Bán tín, bán nghi về bất động sản quan chức
Sự thiếu minh bạch về chính cá nhân các “đầy tớ”, dẫn đến những thông tin bán tín bán nghi về tài sản, bất động sản.
Có mấy cặp đôi mở Luật Hôn nhân gia đình?
Nếu làm một thống kê điều tra về sự am hiểu Hiến phápLuật pháp của VN hỏi có bao nhiêu % người dân nắm rõ những quyền- nghĩa vụ- trách nhiệm công dân của mình? Mà điều này không chỉ ở nhân dân mà còn ở ngay chính những… “đầy tớ” của nhân dân.
Trước khi kết hôn, hỏi có mấy cặp đôi nào mở Luật Hôn nhân gia đình để xem, để hiểu biết khi là vợ chồng hay làm cha mẹ thì có quyền- nghĩa vụ- trách nhiệm như thế nào với cuộc hôn nhân của bản thân mình và với gia đình, con cái, của cải vật chất…?
Ở Việt Nam cho đến nay, vẫn chưa có thói quen với sự có mặt của một luật sư tham gia vào một cuộc hôn nhân có giá thú. Và vì thế, khi cuộc hôn nhân có vấn đề, thì đôi bên thường xảy ra những tranh chấp mà ngay cả khi ra tòa cũng khó xử cho công bằng theo pháp luật.
Ở nhiều quốc gia văn minh, thượng tôn pháp luật, trẻ lên ba đã biết cái “quyền” của mình, như không bị ngược đãi, không bị xúc phạm, được quyền chăm sóc, vui chơi. Nhưng ở Việt Nam thì sao, nhìn trong chương trình giáo dục, phần giáo dục Luật gần như bỏ trống, chỉ có vài bài “giáo dục công dân” sơ sài về đạo đức, hay lướt qua khái niệm Việt Nam có Hiến pháp, có những bộ luật…, nhưng hỏi có mấy học sinh nắm được chính xác ở lứa tuổi các em, hành vi nào là phạm luật, hành vi nào là bị cấm…
Hay các em chỉ hành động theo sự giáo dục “truyền miệng” trong gia đình, qua các bản “nội quy”nhà trường cấm không làm cái này, cấm hành vi nọ. Đôi khi những điều cấm đó có khi lại là vi phạm quyền của trẻ vị thành niên, quyền tự do nhân thân…
Còn người dân ở các tỉnh thành xa Trung ương, hay vùng sâu vùng xa, trình độ văn hóa thấp, thì kiến thức hiểu biết về luật như một thứ “xa xỉ” khó nắm bắt. Người dân ở những vùng này gần như chỉ sống theo “đạo đức truyền thống”, theo một mặc định những hành vi nên hay không nên bằng kinh nghiệm sống. Và vì thế khi xảy ra những vụ việc gì thì họ hành xử gần như theo bản năng, theo thói quen, theo luật tục. Có biết luật thế nào mà điều chỉnh hành vi cho đúng luật?
Rất phổ biến ở các trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng rơi vào những người dân thiếu hiểu biết luật. Và khi đưa ra tòa án thì cái điệp khúc “thiếu hiểu biết luật” thường xuyên được nói ra trong phiên tòa.
Việc thiếu hiểu biết về luật không chỉ ở nhân dân mà còn ở các “đầy tớ”, nhất là các “đầy tớ” ở các tỉnh, huyện, xã, làng…. Trong khi chính họ lý ra phải hiểu biết về luật rõ ràng, nghiêm minh để phục vụ nhân dân, điều chính những hành vi của nhân dân cho đúng luật, thì họ lại vì sự thiếu hiểu biết luật mà đẩy vụ việc từ nhỏ hóa to, từ to thành nghiêm trọng.
Khi nhân dân chưa để luật trở thành một kiến thức phổ thông, phổ biến sâu rộng, được hiểu biết rõ ràng, thì xem như nhân dân đã tự mình tước mất đi một phần quan trọng vai trò làm chủ của mình. Nếu như nhân dân hiểu biết luật, thì “đầy tớ” nào dám nhũng nhiễu, hành nhân dân?
