (56), Bình Thuận (41), An Giang (39), Hà Nội (37), Phú Yên (33), Bình Phước (19), Ninh Thuận (19), Nghệ An (14), Thanh Hóa (13), Quảng Ngãi (5), Hải Dương (4), Quảng Nam (4), Hà Tĩnh (2), Nam Định (2), Bạc Liêu (2), Thừa Thiên Huế (1), Quảng Trị (1), Cà Mau (1).
Tính chung trong ngày 11/8 cả nước ghi nhận 8.766 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 8.752 ca ghi nhận trong nước, với 1.786 ca trong cộng đồng.
Trong đó tại TPHCM là 3.416 ca, Bình Dương (1.897), Đồng Nai (979), Long An (963), Tây Ninh (263), Đồng Tháp (191), Bà Rịa – Vũng Tàu (181), Tiền Giang (177), Cần Thơ (103), Khánh Hòa (102), Bình Thuận (68), Phú Yên (66), Vĩnh Long (63), Đà Nẵng (56), Hà Nội (40), An Giang (39), Bình Phước (19), Ninh Thuận (19), Sơn La (19), Nghệ An (16), Quảng Ngãi (14), Thanh Hóa (13), Kiên Giang (12), Bình Định (10), Hà Tĩnh (9), Hải Dương (4), Quảng Nam (4), Nam Định (3), Bạc Liêu (2), Cà Mau (1), Lạng Sơn (1), Quảng Trị (1), Thừa Thiên Huế (1).
Tính đến chiều ngày 11/8, Việt Nam có 236.901 ca nhiễm trong đó có 2.381 ca nhập cảnh và 234.520 ca nhiễm trong nước.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 232.950 ca, trong đó có 82.380 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Đến nay có 2/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn; Có 10 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
Trong ngày 11/8, cả nước có 4.806 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh , nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 85.154 ca.
Hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 489 ca; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.
Video đang HOT
Chiều 11/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân ghi nhận 342 ca tử vong (4146-4487) tại TPHCM (261), Cần Thơ (24), Bình Dương (22), Đồng Nai (11), Đồng Tháp (10), Long An (10), Tiền Giang (2), Đà Nẵng (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1).
Đến nay, Việt Nam đã tiêm được 11.341.864 liều vắc xin, trong đó tiêm một mũi là 10.305.762 liều, tiêm mũi 2 là 1.036.102 liều.
Thủ tướng: TPHCM là nơi việc chống dịch khó hơn bất cứ địa phương nào
Nêu nhận định này, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung cao nhất cho nhiệm vụ chống dịch ở thành phố lớn nhất cả nước.Thủ tướng giao 2 Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo dập dịch tại TPHCM.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sáng 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến với 8 tỉnh, thành phố phía Nam gồm TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với 8 tỉnh thành phía Nam (Ảnh: VGP).
2 Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo chống dịch tại TPHCM
Thủ tướng lưu ý, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường tại TPHCM và các tỉnh xung quanh, nếu không có biện pháp điều chỉnh nhanh, tích cực, hiệu quả hơn thì tình hình sẽ mất kiểm soát.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 19.000 ca mắc Covid-19, trong đó đợt dịch thứ 4 có hơn 16.000 ca mắc. Tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát, nhưng tại TPHCM và một số tỉnh miền Đông, dịch đang diễn biến nhanh, số ca mắc tăng cao với nhiều ổ dịch trong cộng đồng, nhiều trường hợp chưa rõ nguồn lây.
Người đứng đầu Chính phủ nhận định, đợt bùng phát dịch lần này có những diễn biến chưa có tiền lệ. Tình hình dịch tại TPHCM có ảnh hưởng lớn đến các tỉnh trong khu vực. Việc phòng, chống dịch cũng khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải tập trung ưu tiên chỉ đạo, xử lý.
Nhận định dịch bệnh tại miền Bắc đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung cao nhất cho TPHCM. Người đứng đầu Chính phủ giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại TPHCM. Căn cứ tình hình cụ thể, TPHCM và các địa phương điều chỉnh cách thức lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, có thể giao Phó Chủ tịch, Chủ tịch hoặc Bí thư phụ trách.
Ngoài các phương châm phòng chống dịch đã có, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, bổ sung phương châm kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa truyền thống và hiện đại, giữa phân tán và tập trung.
Thủ tướng khái quát, tinh thần là kết hợp sức mạnh tổng lực để kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Ông yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cùng một số địa phương có kinh nghiệm phòng chống dịch tiếp tục phối hợp, hỗ trợ, ưu tiên chi viện các lực lượng thiện chiến cho TPHCM và các địa phương trong vùng.
