Bạn thân giờ là chồng mới của vợ cũ, tâm sự của người đàn ông không biết giữ gìn hạnh phúc, lúc ngoảnh lại chỉ còn đôi bàn tay trắng
Ngày ra tòa, khi tôi có ý muốn níu kéo, cô ấy chỉ cười mỉm và nói: “Muộn rồi”. Sau đó, tôi trượt dốc trên con đường sự nghiệp. Còn vợ cũ thì vui tươi hơn, mạnh mẽ hơn, và cũng quyến rũ hơn.
Tôi vừa đi đám cưới bạn thân về. Nhìn cậu ấy hạnh phúc, tôi chẳng biết phải mừng cho cậu ấy hay khóc cho số mình. Nếu ngay từ đầu, tôi biết giữ gìn hạnh phúc của mình thì sẽ chẳng có ngày hôm nay.
Trái đất thật tròn. 4 năm trước, tôi đã chia tay vợ cũ – người phụ nữ mà cả đời tôi luôn mang nợ. Cô ấy rất tốt và hiền lành. Nhưng sự hiền lành của cô ấy làm tôi thấy nhàm chán. Khi đó, tôi là giám đốc nhân sự của một công ty lớn. Được gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người nên tôi có yêu cầu rất cao với người bạn đời của mình. Khi thấy vợ cũ quá nhu mì, tôi muốn tìm những người khác mới mẻ và quyến rũ hơn.
Ngày ra tòa, khi tôi có ý muốn níu kéo, cô ấy chỉ cười mỉm và nói: “Muộn rồi”. Ảnh minh họa: Internet
Đúng, năm ấy là do tôi đã ngoại tình trước. Khi sự thật bị phanh phui, tôi gần như mất tất cả. Công việc đáng mơ ước, bị chồng của người phụ nữ kia đến tận công ty để đánh ghen dằn mặt. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều làm tôi đau nhất. Bởi sau đó một thời gian, tôi cũng bị vợ cũ ly hôn.
Cô ấy chia tay tôi một cách dứt khoát. Ngày ra tòa, khi tôi có ý muốn níu kéo, cô ấy chỉ cười mỉm và nói: “Muộn rồi”. Sau đó, tôi trượt dốc trên con đường sự nghiệp. Còn vợ cũ thì vui tươi hơn, mạnh mẽ hơn, và cũng quyến rũ hơn.
Tôi có một cậu bạn, chơi thân với nhau từ hồi còn học đại học. Trước đây khi gia đình tôi lục đục, cậu ấy đã từng cảnh báo, nói tôi nên trân trọng người phụ nữ bên mình. Nhưng lúc đó tôi đang mải mê bên tình trẻ, chẳng quan tâm tới những lời nói kia. Lúc nhận ra mình đã quá mê muội thì chẳng kịp nữa.
Sau hôm nay, tôi sẽ chúc phúc cho vợ cũ và bạn thân. Ảnh minh họa: Internet
Ly hôn được 2 năm thì tôi nhận được điện thoại của bạn thân. Cậu ấy hẹn tôi đến quán cà phê, sau một hồi nói chuyện, cậu ấy thú nhận đang theo đuổi vợ cũ của tôi. Lúc đó tôi rất giận, giận đến nỗi đã nắm cổ áo cậu ấy và xem cậu ấy như người thứ 3. Nhưng bạn tôi rất bình tĩnh, cậu ấy gạt tay tôi ra rồi hỏi lại: “Hai người ly hôn rồi, cậu còn tư cách ấy không”.
Tôi nhận thấy mình đã sai nên sau đó không còn hằn học. Nhưng thâm tâm tôi vẫn tiếc nuối và trách bản thân mình. Tất cả đều do tôi không đủ tốt. Hôm nay là ngày vợ cũ của tôi lấy chồng. Tôi đến mừng cưới rồi vội vàng lấy lý do ra về. Tôi không muốn gặp người quen, để rồi thấy xấu hổ giữa đám đông như vậy.
Video đang HOT
Sau hôm nay, tôi sẽ chúc phúc cho vợ cũ và bạn thân. Còn bản thân tôi, nhất định sẽ cố gắng vực dậy để không mất mát thêm điều gì nữa.
Hải Phạm (Hà Nội)
Theo phunusuckhoe.vn
Cổ nhân dạy: Tu tâm chính là tu phúc, lĩnh ngộ 6 điều này thì ắt được hạnh phúc tròn đầy
Con người muốn có phúc trước hết phải tu tâm và tu khẩu, muốn vậy hãy sớm lĩnh ngộ 6 điều này.
Cảnh giới cao nhất của tu tâm dưỡng tính là giữ gìn sự thanh tĩnh trong nội tâm mình
Cảnh giới cao nhất của tu tâm dưỡng tính là ở chỗ dẫu phải đối mặt với bất cứ chuyện gì cũng không được vội vàng, lo lắng mà phải giữ gìn sự thanh tĩnh trong nội tâm mình. Trong cuốn "Truyền Tập Lục" Vương Dương Minh nói rằng: "Khí cơ của trời đất, vốn chẳng dừng một hơi thở.
Nhưng có một người nắm giữ, nên không trước mà chẳng sau, không vội cũng chẳng chậm. Dẫu thiên biến vạn hoá nhưng vẫn luôn được khống chế, con người do vậy mà sinh. Nếu không khống chế, khí này sẽ chạy loạn, sao không thể không bận rộn được đây?".
Đa số con người trong xã hội hiện đại đều luôn canh cánh bên lòng về tình trạng sức khoẻ của mình. Điều này thường là do trong tâm họ rối bời, nóng vội, lo lắng bất an. Vương Dương Minh nói muốn tu thân trước tiên cần dưỡng tâm, ông đã chỉ ra ý nghĩ chỉ đạo quan trọng đối với việc tu thân dưỡng tính.
