Bạn thích game khó hay game dễ?
Câu trả lời của từng người sẽ còn phụ thuộc vào việc họ thích cảm giác chinh phục hay tận hưởng.
“Tôi tự hỏi vì sao một số trò chơi lại khó đến như vậy. Thực sự thì tôi đã từ bỏ thói quen mua game và thay thế bằng cách thuê game bởi tôi không thể về nước trong những tưa game với độ khó cao. Lấy ví dụ điển hình như màn với căn phòng đầy chông trong God of War III. Tôi chết liên tục và dù không muốn nhưng tôi vẫn chưa thể xem được đoạn kết của Kratos. Tại sao game không có một chế độ thật dễ!?” – một game thủ với nickname Sullyville đã phát biểu như vậy trên Kotaku.
Bayonetta có một chế độ mà bạn chỉ cần ấn một nút là có thể thắng từ đầu đến cuối game.
Một cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề game ngày nay có nhiều sản phẩm quá khó và nhà sản xuất cần phải làm ra một chế độ còn dễ hơn cả Easy để ai cũng có thể tận hưởng hết nội dung trong sản phẩm của họ. Không phải game thủ nào cũng có kĩ năng tốt để thích những sản phẩm có mức độ thử thách cao. Nhà sản xuất nên lắng nghe điều này và làm ra những sản phẩm “hợp lòng dân” hơn.
Đại đa số không đồng tình với anh chàng noob kia và cho rằng mục đích chơi game của Sullyville là sai. Cốt lõi của game là giải quyết vấn đề. Từ những thể loại game như giải đố hay một số mang tính đối kháng cao hơn như bắn súng hoặc đấu võ, yếu tố này đều được thể hiện rất rõ rệt. Nếu như ai đó muốn tìm đến một trò chơi chỉ để xem cốt truyện của nó thì thật sự họ đã sai lầm.
Muốn thử tốc độ phản ứng cùng độ nhanh nhạy, hay tìm đến FPS.
Cách tận hưởng nêu trên hợp với những loại hình khác như văn học và điện ảnh hơn. Phim là thứ khiến người ta có thể dễ dàng cảm thủ ngay cả khi họ lười nhất. Văn học, tiểu thuyết thì đòi hỏi nhiều hơn một chút khi bắt người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng của mình. Thế nhưng, với game thì chừng đó vẫn chưa hề đủ. Thậm chí, những trải nghiệm tương tác mang tính thử thách còn là một phần không thể thiếu của loại hình này.
Video đang HOT
Một game thủ đã đưa ra dẫn chứng về mối quan hệ chặt chẽ giữa gameplay có độ khó cao và cốt truyện như sau: “Game hay có cốt truyện cho phép bạn đóng vai một vị anh hùng hoặc một nhân vật đối đầu với những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua. Nếu bạn chơi trò chơi đó ở một độ khó quá thấp thì sẽ chẳng còn chút cam go nào. Cốt truyện của game từ đó mà cũng nhạt. Thế nên, độ khó là là một trong những thứ không thể thiếu để tạo nên cảm giác hòa nhập trong game”.
Cầu trường đâu cần cốt truyện thê lương mà vẫn hút hồn bao người.
Một ý kiến khác lại chỉ trích rằng nếu như Sullyville chơi game chỉ vì mục đích rằng muốn xem đoạn kết của game thì anh ta thật lệch lạc. Thậm chí, thứ mà anh ta muốn còn đang dần làm hỏng ngành công nghiệp game. Các nhà sản xuất liên tục phải làm ra những thứ với mức độ “thân thiện” cao, hay nói cách khác là giảm độ khó đi để bán được cho thật nhiều khách hàng.
Giá mà những game thủ lười chịu bỏ thời gian ra để tìm hiểu về các quy tắc trong game, cách để tận dụng hết sức mạnh của một nhân vật thì họ sẽ gắn bó với trò chơi mà bản thân bỏ ra tận 60 USD để mua về hơn. Thực sự thì những khách hàng như Sullyville cũng không phải là những đối tượng tiềm năng của các nhà sản xuất vì cuối cùng thì anh ta cũng chọn giải pháp thuê game chứ không phải mua game.
