Bạn thân ‘cướp’ chồng rồi bảo tôi đừng buồn
‘Thôi, đừng có buồn. Mày càng như thế, càng làm khổ mày thêm thôi’.
Đọc tin nhắn của cô bạn thân mà trái tim Trinh càng thêm trống rỗng.
Trinh và Hùng yêu nhau được chính xác 4 năm 3 tháng 9 ngày. Hai người là hàng xóm, nhà cách nhau có vài bước chân. Thế nhưng mãi đến khi đi học xa, cả hai mới chuyện trò thân mật. Hùng trắng trẻo, đẹp trai và có nụ cười rất duyên. Còn Trinh, xét một cách công bằng, hình thức của cô chỉ dưới mức trung bình. Đổi lại, Trinh luôn chăm chỉ, học giỏi và tính tình nhũn nhặn.
Nhờ điểm thi đại học cao, Trinh giành được suất học bổng du học 4 năm sang Trung Quốc do cơ quan bố cô tài trợ.
Ngày đó, một phần do Trinh thích Hùng từ trước, một phần cũng do hai gia đình vun vén nên Trinh và Hùng đã chính thức yêu nhau. Tình yêu trong xa cách cũng trở nên mặn nồng hơn bởi những email sướt mướt, những tấm ảnh chia sẻ chân tình, những cuộc gọi điện lúc đêm khuya, những dòng tin nhắn tình cảm.
Đến ngày Trinh về nước, gia đình Hùng qua nhà cô nói chuyện người lớn và xin phép cho hai con đi lại với nhau. Trinh và Hùng định kết hôn rồi cô sẽ học tiếp cao học. Nhưng mẹ Trinh lại muốn con gái ổn định sự nghiệp trước rồi mới lo đến chuyện gia đình. Mẹ Trinh đã nói chuyện thẳng thắn với gia đình Hùng về việc này.
Từ đó, Hùng buồn và xa cách cô nhiều hơn. Nhưng Trinh vẫn tha thiết yêu Hùng, cô luôn chủ động rủ anh đi chơi nhưng phải lén lút giấu bố mẹ mình. Có đợt, Trinh xin phép gia đình đi tình nguyện với nhóm bạn đến 10 ngày, song thực ra cô và Hùng đã cùng nhau trốn đi du lịch miền Trung.
Sau đợt ấy trở về, đột nhiên Trinh gọi điện cho Hùng nhiều lần nhưng anh đều không nghe máy. Trinh sang tận nhà tìm thì bố mẹ Hùng nói anh không có nhà. Linh cảm hình như có điều gì đó không ổn nên bằng mọi cách, cô đã thuyết phục bố mẹ đồng ý cho hai người tổ chức đám cưới. Đúng lúc bố mẹ Trinh có phần nghiêng theo ý cô con gái thì một chuyện động trời đã xảy ra.
Video đang HOT
Trinh vẫn nhớ rất rõ, hôm ấy Hùng hẹn cô ra quán cà phê, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của hai người. Chiếc áo sơ mi tím, quần âu đứng đắn khiến Hùng trông thật nổi bật. Rồi… Hùng nhẹ nhàng nói lời chia tay. Quá bất ngờ và sửng sốt, Trinh điên đảo “truy lùng” lý do, nhưng Hùng chỉ đưa ra một lời giải thích ngớ ngẩn: “Chỉ vì không hợp”.
Trinh vẫn nhớ rất rõ, hôm ấy Hùng hẹn cô ra quán cà phê, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của hai người. (anh minh hoa)
Lời nói của Hùng đã khiến Trinh như chết đứng. Từ lúc đó đến khi về nhà, cô không nói một lời nào. Hai ngày sau, Trinh cũng không ăn, không uống. Bố mẹ Trinh cuống cuồng hỏi han. Sau khi biết chuyện, bố cô, vốn tính nóng nảy, đã chạy ngay sang nhà Hùng, chửi anh một trận không ra gì.
Nhưng đó vẫn chưa phải tất cả bất ngờ Trinh đón nhận. Hai tháng sau, Hùng lấy vợ. Nghe đâu cô dâu xinh đẹp lắm. Mọi người trong xóm kháo nhau nhà anh tất bật chuẩn bị sính lễ đón con dâu. Trinh vờ như không nghe thấy những lời bàn tán, nhưng bố mẹ cô thì không thể làm ngơ trước kẻ đã phụ bạc con gái mình. Sẵn máu nóng trong người, bố cô hầm hầm chạy sang nhà Hùng mạt sát anh, thậm chí mạt sát cả bố mẹ anh.