Vẫn rất… mập mờ
Video đang HOT
Công khai và minh bạch là một trong những điều kiện để phát huy dân chủ, là một yếu tố quyết định vai trò làm chủ của nhân dân, ngăn ngừa, hạn chế thấp nhất, những hành vi tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật của các “đầy tớ”. Có công khai, minh bạch thì người dân mới có điều kiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tham gia trong mọi khâu từ xây dựng luật đến triển khai thực tiễn.
Nhưng việc công khai và minh bạch hiện tại vẫn rất… mập mờ. Có những quyết sách về các dự án quốc kế dân sinh mà thông tin còn thiếu minh bạch, khiến người dân khó hiểu, dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều, không đồng thuận với chính quyền.
Vấn đề niềm tin giảm sút và gần như xuống tới… đáy cũng bởi một phần sự thiếu công khai và minh bạch, dẫn đến việc cấu kết hình thành những “nhóm lợi ích”, tạo điều kiện cho sự thoái hóa biến chất, suy thoái đạo đức của các “đầy tớ”, gây thiệt hại ngân sách quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân, làm cho đất nước bị tụt hậu, nghèo đói…
Những kiểu đổ lỗi để lấp liếm, không dũng cảm tự nhận khuyết điểm của các “đầy tớ”, hay sự quan liêu không sâu sát thực tế, minh bạch sự việc, giải quyết sự việc cũng làm cho niềm tin bị lung lay, nghi ngờ, dẫn đến không việc gì có thể gọi là hoàn chỉnh từ việc nhỏ đến việc lớn.
Minh bạch không chỉ là những vấn đề thuộc về Đảng, Nhà nước, Chính phủ, mà nhân dân cũng muốn ngay chính bản thân “đầy tớ” cũng phải minh bạch cá nhân mình về tư cách- đạo đức- tài sản. Tại sao nhân dân mất niềm tin, bởi có nhiều sự thiếu minh bạch về chính cá nhân các “đầy tớ”, dẫn đến những thông tin bán tín bán nghi về tài sản, bất động sản…, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân họ, ảnh hưởng uy tín của cơ quan công quyền.
Ở nhiều quốc gia văn minh, các lãnh đạo nhà nước, chính phủ hay các nghị sĩ đều công khai tài sản, lương, và thuế. Đối với họ đó không phải bí mật vì họ cũng bình đẳng như mọi công dân khác ở vị trí công dân. Còn ở VN, đây vẫn là vấn đề “tế nhị” chưa minh bạch. Vì thế, nhân dân vẫn trông chờ vào sự minh bạch để có thể phát huy quyền “làm chủ” của mình.
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền trong một thể chế chính trị hiện đại luôn song hành.
Dân chủ rộng rãi là cần thiết, bởi không có ai có thể nói mình bao quát được tất cả mọi việc một cách chuẩn xác, đầy đủ, rộng rãi, mà cần phải có nhân dân giúp việc. Cũng như không ai có thể nói tôi thông minh tuyệt đỉnh để có thể đưa ra những quyết sách của quốc gia hay nghĩ thay làm thay nhân dân.
Phản biện xã hội chính là mở rộng dân chủ, để nhân dân tham gia ý kiến, để giúp cho những quyết sách của Nhà nước, Chính phủ nhân văn hơn, có tính khả thi, phục vụ chính những lợi ích thiết thực của nhân dân, của quốc gia một cách hiệu quả, làm cho dân giàu nước mạnh. Dân và chính quyền tin tưởng lẫn nhau.
Dân chủ chỉ có thể thực hiện tốt khi nhân dân làm chủ, Nhà nước mạnh mẽ, pháp luật nghiêm minh, bộ máy công quyền Nhà nước tinh gọn, đội ngũ công chức liêm chính và chuyên nghiệp trong nghiệp vụ.
Minh Châu
Theo_VietNamNet
Lão nông "khùng" tự chế tạo máy xử lý rác
Từng trải qua những nghề sửa chữa điện tử, sửa xe, thợ xây, thợ mộc, trồng cây cảnh, trang trí nội ngoại thất... Tính ra trong tay ông cũng có hơn chục nghề. Và giờ đây ông lại đang muốn chế tạo máy xử lý rác.