Dày công khổ luyện kĩ năng trong game đối kháng giống như hành trình trui rèn sự nỗ lực.
Sai lầm của anh chàng này bắt nguồn từ mục đích giải trí “hời hợt” của mình và nhiều game thủ cho rằng game muốn hay thì cần phải có độ khó cao. Khó là thứ gia vị đầu tiên cuốn hút một người chơi vào một tựa game đối kháng hay bắn súng bởi cảm giác thỏa mãn khi chinh phục một thử thách cũng thú vị chẳng kém việc rơi lệ trước một cốt truyện hay.
Đánh giá từ quan điểm “hiền hòa” hơn của những người đồng tình với Sullyville, có nhiều game thủ lên tiếng rằng. Không phải ai cũng có nhiều thời gian để đầu tư vào việc mài dũa kĩ năng trong một trò chơi. Họ quá bận bịu với những công việc thường ngày để có thể quan tâm đến một sản phẩm giải trí.
Okami là một trò chơi mà nếu cảm nhận được, bạn sẽ thấy nó thật sự là một kiệt tác.
Hoặc thậm chí nói thẳng ra là họ không giỏi chơi game và mới biết đến trò chơi điện tử vài năm, nhận xét của các game thủ có thâm niên thực sự là bất công đối với đối tượng game thủ này. Không phải ai tìm đến game cũng là để muốn có cảm giác vượt qua thử thách, nhu cầu của những game thủ này chỉ là tận hưởng. Game vẫn truyền tải được nhiều cảm giác không có trong điện ảnh và đó là thứ mà họ muốn.
Thế nên việc hạ thấp độ khó trong nhiều trò chơi ngày nay là thứ mà các game thủ “mới” muốn có nhất. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngày nay các nhà sản xuất liên tục làm ra các sản phẩm “thân thiện”. Khi họ bán được nhiều game hơn và có nhiều người biết đến game hơn thì tất cả đều có lợi. Người được “hưởng lộc” nhiều nhất có khi lại chính là những game thủ kì cựu.
Bạn có những suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
Theo PLXH
Dù muốn, người Việt vẫn không chịu nổi giá game bản quyền
Nhìn vào một ví dụ gần hơn như trò chơi 7554, liệu bạn có chấp nhận bỏ ra 400 nghìn VNĐ để mua nó vào cuối năm nay?
Mua game bản quyền là chuyện quá sức đối với nhiều người Việt. Lời nhận định này không phải là vô cớ. Đối với số đông học sinh sinh viên thì cái giá 60 USD (hơn 1 triệu đồng) là một số tiền không hề nhỏ. Đối tượng game thủ khoảng 25 tuổi trở lên thì không gặp nhiều vấn đề về tài chính khi mua game nhưng lại phải đối mặt với nhiều câu hỏi trớ trêu hơn như: "Mua game ở đâu?".
Sắp tới, vào tháng 11 này, dự án game 7554 của Emobi Games cũng sẽ được phát hành. Tuy nhiên, trò chơi này chỉ có giá 400 nghìn đồng (gần 20 USD). Đơn vị phát triển họ sẽ không đưa các công cụ chống crack vào game mà trông chờ vào sự hỗ trợ từ phía cộng đồng nhiều hơn. Tuy nhiên, liệu mức giá như vậy có giúp 7554 "sống sót" tại thị trường Việt Nam?
Đối với những người còn đang đi học, 60 USD có thể gần bằng khoản học phí cả kỳ tại trường đại học. Nếu nghĩ đến chuyện một năm mua khoảng 20 game thì ai nấy cũng đều phải hoảng hồn, không riêng gì các sinh viên. Thế nên, ngay cả những game thủ tự bỏ tiền để mua game bản quyền thì một năm họ cũng chỉ chọn mua khoảng 6 trò chơi ưng ý mình nhất và biết chắc rằng nó sẽ hay.