Ngày nhà Hùng rộn rã đón dâu cũng là ngày nhà Trinh lạnh lẽo, u ám nhất. Bố mẹ khuyên cô nên đi chơi xa cho khuây khỏa song cô chẳng còn tâm trí nào mà lê bước ra khỏi nhà.
Đứng trên sân thượng, nhìn Hùng tay trong tay hạnh phúc rạng ngời với cô dâu mới, lòng Trinh đau xót như bị từng mũi kim đang dày xéo. Trong một phút dại dột, cô đã định liều mình nhảy từ sân thượng xuống, chết ngay trong ngày cưới của Hùng. Song giữa lúc đó, hình ảnh bố mẹ lại hiển lên trong đầu Trinh, khiến cô chùn bước.
Định thần trở lại, Trinh tiếp tục hướng mắt về phía đám cưới. Xa xa, Trinh ngờ ngợ cô dâu như người quen từng gặp đâu đó. Tiến lại gần hơn, Trinh đã chết lặng khi nhận ra đó chính là Hoài – người bạn thân ngồi cùng bàn với cô thuở cấp 3. Hồi đó, Trinh đi du học, bố mẹ Hoài phá phá sản nên hình như cả gia đình phải chuyển vào Sài Gòn sống. Hai người mất liên lạc từ đó.
Tại sao Hoài lại phiêu bạt về đây, sao lại quen anh, sao họ lại thành đôi?… Bao câu hỏi rối bời trong suy nghĩ của Trinh, nhưng giờ phút này, cô biết mình chẳng thể thay đổi được điều gì nữa.
Mỗi ngày đi làm, Trinh đều phải đi qua nhà Hùng, rồi sớm muộn cũng sẽ đụng mặt nhau. Bố cô thì vẫn luôn hằm hè: “Nỗi hận này cả đời bố sẽ không bao giờ quên”.
Theo VNE
"Ba mẹ ơi chúng con đã biết khóc!"
Tôi ước gì có một tấm vé để về lại thời thơ trẻ đó, nơi mà tôi đã có những lỗi lầm thật sự.
Trong một chuyến đi biển định mệnh, gặp bão tố, ba tôi không may đã mãi nằm lại nơi biển lạnh mênh mông, bỏ lại mẹ và hai anh em tôi sống trong cô đơn buồn tủi, cùng trải qua với bao cay đắng tủi cực của cuộc đời.
Thằng em tôi kể cũng lạ, mỗi lần dọn cơm ra ăn là nó nhảy thỏm vào lòng ba nó ngồi rồi, miệng bi bô đòi ba tôi gắp cho nó đủ thứ. Có lần tôi rình gắp cục thịt từ chén nó, nó giận dỗi hất cơm tung tóe, khóc inh ỏi. Thế là bị ba tôi cho một bợp tai giụi họng, " mầy lúc nào cũng chọc em hoài". Mấy bữa nay ăn cơm không có ba, nó cứ hỏi suốt: " Ba đâu mẹ?"
"Ba đi bắt cá ở biển rồi, mai mới về". Mẹ tôi mặt buồn rượi vừa đút cơm vừa trả lời cho nó. Bà biết là ba của chúng tôi không về nữa nhưng vẫn cứ trả lời như thế cho qua chuyện. Lúc ấy, tôi thấy mẹ đưa tay quẹt ngang trên mặt, có lẽ mẹ tôi đang khóc. Hồi đó tôi học mới lớp một, tuổi thơ bé bỏng nên tôi không quan tâm đến chuyện mẹ tôi có khóc hay không mà chỉ suy nghĩ toàn điều vẫn vơ, không biết ba tôi có trở về nữa không. Tôi nghe đâu đó người ta nói ba tôi chết rồi, nhưng tôi cũng không hiểu chết là gì cả. Chỉ biết là mấy hôm nay không thấy ba tôi đâu nữa, tôi cũng thấy buồn như mẹ tôi vậy.
Hồi đó tôi rất sợ ba tôi vì ba thường đánh mắng tôi nhất. Ba tôi thường la rầy tôi như thế không phải vì ba không thương tôi mà vì tôi quá nghịch ngợm, suốt ngày cứ giành phần hơn về mình mà không bao giờ nhường nhịn cho em tôi cái gì cả.