Về thôn Liên Hưng, xã Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, hỏi thăm nhà lão nông "Nguyên khùng" không ai là không biết. Cái tên "Nguyên khùng" là do người dân trong vùng đặt cho người nông dân có dáng người cao gầy, lúc nào tay chân cũng lấm lem dầu mỡ và luôn có các ý tưởng mới này.
Chiếc máy xử lý rác thải đầu tiên do ông Nguyên sáng chế (ảnh nhân vật cung cấp).
Đang cặm cụi với những bộ phận của chiếc máy xử lý rác thải thứ ba làm theo đơn đặt hàng của một đơn vị ở Thái Bình, ông Nguyên bảo: "Đến cuối tháng 12 này tôi phải bàn giao máy cho đối tác, cho nên hiện giờ tôi và anh em đang rất khẩn trương để sớm hoàn thành".
Không muốn khách chờ đợi lâu, ông tạm dừng công việc của mình tại một xưởng cơ khí gần cảng cá Hải Bình để tiếp chuyện với chúng tôi. Trong câu chuyện đầu tiên với lão nông dân này, ông chia sẻ: "Tôi gắng mày mò chế tạo ra chiếc máy xử lí rác cũng là để làm sao đó góp một phần công sức của mình cho việc bảo vệ môi trường. Nếu không bắt tay vào việc xử lý và giảm tải sự ô nhiễm môi trường ngay từ hôm nay thì tương lai con cháu chúng ta sẽ phải sống trong bầu không khí vô cùng ô nhiễm".
Ông Nguyên là một người nông dân chất phác, sinh ra trong gia đình đông anh em, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông đã sớm phải gác lại ước mơ trở thành một thầy thuốc chữa bệnh cứu người dù đã thi đậu vào trường Y. Nghỉ học ở nhà, ông Nguyên phải làm đủ thứ nghề để mưu sinh.
Vừa nhấp ly trà nóng, ông Nguyên vừa kể lại với chúng tôi những ngành nghề mà mình đã từng trải qua. Ông khoe: "Tôi làm nhiều nghề nhưng chưa bao giờ phải làm "phó" ai cả. Vì nghề nào tôi cũng tự tìm tòi, bôn ba học hỏi để lấy kiến thức, kinh nghiệm sau đó về kết hợp với gia đình đứng ra mở làm tại nhà. Cũng từ những nghề này mà tôi mới nuôi sống được gia đình mình đến ngày hôm nay".
Trước khi bắt đầu câu chuyện với lão "Nguyên khùng" chúng tôi cứ băn khoăn về lí do vì đâu mà ông bỏ biết bao nhiêu công sức và tiền bạc trong hai năm qua nghiên cứu rồi cho ra đời được chiếc máy xử lý rác. Sau khi dẫn chúng tôi đi một vòng quanh khu vực cảng cá Hải Bình, ông Nguyên mới bảo: "Rác đó! rác trên bờ, rác dưới biển, chỗ nào cũng rác. Thấy quê mình nhiều rác đến nỗi ngập cả đường đi, tôi không muốn môi trường sống chính nơi mình sinh ra bị hủy hoại từng ngày như vậy. Đó là lý do tôi tìm cách làm ra chiếc máy xử lý rác".
Ông Nguyên đang làm các công đoạn lắp ráp máy.
Công việc nghiên cứu chế tạo ra chiếc máy xử lý rác của ông Nguyên được bắt đầu từ năm 2010. Khi mới bắt tay vào nghiên cứu, cứ mỗi lần nghĩ ra được ý tưởng nào hay ông Nguyên lại dừng công việc đang làm lại để ghi chép và vẽ ý tưởng ấy ra giấy. "Có những hôm hai vợ chồng đang ngủ, bỗng nhiên ông ấy tỉnh dậy ngồi vào bàn ghế vẽ rồi lại viết. Tôi cũng không hiểu được ông ấy đang làm gì. Ban ngày thì bỏ bê hết công việc kinh doanh của gia đình đi lân la đến các xưởng cơ khí trong xã tìm mấy thứ đồng nát mang về nhà. Mình là vợ mà cũng cứ nghĩ ông ấy bị "khùng" chứ nói gì đến người khác", bà Đỗ Thị Nhân vợ ông Nguyên cho biết.