"Chúa tể của cơ thể chính là trái tim", nếu trong cuộc sống bận rộn chẳng thể chừa lại một góc thanh nhàn cho tâm hồn thì những phiền muộn và lo lắng ẩn sâu ấy sẽ khiến bạn mệt mỏi, và càng khó hơn trong việc đối nhân xử thế.
Vương Dương Minh chủ trương muốn tĩnh tâm thì cần đoạn tuyệt sự nóng vội trước: "Như ngày nay, tất cả những cảm xúc oán giận chỉ cần thuận theo tự nhiên, không cần quá để ý đến chúng, thì thân tâm tự nhiên sẽ khoáng đạt, mà có thể chính lại bản thể".
Theo kiến giải của Vương Dương Minh, những người lòng dạ hẹp hòi chỉ hạn cuộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, thường trầm mặc kém vui. Còn người có tấm lòng rộng rãi thì thế giới của họ sẽ rộng rãi hơn người.
Làm người hành 6 đức: Ấy thân tu dưỡng
1. Khẩu đức
Người xưa thường dạy: "Thiện ý một câu ấm ba đông; lời ác lạnh người sáu tháng ròng". Đời người họa hay phúc đều do cái miệng mà ra, vậy nên làm người thì việc trước nhất chính là tu dưỡng cái miệng của mình: luôn nói lời chân, không nói lời lộng ngữ thị phi, mỗi khi nói phải nghĩ trước nghĩ sau, nghĩ đến cảm thụ của người nghe. Khi nói chuyện thì nên chú ý thời cơ, địa điểm, lúc nào cần nói lúc nào không, đặt cơ điểm từ góc độ của người nghe mà nói.
2. Ban đức
Có câu: "Tay tặng hoa hồng ắt giữ thơm", vỗ tay cho người khác thì mặt mình tự cũng vui tươi, khích lệ cho người, trí huệ bản thân tự ắt cũng tăng. Khổng Tử nói "Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác; tiểu nhân phản thị". (Đại ý: Người quân tử tạo thành cái hay cho người khác, không gây thành cái ác cho người ta; tiểu nhân thì không thế).
3. Diện đức (cái đức của diện mạo)
Người sống nhờ mặt, cây sống nhờ vỏ, cây không có vỏ cây chẳng thể sinh tồn, người không có thể diện người chẳng thể dung thân. Tu dưỡng tốt diện mạo của mình cũng là giúp người lưu lại cái uy danh.
4. Tín đức
Xưa nay, chữ tín luôn là cái vốn để làm người, làm người không có chữ tín hỏi có ai ưa? Vậy nên, tín chính là cái vốn tài sản lớn nhất của đời người, có thể lấy được lòng tin của thiên hạ chính là tài sản vô giá. Khổng Tử nói: "Vô tín nhi bất lập", ý nói rằng người mà không giữ chữ tín thì không có chỗ sinh tồn, không có chỗ đứng trên thế gian này. Cũng có người nói, chữ tín là sinh mệnh thứ hai của con người. Câu nói này thực ra rất có đạo lý.
5. Khiêm đức
Đây là nói cái đức của sự khiêm nhường, cổ nhân xưa nay vẫn luôn nhìn nhận rằng khiêm nhường chính là một loại mỹ đức thể hiện tinh thần hàm dưỡng tôn quý. Nhường người ba tấc mình cũng lợi hai phần, trong "Chu Dịch" viết rằng: "khiêm tốn là cái gốc của đạo đức, nhường nhịn đứng đầu mọi loại lễ nghi, phép tắc".
Người khiêm nhường, tao nhã là người có đức hạnh cao, tấm lòng độ lượng bao dung, cũng là người một lòng cung kính đối với mọi việc, mọi người xung quanh. Sự cung kính đó không phải bắt nguồn từ lòng sợ hãi mà xuất phát từ sự tôn trọng.
Như vậy, người xưa nhìn nhận rằng, dù là đạo trời hay đạo làm người, cái gốc đều ở một chữ "Khiêm" này.
6. Trọng đức
Trong cuộc sống chúng ta đều hiểu là phải biết tôn trọng người khác, nhưng rất ít người có thể thật sự hiểu được ý nghĩa của điều này.
Mạnh Tử nói: "Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình". Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết tôn trọng người khác. Khi kết giao với người khác, nếu có thể hiểu và tôn trọng họ, vậy thì ta cũng sẽ được họ hiểu và tôn trọng lại mình gấp trăm lần.
Người có tu dưỡng thì đối với bất kể ai cũng đều tỏ thái độ khiêm nhường, tôn trọng. Tôn trọng người dưới chính là một loại mỹ đức, tôn trọng người dưng chính là một loại ý thức, tôn trọng đối thủ là một loại độ lượng, tôn trọng tất cả mọi người là một loại giáo dưỡng.
Minh Ngọc
Theo Khỏe & Đẹp
Phật dạy: Phụ nữ tuyệt đối không được nợ những điều này, kẻo đến tuổi trung niên sẽ hối hận vô cùng Phật dạy: Phụ nữ tuyệt đối không được nợ những điều này Bằng không, khi đến tuổi trung niên sẽ nhận lấy báo ứng, lúc ấy dẫu hối hận cũng đã muộn màng. Cơ hội báo hiếu cha mẹ Phật dạy: Đừng đợi cha mẹ mất đi mới rơi nước mắt và báo hiếu. Lúc ấy dẫu bày mâm cao cỗ đầy cũng...