Từ ngày ba tôi mất, mẹ tôi trở nên cơ cực bội phần, mọi cuộc sống gần như đảo lộn. Mẹ đảm nhận một lúc hai vai trò vừa làm mẹ, vừa làm cha để kiếm tiền lo lắng cho anh em tôi ăn học. Mới sớm tinh sương, khi anh em tôi còn khò ngủ trên giường thì mẹ đã dậy xuống quán để bán nước mía rồi. Cũng từ đó gia đình tôi chỉ sống phụ thuộc vào công việc bán nước mía của mẹ tôi thôi. Ngoài công bận bịu ở bên chiếc xe nước mía, mẹ còn lo toan đủ thứ.
Nhà tôi, hồi đó mỗi lần trời mưa to là trong và ngoài nhà gần như ướt đều nhau. Mỗi lần như thế, mẹ tôi phải đẫm mình hàng giờ mới có chỗ khô cho anh em tụi tôi nằm. Chiều nay sắp có mưa, mẹ lại lụi cụi ôm mấy cụm củi khô vào nhà phòng cất. Quảy nước, giặt đồ, mẹ làm ráo riết mọi việc. Những lúc không có việc gì làm, mẹ lại ra sau nhà bắt sâu cho mấy bụi cải, tỉa ớt, vun cà,...Mẹ không bao giờ cho phép mình nghỉ ngơi cả, vì mỗi lần không làm gì, mẹ lại nhớ ba rồi ngồi khóc một mình.
Nếu tôi được trở về thời đó, tôi sẽ là người con ngoan, người anh tốt (Ảnh minh họa)
Có nhiều hôm bán nước mía được đông khách, mẹ quay người dọc ngang. Đã vậy, không hiểu sao những hôm đông khách lại thường mất điện, mẹ hì hục cầm tay quay rẹt rẹt, những đoạn mía bị ngấu nghiền, nước tuôn lả tả, từng giọt mồ hôi trên người mẹ cũng rơi rải, loang theo. Những lúc trời mưa, không bán nước mía được, mẹ tôi lại nằm gác tay lên trán thở dài: " Trời cứ mưa hoài, lấy đâu ra tiền mua gạo nuôi mấy đứa nhỏ không biết". Còn tôi thì không quan tâm, có khi trời mưa tôi càng thích hơn vì được rủ bạn bè tắm mưa và không cần phải phụ má bán nước mía nữa...
Bây giờ anh em tôi đã trưởng thành, đã xa rời mái ấm thân thương của thời thơ bé và cả chiếc xe nước mía ngày nào của mẹ. Cái chiếc xe mà đã nuôi anh em tôi khôn lớn. Bây giờ nó đã bạc mòn, những bánh xe đã xì hơi không buồn căng lại. Mẹ tôi giờ đây tuổi đã xế chiều, mái tóc của mẹ đã điểm sương mai, nhìn dáng mẹ mà lòng tôi như thắt lại vì thương kính xót xa.
Có lần tôi đọc một tác phẩm cũng nói về tuổi thơ và tôi như đang bị lạc vào thế giới ấy. Tôi ước gì có một tấm vé để về lại thời thơ trẻ đó, nơi mà tôi đã có những lỗi lầm thật sự, nơi mà tôi đã làm cho mẹ tôi luôn đau buồn, cơ cực. Nơi mà tôi luôn giành đồ chơi của em tôi. Nếu tôi được trở về thời đó, tôi sẽ là người con ngoan, người anh tốt. Tôi sẽ biết bào mía, rửa ly cho mẹ và sẽ nhường tất cả những thứ đồ chơi cho em tôi. Điều đặc biệt hơn, mỗi khi cầm nén hương đốt lên bàn thờ ba, tôi sẽ biết khóc thật nhiều, thật nhiều và thật nhiều.
Khốn thay, khi tôi thấu hiểu thì chuyện đời đã quá muộn. Ba tôi đã ra đi quá sớm, ông không kịp cho tôi cảm nghiệm được thế giới này như thế nào, để có thể biết được nỗi đau nát lòng khi ông không còn nữa. Hôm nay tôi trở về, đứng trước bàn thờ ba, cầm nén hương, mà hai hàng nước mắt cứ rơi trào. Có lẽ đó là những dòng nước mắt đã thấu hiểu thực sự, nhưng đã quá muộn màng, khi mà ba tôi chỉ còn là đống xương tàn mà người đời đã quên dần qua năm, tháng.
Theo VNE
Không ngừng yêu em Lại một ngày nữa, nỗi nhớ về em cứ hiện hữu trong anh như thể ngày nào. Thời gian anh gặp em chẳng được bao nhiêu nhưng đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của anh. Anh thèm cái cảm giác được bên cạnh em, được yêu em và trong lúc này, không bao giờ ngừng yêu em. B.T. à! Đã nhiều...