Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
16 năm sống với mẹ kế, chị Bé Lem (SN 1994, quê Gia Lai) đã có cái nhìn khác biệt về mối quan hệ “dì ghẻ – con chồng” vốn được cho là khó lòng hòa thuận này.
Biết ơn khi có thêm một người mẹ
Mẹ kế trở thành người quan trọng trong cuộc đời Lem
Lem mất mẹ năm 13 tuổ.i. Cả bầu trời của chị như sụp đổ. Ông bà hai bên không còn, bố đi làm ăn xa, anh trai cả cưới vợ ở riêng, em trai út còn nhỏ.
Năm đó, bố Lem quyết định gửi con gái cho bà Hằng (SN 1969, quê Bình Định). Bà Hằng là bạn thân của mẹ Lem. Lem ban đầu phản đối nhưng rồi cũng đồng ý.
“Hồi đó, mình gọi mẹ là ‘cô’, xưng ‘con’. Mình về ở với mẹ, em trai chuyển đến chỗ anh trai, chị dâu. Bố đi làm ăn xa, cả năm về thăm mình đôi lần. Mẹ mình (bà Hằng -nv) lúc đó đã l.y hô.n nhiều năm, là mẹ đơn thân của một b.é gá.i kém mình 4 tuổi”, Lem kể.
Bé Lem thừa nhận, thời gian đầu chị không có hảo cảm với mẹ kế, thậm chí còn tỏ ý chống đối. Chị sống thu mình, ít khi trò chuyện với ‘cô’ nhưng rất thân thiết với con gái riêng của bà.
Nhưng rồi sự quan tâm, tình yêu thương chân thành của bà Hằng đã thay đổi hoàn toàn mối quan hệ này. Lem được bà Hằng quan tâm, lo lắng từ bữa ăn đến giấc ngủ.
Ở cùng bà Hằng, Lem được quan tâm, chăm sóc chu đáo
Sự quan tâm của bà Hằng khiến Lem cảm động. “Năm lớp 11, mình bị ốm nặng, sốt cao, phải nghỉ học 1 tuần. Mẹ thức canh mình cả ngày lẫn đêm, lau người giúp mình hạ sốt, cho mình uống thuố.c, vắt nước cam cho uống, nấu cháo cho ăn… Cứ chút xíu, mẹ lại kiểm tra xem mình thế nào.
Hành động ấy khiến mình thay đổi hoàn toàn suy nghĩ. Mình xác định, đây là người mẹ thứ hai của mình, là người mà mình tôn trọng và yêu quý”, Lem kể.
Năm học cấp 3, khi biết Lem dùng điện thoại, bà Hằng lo chị sao nhãng học hành nên đã lén cất đi. Lem phản ứng, nói những lời khiến mẹ tổn thương. Bà Hằng không nói một lời, chỉ lặng lẽ rơi nước mắt. Lem sau đó chủ động nói lời xin lỗi.
Khi Lem tốt nghiệp cấp ba, bà Hằng chủ động đưa chị đi mua một chiếc điện thoại thông minh và nói “đã đến lúc con được dùng điện thoại”. Kỷ niệm ngọt ngào ấy đã theo Lem đến tận hôm nay.
Video đang HOT
Mối nhân duyên đẹp nhất cuộc đời
Năm 2011, bố chị Lem quyết định hỏi cưới bà Hằng. Đôi bên ra mắt họ hàng, làm vài mâm cơm ấm cúng và cứ thế nên duyên vợ chồng. Với Lem, đó là mối nhân duyên tốt đẹp nhất đời mình bởi kể từ ngày đó, chị có thêm một người mẹ.
Bà Hằng hết lòng yêu thương, chăm sóc cháu ngoại
Năm 2012, khi Lem vào TPHCM học đại học, bà Hằng chuyển về Gia Lai.
Bà Hằng trước và sau khi trở thành mẹ kế của Lem không hề thay đổi, vẫn dành cho chị tình yêu thương vô bờ bến. Đối với hai người con trai của chồng, bà cũng bao dung như mẹ ruột.
“Mẹ chăm ba và em trai mình như chăm em bé vậy, lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Có năm em trai mình bị bệnh phải nhập viện điều trị. Em ở viện bao nhiêu ngày là bấy nhiêu ngày mẹ kề cạnh chăm nom. Ba con mình vẫn thường nói với nhau ‘nhà mình giờ không thể thiếu mẹ. Mẹ về quê mấy ngày là nhà cửa lộn xộn liền’”, Lem kể.