Trở lại với trường hợp của 7554, Emobi Games cho biết rằng họ sẽ phải bán được 100 nghìn bản mới mong có lãi. Từ con số đó, chúng ta có thể hiểu 7554 tốn khoảng 40 tỷ (tương đương 2 triệu USD) để phát triển. Số tiền này vẫn chưa thể so sánh với các dự án hạng AAA của nước ngoài. Tuy nhiên, mức giá 400 nghìn VNĐ có thể vẫn còn là một trở ngại lớn mà họ sẽ gặp phải.
Quy luật của thị trường đã chứng tỏ một chân lý rằng ở thời đại này, gần như chẳng dự án game nào có thể sống tốt trừ những sản phẩm ở top đầu. Phần lớn doanh thu của các hãng phát hành cũng đến từ những dự án chủ lực như Call of Duty hay FIFA... Dù gì thì nạn xâm phạm bản quyền cũng đang khiến giới game thủ Việt Nam có đủ món "thượng phẩm" để chơi quanh năm với mức giá chỉ khoảng vài chục cho đến 100 nghìn một game nhiều đĩa.
Có thể nói, 7554 chỉ có thể hy vọng vào sự hưởng ứng từ cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này thì vẫn chưa có báo cáo hay khảo sát nào dự đoán được về số lượng người chắc chắn sẽ bỏ tiền ra để mua trò chơi của Emobie Games, cho dù là họ đang làm game về chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là chưa kể đến việc tháng 11 là mùa game hay trên thế giới. Liệu sản phẩm của họ có thể trụ vững trước những cái tên quá lớn như Call of Duty 8?
Ở nước ngoài, cái giá 60 USD của một trò chơi bản quyền cũng không được số đông chấp nhận. Chẳng phải ngẫu nhiên mà những cửa hàng mua bán game cũ lại mọc lên như nấm trong những năm gần đây. Những trò chơi hạng hai với chất lượng kém mà vẫn có "chòi vòi" lên cái ngưỡng 60 USD là thứ khiến cho khách hàng mất dần lòng tin và sự trung thành với một sản phẩm.
Từ đó, thói quen bán đĩa game đi sau khi chơi xong bắt đầu ra đời. Với vòng tuần hoàn hiện tại, một sản phẩm không có "vai vế" chỉ có giá trị thực khoảng 20 USD. Thế nhưng, các hãng phát hành lớn lại không chịu hoặc không thể giảm giá bởi họ phải tốn quá nhiều tiền vào việc phát triển đồ họa để "chạy theo thời đại" và marketing.
Giá trị thật của trò chơi họ làm ra có thể chỉ bằng một nửa. Thế nhưng, các công ty này vẫn cố bán game ở mặt bằng chung là 60 USD để gỡ gạc cho khoản kinh phí đầu tư lên tới vài chục triệu USD của mình. Phí phát hành cũng đòi hỏi một số tiền không nhỏ. Thế nên, những hình thức mua game online qua Steam mới được giới game thủ PC ưa chuộng vì giá rẻ.
Steam cũng là một công cụ để mua game bản quyền tốt nhất hiện nay ở Việt Nam. Ngoại trừ game online thì Việt Nam vẫn chưa có nhà phát hành lớn nào "thèm" đem sản phẩm đến bán. Một phần là vì họ lo sợ tình trạng vi phạm bản quyền khiến nước ta không phải là một thị trường "béo bở" cho game mainstream. Thế nên, một số ít những người muốn mua game bản quyền ở Việt Nam vẫn phải chịu đựng số phận "hẩm hiu" như hiện nay.
Với 7554, tương lai trước mắt vẫn còn là một màn sương.
Theo PLXH
Cách làm bài thi trắc nghiệm ĐH, CĐ Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, các Bộ GD&ĐT đã đặc biệt lưu ý thêm cho các thí sinh khi dự thi các môn trắc nghiệm. Theo đó, thí sinh phải làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được in sẵn theo quy định của Bộ GD&ĐT; bài làm phải có hai chữ kí của hai cán bộ...