Thủ tướng cũng lưu ý việc chỉ huy thống nhất, tập trung, tránh phân tán lực lượng, điều phối, phân công phù hợp dưới sự chỉ đạo tập trung của Ban Chỉ đạo các cấp, chính quyền, cấp ủy địa phương.
Lãnh đạo phải chọn việc khó khăn hơn để làm
Thủ tướng: "Lãnh đạo phải chọn việc khó khăn hơn, "nhường" thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp và xã hội".
Thủ tướng khẳng định phương pháp, cách thức phòng chống dịch đang được triển khai về cơ bản đúng hướng, không có vướng mắc, song dịch vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi mọi việc cần được thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa việc phân công, phân cấp, xác định rõ hơn vai trò từng cấp, từng ngành, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là với TPHCM - nơi có hơn 10 triệu dân - là trung tâm giao thương rất lớn, việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng chống dịch khó khăn hơn bất cứ địa phương nào trên cả nước.
Về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các địa phương căn cứ tình hình cụ thể để tiến hành cách ly, phong tỏa, giãn cách phù hợp. Lực lượng chống dịch cần cách ly, phong tỏa diện hẹp, giãn cách diện rộng, thần tốc xét nghiệm, nhanh chóng cách ly các ca F0.
Theo người đứng đầu Chính phủ, nếu cách ly, phong tỏa vội vàng trên diện rộng sẽ dễ cho người chống dịch nhưng làm khó cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
"Lãnh đạo phải chọn việc khó khăn hơn, để sự thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp và xã hội" - Thủ tướng quán triệt.
Thủ tướng nhắc nhở, khi tiến hành các giải pháp nếu liên quan tới nhiều địa phương, TPHCM và các tỉnh lân cận cần cân nhắc, chủ động trao đổi, phối hợp với nhau để đảm bảo lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh, người di chuyển qua lại phải đảm bảo an toàn, không làm lây lan dịch bệnh.
Để vận động người dân, doanh nghiệp cùng vào cuộc mạnh mẽ, Thủ tướng cho rằng, phải chia sẻ với người dân về sự khó chịu, bức xúc khi phong tỏa. Vì thế, khi phong tỏa, cách ly phải nhanh chóng, thần tốc để khoanh vùng hẹp lại, nới lỏng các biện pháp giãn cách với các vùng còn lại để người dân có tâm lý thoải mái hơn, tích cực cộng tác với các cấp chính quyền trong phòng chống dịch.
Điều chuyển, thay thế người không được việc
Cuộc họp diễn ra ngày Chủ nhật, với sự tham dự của lãnh đạo hầu hết các bộ, ngành.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là trong điều kiện phòng chống dịch chưa có tiền lệ.
Giao trách nhiệm chính cho địa phương, Thủ tướng yêu cầu siết chặt kỷ luật, tăng cường giám sát.
"Ai làm tốt dứt khoát phải khen thưởng, người nào làm chưa tốt phải phê bình, rút kinh nghiệm, người không làm được thì điều chuyển, thay thế" - Thủ tướng kiên quyết.
Trong bối cảnh nguồn cung vắc xin được dự báo sẽ rất khan hiếm trên phạm vi toàn cầu cho tới tháng 9, Chính phủ và các bộ ngành đang tích cực triển khai chiến lược vắc xin, đồng thời khuyến khích các địa phương chủ động tiếp cận, đưa vắc xin về Việt Nam nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, Bộ Y tế phải là đầu mối kiểm soát chất lượng, kiểm tra, cấp phép, lưu trữ, bảo quản, đặc biệt phải tổ chức chặt chẽ, tập huấn kỹ càng, triển khai chiến dịch tiêm vắc xin bảo đảm an toàn, kịp thời, hiệu quả.
Về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu căn cứ các quy định chung và trên cơ sở tình hình, điều kiện cụ thể tại địa phương để tổ chức thực hiện linh hoạt, hiệu quả.
Việt Nam thêm 4.802 ca COVID-19, tiêm hơn 1,4 triệu liều vaccine trong 1 ngày Sáng 11/8, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam thêm 4.802 ca COVID-19 mới và ghi nhận kỷ lục về việc tiêm hơn 1,4 triệu liều vaccine trong 1 ngày. Trong 4.802 ca COVID-19 mới có 4.792 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (2.128), Bình Dương (936), Long An (515), Đồng Nai (428), Tây Ninh (263), Tiền Giang (177), Bà...