Bàn thờ nhà giàu không đặt trên nóc tủ, đáp án khiến tôi nhận ra đã sai suốt 10 năm
Đặt bàn thờ ngược hướng nhà là điều tối kỵ trong phong thủy bởi nó sẽ dẫn đến sự không đồng nhất, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình.
Từ xưa, việc bài trí bàn thờ gia tiên luôn là việc vô cùng quan trọng trong các gia đình Việt. Trong quan niệm phong thủy, bàn thờ gia tiên chính là nơi linh khí quy tụ, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất, khí trường của bàn thờ từ đó ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà.
Chính bởi vậy, việc đặt bàn thờ như thế nào và vị trí đặt bàn thờ ra sao là vô cùng quan trọng.
Đặt bàn thờ trên nóc tủ
Những gia đình giàu có thường không bao giờ đặt bàn thờ trên nóc tủ bởi người ta quan niệm như vậy là đắc tội thân linh, dễ khiến tiền bạc phân tán bởi nóc tủ vốn không phải là nơi “chuẩn” để đặt bàn thờ. Việc đặt bàn thờ 1 cách chắp vá như vậy vô tình tạo cảm giác không trân trọng phần âm của ngôi nhà. Ngoài ra, phía trong tủ có đồ đạc linh tinh cũng bị xem là không may mắn, ngay cả khi dùng bàn thờ người ta cũng tránh không đặt đồ dưới chân bàn để tạo sự hanh thông, giúp tụ lộc.
Không nên đặt bàn thờ ngược hướng nhà
Đây là điều tối kỵ trong phong thủy bởi nó sẽ dẫn đến sự không đồng nhất, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình. Nghiêm trọng hơn, còn có thể dẫn đến việc không có con nối dõi. Người ta thường đặt hướng bàn thờ căn cứ vào mệnh của gia chủ:
- Mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng sau: Khảm, Tốn, Chấn, Ly
- Mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ nên hướng vào: Đoài, Càn, Cấn, Khôn.
Tránh kê bàn thờ có hướng trực tiếp với cửa ra vào
Video đang HOT
Theo phong thủy, việc đặt bàn thờ hướng trực tiếp ra khu vực cửa ra vào sẽ làm mất khí lành khiến cho gia chủ không gặp may. Trong trường hợp diện tích nhà quá nhỏ, buộc phải đặt bàn thờ theo hướng này thì chủ nhà nên sử dụng rèm để che phía trước và hai bên bàn thờ, để tránh việc nhiều người dòm ngó.
Tránh kê bàn thờ gần nhà tắm, nhà vệ sinh
Tuyệt đối không nên kê bàn thờ gần khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
TÀI TRỢ
Không đặt bàn thờ ở lối đi lại
Một điều cần hết sức chú ý khi đặt bàn thờ chính là không gian, tuyệt đối phải đặt bàn thờ ở khu vực yên tĩnh và thanh tịnh. Nếu đặt ở lối đi lại, sự ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
Luôn giữ cho bàn thờ sạch sẽ, thông thoáng
Gia chủ cần thường xuyên lau chùi và thắp nhang tại nơi thờ cúng. Không nên đặt bàn thờ quá cao hay quá thấp, nên đặt ở nơi đủ thông thoáng.
Ngoài ra, khu vực phía dưới bàn thờ cũng không nên để quá nhiều đồ đạc, nhất là đồ điện hay bể cá cảnh. Đây là điều kiêng kỵ trong phong thủy bởi nó sẽ khiến gia chủ bị hao hụt tài sản, tiền bạc ra đi như “lũ cuốn”.
Ngoài ra, cũng cần chú ý thêm một số điều như sau khi đặt bàn thờ gia tiên:
- Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
- Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, còn bàn thờ Phật thì có thể.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
10 điều kiêng kị cả năm chứ không riêng "tháng cô hồn", nhiều người bỏ qua không biết
Theo phong thủy, không riêng gì ngày rằm tháng 7 mà đây là những điều cần tránh làm trong cả năm để mang may mắn về nhà:
Những điều kiêng kị nên biết để đón lộc
Việc treo chuông gió đầu giường thì lúc nào cũng kiêng, bởi có gió nó đột ngột phát ra âm thanh gây khó ngủ, mất ngủ.
Việc kiêng không phơi quần áo vào ban đêm là đúng, vì sương xuống (nhất là ở nông thôn), khí ẩm lại ngấm vào quần áo, vi khuẩn, nấm mốc phát triển làm người mặc dị ứng, mắc bệnh.
Không ăn vụng đồ cúng, việc này thì lúc nào cũng kiêng vì không đẹp mắt và không trang nghiêm.
Tránh thức quá khuya thì ngày nào cũng nên kiêng vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược.
Không trú mưa dưới gốc cây vì mùa mưa bão, dông sét nhiều, cần kiêng kị tất cả mọi lúc mọi nơi khi có mưa gió, không riêng gì tháng Bảy.
Không đi về quá đêm khuya, không tụ tập lượn lách đua xe, không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe...
Không nên mua xe những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can - địa chi tương khắc.
Hạn chế ký kết hợp đồng, nếu cần cho việc đại sự thì nên xem ngày cho kỹ.
Không nên tự ý chặt cây có gốc to.
Không nên may quần áo trắng trong tháng này.
Không nên thả tiền thật.
2. Sau rằm tháng 7 nên làm gì?
Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người), sau Rằm tháng 7 hoặc cuối tháng 7 (hoặc tốt nhất là sau hôm cúng chúng sinh) nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh âm linh phảng phất tụ lại. Nên dùng nước thơm tẩy uế ngôi nhà để cân bằng lại sinh khí trong nhà.
Cuối tháng 7, nếu bát hương đầy nên tỉa bớt chân hương. Không nên để chân hương quá nhiều, vừa khó cắm hương, lại dễ bị hóa bát hương. Lau dọn bàn thờ chu đáo đúng cách, thắp hương hàng ngày, đèn trên bàn thờ luôn sáng để thu hút năng lượng tốt, rước may mắn về nhà.
Ngoài ra, cũng nên "lợi dụng" tháng 7 kiêng kị để chụp ảnh cưới, mua đồ cưới, nhẫn cưới... vì dịp này nhiều chiêu khuyến mại, giảm giá.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Món ăn nhất định phải kiêng trong tháng cô hồn để vận khí xung thiên, tài lộc rủng rỉnh Dưới đây là những món ăn mà người Việt kiêng ăn vào tháng 7 cô hồn. Thịt vịt Thịt vịt là món ăn phổ biến và khoái khẩu của nhiều người. Nhất là vào các dịp cuối tháng, nhiều người chọn ăn thịt vịt nhằm mục đích "giải đen". Tuy nhiên, đây lại là món ăn kiêng kỵ trong tháng cô hồn. Người...