Lem biết ơn cuộc đời đã cho mình người mẹ thứ hai
Năm 2019, Lem kết hôn. Bà Hằng mất ngủ mấy tháng trời vì lo đám cưới cho con. Lem thích trang trí lễ gia tiên trang trọng nhưng bị bố phản đối vì tốn kém. Bà Hằng thấy vậy, nhất quyết lo cho con đầy đủ vì “cả đời mới cưới 1 lần”.
Năm 2021, Lem sinh con đầu lòng. Bà Hằng một lần nữa trở thành chỗ dựa cho chị. Cả ngày sinh nở lẫn quãng thời gian ở cữ, Lem luôn có mẹ đồng hành, chăm sóc.
“Sau khi lấy chồng, mình vẫn ở gần nhà bố mẹ. Từ khi mình sinh con, ngày nào mẹ cũng dậy sớm đi chợ, nấu ăn cho mình, chiều chuộng mọi sở thích ăn uống của mình.
Mình ngán ăn thịt lợn, mẹ làm bò tái cho mình ăn. Mình thích ăn trứng luộc lòng đào, mẹ canh từng tí để trứng không chín kỹ,… Đêm khuya mẹ cũng nấu cho mình ăn vì sợ mình cho con bú bị đói”, Lem kể.
Nhiều năm qua, Lem không còn cảm giác cô đơn. Bởi lẽ, trong mỗi dấu mốc trọng đại của cuộc đời, chị đều có mẹ bên cạnh. Từng thấy bất hạnh khi mẹ đẻ mất sớm nhưng giờ Lem lại thấy may mắn khi cuộc đời bù đắp cho chị người mẹ kế tuyệt vời.
Con gái đi làm ăn xa gửi đồ cho bố dượng, camera ghi lại cảnh khiến nhiều người chảy nước mắt
Nhiều người thừa nhận hình ảnh này đã khiến sống mũi mình cay cay.
Những người đang sống và làm việc xa nhà luôn có một nỗi lo thường trực là cuộc sống của bố mẹ ở quê. Có muôn vàn câu hỏi như: Liệu họ có được khoẻ mạnh không? Ăn uống thế nào? Có ổn như vẫn nói với mình qua điện thoại hay không?... Mới đây, trên MXH đã lan truyền câu chuyện xúc động về mối quan hệ giữa con gái và bố dượng, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Được biết chủ nhân của câu chuyện là Hoa Hoa (35 tuổ.i), đang sống ở Giang Tô (Trung Quốc). Còn bố dượng sống một mình ở quê sau khi mẹ cô qua đời vào đầu năm 2024. Thời gian gần đây, thời tiết trở lạnh nên cô đã mua một đôi giày bông ấm áp gửi cho bố dượng, thỉnh thoảng lại đặt đồ ăn ship đến tận nhà cho bố. Sau khi nhận đồ, cô xem camera tại nhà và thấy người bố dượng đang ôm di ảnh của vợ ngồi khóc nức nở.
Bố dượng ôm ảnh người vợ quá cố khóc nức nở
"Bố dượng của tôi!
Dạo này trời trở lạnh, tôi đã mua một đôi giày bông gửi về cho bố. Dù không quá thường xuyên nhưng tôi cũng gọi đồ ăn về cho ông. Tôi không thể về nhà nhiều nhưng may mắn là có dịch vụ ship hàng, tôi có thể thể hiện một chút sự hiếu thảo của mình với bố.
Hôm qua tôi gửi đồ, hôm nay đã đến bưu điện nên tôi gọi để bố đi lấy. Cúp điện thoại xong, bố ngồi khóc như mưa. Tôi hiểu tâm trạng của ông, nếu mẹ còn sống chắc chắn sẽ nói: 'Sinh con gái là tốt nhất!'. Nhìn bố ôm ảnh của mẹ qua camera, tôi đã bật khóc. Mẹ đã qua đời gần 1 năm nhưng chúng tôi chưa bao giờ quên mẹ, không chỉ tôi và em trai mà bố cũng thế. Bố đã nuôi chúng tôi khôn lớn, chúng tôi sẽ đối xử tốt với ông.
Mẹ không còn nữa nhưng chúng tôi vẫn còn cha , còn mái nhà và còn quê hương. Tôi tin rằng khi mình làm điều này, mẹ cũng sẽ rất vui vì bà đã rất quý trọng bố. Chúng tôi đều đã có gia đình của riêng mình, chỉ còn một mình bố cô đơn. Hy vọng thời gian trôi chậm lại một chút, để chúng tôi có thêm thời gian chăm sóc bố" - Hoa Hoa kể lại.