Sau hơn một năm, "công trình khoa học" của của ông Nguyên hoàn tất. Chiếc máy xử lý rác của ông ra đời với kích thước chỉ lớn hơn chiếc máy xát lúa một chút và rất gọn nhẹ. Lúc này, người dân ai cũng bán tín bán nghi không biết cái máy xử lí rác của lão "Nguyên khùng" có làm được trò trống gì hay không?
Thật bất ngờ, khi cho hoạt động, dù chỉ là chiếc máy được lắp ráp từ các đồ phế liệu cũ nhưng chạy rất trơn tru và ít gây tiếng ồn. Mọi người càng ngạc nhiên hơn khi ông Nguyên cứ bỏ từng bao lớn với đủ thứ rác vào, bỏ đến đâu máy "ngốn" hết đến đó rồi cho ra từng loại thành phẩm khác nhau ở mỗi cửa.
Tỉ mỉ với từng chi tiết.
Chiếc máy xử lý rác của ông Nguyên sáng chế ra hoạt động theo quy trình: Rác tổng hợp được đổ vào thùng chứa từ xe chuyên chở. Ở đầu thùng chứa này, một thiết bị máy phun sương sẽ phun chế phẩm khử mùi. Qua băng tải ngang, rác có kích thước lớn hoặc có tính độc hại được nhặt ra ngoài để đốt tiêu hủy hoặc đưa vào đúc ép thành các khối bê tông. Những loại rác thải khác được đưa vào buồng xử lí chính trên băng tải dốc, tại đây rác tổng hợp được xử lý qua hệ thống trục dao và bộ dao. Nhờ có cấu tạo tốc độ của hệ thống trục dao, rác tổng hợp được phân loại ngay lập tức và cho ra các sản phẩm như: nilon, rác hữu cơ, đá, gạch, chai lọ, thủy tinh và một phần rác mùn.
Chiếc máy xử lý rác đầu tiên của ông Nguyên sáng chế chỉ có công suất thấp. Máy hoạt động liên tục trong ngày thì xử lý được 8 - 10 khối rác tổng hợp. Sau khi vận hành thành công chiếc máy đầu tiền, đến nay ông đã cho ra đời chiếc máy thứ 3 với công nghệ HKM (H: Hệ quy trình hầm ủ đứng, K: Khu nhà liên hoàn, M: Máy xử lý đa năng) với công suất lớn xử lý từ 35 - 40 khối rác/ngày.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì chiếc máy của ông Nguyên có tính ưu vệt và khả năng ứng dụng cao. Máy gọn nhẹ về khối lượng, không tốn nhiều diện tích đặt máy, xử lý rác triệt để, nhanh gọn mà lại ít hao tốn điện năng. Bên cạnh đó, giá thành mỗi chiếc máy do ông Nguyên sáng chế lại rẻ hơn nhiều so với các loại máy xử lí rác hiện nay. Mỗi chiếc máy có công suất xử lý 35 - 40 khối rác/ngày bằng công nghệ HKM chỉ chưa tới 100 triệu đồng.
Đến nay, ông Nguyên đã sản xuất và bán được 2 chiếc máy xử lý rác thải cho các địa phương là Hải Phòng và Bình Định. Thời gian để sản xuất ra một chiếc máy cũng được rút gọn chỉ còn khoảng 2 tháng thay vì một năm như trước đây.
Ông Nguyên cùng công nhân tại xưởng cơ khí đang gấp rút hoàn thành chiếc máy xử lý rác thứ 3 theo công nghệ HKM để bàn giao vào cuối năm nay.
Công nghệ HKM của chiếc máy xử lý rác do ông Nguyên sáng chế cũng đã được lập hồ sơ gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa học & Công nghệ) để được cấp bằng độc quyền sáng chế.
"Sau khi sản phẩm được bảo hộ độc quyền, tôi hi vọng mô hình này có thể nhân rộng ở nhiều địa phương trong cả nước. Điều này sẽ giúp các địa phương làm tốt hơn công tác xử lý rác thải, môi trường không còn bị ô nhiễm. Hơn nữa khi đã qua xử lý, rác thải còn có thể tạo ra nguồn phân bón hữu cơ vô tận và các sản phẩm tái chế khác đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân", ông Nguyên nhấn mạnh.
Thái Bá
Theo Dantri
Quan hệ đồng tính: Ai là vợ, ai là chồng? Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính. Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc...