Bán thực phẩm chức năng đa cấp không chứng từ hóa đơn
Đang giao dịch với người mua trong quán cà phê, nhân viên bán hàng đa cấp thực phẩm chức năng Qivana đã bị lực lượng quản lý thị trường TP HCM bắt quả tang. 100 hộp hàng không chứng từ hóa đơn bị tạm giữ.
Chọn quán cà phê góc đường Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng 8, quận 3, làm nơi giao dịch chiều 7/9, nhân viên bán hàng đa cấp tên Nguyễn Vĩnh Anh đang giới thiệu với người mua hàng để bán sản ph ẩm thực phẩm dinh dưỡng chức năng của Công ty Qivana (xuất xứ từ Mỹ) thì quản lý thị trường bất ngờ ập vào. Quang cảnh quán cà phê trở nên lộn xộn khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra.
Sau khi rà soát, quản lý thị trường phát hiện mặt hàng thực phẩm chức năng Qore nhập khẩu này không có chứng từ hóa đơn, không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt. Ngoài ra mặt hàng này cũng không có chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng đang lập biên bản tạm giữ hàng của Công ty Qivana. Ảnh: Kiên Cường
Ngay lập tức, 100 hộp với tổng giá trị là gần 115 triệu đồng bị tạm giữ và niêm phong. Một hộp nhỏ được bán với giá 900.000 đồng, hộp lớn khoảng 1, 3 triệu đồng.
Nhân viên bán hàng Nguyễn Vĩnh Anh thừa nhận đây là hàng xách tay từ Mỹ về và ông đã mua lại từ một người khác, còn địa chỉ công ty Qivana thì ông nói không nhớ.
Đây không phải là lần đầu tiên thực phẩm dinh dưỡng chức năng Qivana bị phát hiện có vấn đề. Tối 9/6, đoàn kiểm tra liên ngành TP HCM ập vào một khách sạn ở quận 1, bắt quả tang công ty Trần Hoàng giới thiệu thực phẩm dinh dưỡng chức năng Qivana cho khoảng 100 khách nhưng không có giấy phép hoạt động đa cấp.
Thời điểm đó, tập đoàn Qivana kinh doanh thực phẩm chức năng đa cấp chưa có giấy phép đầu tư tại Việt Nam nên đã nhờ công ty Trần Hoàng đứng ra tổ chức giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trong nước.
Theo VNExpress
Bán vé số đa cấp lừa đảo ở Thái Lan
Giới chức Thái Lan đang điều tra một đường dây bán hàng đa cấp lừa đảo ở các tỉnh phía bắc với tổng giá trị lên đến 3 tỉ baht (hơn 2.000 tỉ đồng). Vụ lừa đảo quy mô lớn này còn liên quan đến cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7 ở Thái.
Nạn nhân của đường dây bán hàng đa cấp là các giáo viên, quân nhân và nhiều người khác ở các tỉnh Loei, Chaiyaphum, Sakon Nakhon, Udon Thani, Nong Bua Lam Phu, Phitsanulok và Tak. Các nạn nhân cho biết họ bị lôi kéo đầu tư vé số đẹp "ăn theo" cuộc bầu cử. Khi đó, Ủy ban Bầu cử Thái Lan cấp cho các đảng phái mã số tranh cử chẳng hạn như mã số cho đảng Puea Thai của tân Thủ tướng Yingluck Shinawatra là 1 hoặc của đảng Dân chủ là số 10. Từ đó, rộ lên phong trào mua vé số của chính phủ, một dạng xổ số kiến thiết được mở thưởng 15 ngày/lần, dựa trên những mã được cho là may mắn.
Bán vé số dạo ở Bangkok - Ảnh: Minh Quang
Đường dây lừa đảo tuyên bố họ nắm trong tay những vé có "số đẹp" và kêu gọi đầu tư bán vé theo hình thức bán hàng đa cấp. Nhiều người bùi tai trước lời quảng cáo rằng mỗi khi giới thiệu được người mua mới, khoản đầu tư ban đầu sẽ tăng và cứ như thế họ sẽ nhanh chóng thu hồi vốn và kiếm lời gấp bội. Một trong số hàng trăm nạn nhân của đường dây này cho biết đã đầu tư 1,5 triệu baht để mua vé số sau khi được một đồng nghiệp giới thiệu với lời hứa sẽ thu lại gấp đôi số đó. Giáo viên này tiếp tục kêu gọi bạn bè và gia đình cùng tham gia và kết quả là đã mất trắng khoảng 13 triệu baht.
Theo Cơ quan điều tra đặc biệt Thái Lan (DSI), nhóm lừa đảo này xuất hiện từ năm 2009 và khá phức tạp vì có nhiều chính trị gia thế lực đứng đằng sau. Cảnh sát Thái đang giam giữ một nghi phạm còn DSI đã thành lập một ban thu thập chứng cứ và thông tin từ các nạn nhân để truy lùng những kẻ khác.
Theo Thanh Niên
"Kênh" đàn bà Chồng nói chưa hẳn đã nghe, con nói chưa chắc đã tin, nhưng những chị em cùng "kênh" mà rỉ thông tin gì vào tai là tin ngay. Chị em làm chung văn phòng, cùng là tiểu thương ở chợ hay là hàng xóm, nói chung là ở bất kỳ đâu có ba người phụ nữ trở lên trò chuyện với nhau đều...