Đồ ăn mà Hoa Hoa gọi về cho bố dượng
Ở phần bình luận, Hoa Hoa cho biết thêm ban đầu bố dượng cô khá bình thường nhưng khi ngồi vào bàn ăn và mới ăn được vài miếng, ông đã bật khóc. Ông lấy khăn lau ảnh người vợ quá cố rồi gục đầu vào ảnh mà nức nở. "Tôi cũng không kìm được mà rơi nước mắt. Có lẽ đây chính là điều mọi người gọi là nỗi đau suốt đời sau khi người thân mất đi. Bạn sẽ không bao giờ biết mình chợt nhớ đến họ lúc nào" - cô nói.
Ngoài ra Hoa Hoa cũng kể thêm chuyện về người bố dượng và trả lời thắc mắc từ cư dân mạng. Theo đó mẹ cô bị ung thư từ khi cô mới 19 tuổ.i, đến năm cô 35 tuổ.i thì bà qua đời. Hồi đó bố dượng luôn ủng hộ niềm đam mê vẽ tranh của Hoa Hoa và cô đã thi đỗ vào một trường đại học tốt. Tuy nhiên sau khi mẹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, cô quyết định nghỉ học để có nhiều thời gian ở cạnh bà hơn.
Sau khi mẹ mất Hoa Hoa đã nhiều lần đề nghị bố dượng lên thành phố sống cùng với vợ chồng mình nhưng ông không đồng ý. Dù chỉ còn một mình, ông vẫn nhất định muốn sống ở quê vì cảm thấy ở đây an toàn, thân thuộc hơn so với thành phố.
Cô con gái riêng này cũng trực tiếp đề cập với bố dượng rằng ông có thể đi bước nữa nhưng ông cho biết mình tạm thời chưa nghĩ đến chuyện này: "Bố tôi mới ngoài 60 tuổ.i, có thể sẽ phải sống một mình trong khoảng 20 năm tới. Tôi đã nói với ông rằng ông không cần cảm thấy áy náy, nếu có một người phụ nữ đối xử tốt với ông, chân thành và không có quá nhiều vướng bận thì ông có thể cân nhắc. Nhưng ông trả lời rằng tạm thời chưa có suy nghĩ đó, ông cảm thấy mình đã lớn tuổ.i nên không muốn gây thêm phiền phức cho con cái".
Bố mẹ và con của Hoa Hoa khi mẹ cô còn sống
Sau khi đọc tâm sự của cô con gái về bố dượng, nhiều người đã bật khóc. Họ cho rằng câu chuyện về tình yêu mà bố dượng dành cho mẹ cô, tình yêu thương của ông với con riêng của vợ và sự tôn trọng, hiếu thảo của Hoa Hoa với bố dượng đều đáng trân trọng. Tình cảm gia đình thực sự thiêng liêng!
Một số bình luận từ cư dân mạng:
- Tôi đã khóc khi xem nó.
- Khi nhìn thấy hình ảnh và những dòng chữ này, tôi đã bật khóc. Có lẽ mẹ bạn ở nơi xa kia cũng sẽ cảm thấy được an ủi khi bạn đối xử với chồng mình như vậy. Bố dượng của bạn có vẻ là một người tốt bụng và yêu thương vợ con.
- Tôi gần như đã khóc khi đọc chia sẻ của bạn. Chú ấy là một người bố tốt, một người chồng tốt.
- Bạn khiến tôi cảm thấy trên đời vẫn còn những người đàn ông tốt.
- Tôi cũng được cha dượng nuôi dưỡng, tôi đã khóc khi nhìn thấy điều này.
- Người ta nói xã hội ngày càng lạnh lùng nhưng sự thực thì trên đời vẫn còn tình yêu.
- Mẹ đi rồi mà nhà cửa vẫn còn sạch sẽ quá, bố bạn là một người tốt.
- Tôi đã rơi nước mắt khi xem được bài đăng này. Gia đình bạn đều là những người nhân hậu và ấm áp. Mong mọi người có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
- Không phải chú, không phải bố dượng, không phải chồng mới của mẹ bạn, đó là một người cha. Tôi tin rằng người đàn ông này yêu mẹ bạn và các con của bà ấy rất nhiều.
- Mắt tôi ươn ướt. Sao bạn có thể khiến tôi - một người không tin vào tình yêu hay hôn nhân, phải xấu hổ thế này?
Sự thật về cô gái bỏng toàn mặt hy sinh ngoại hình để cứu mẹ bạn trai khỏi hoả hoạn Có người bày tỏ sự ngưỡng mộ cho tình yêu của cặp đôi nhưng cũng có không ít ý kiến hoài nghi. Những ngày vừa qua, trên MXH lan truyền câu chuyện về một cô gái có vẻ ngoài khá đặc biệt, nếu không muốn nói là đáng sợ do bị bỏng nặng. Theo các bài đăng, cô gái này là người Trung...