Bần thần bắt gặp thư tình của học sinh cấp một
Một cậu bạn học lớp 4 viết: “Hằng đêm anh thức trắng nhớ em. Một câu thơ chao về em sẽ không tuyết tàn (???).
Đó là những câu chữ hồn nhiên, ngộ nghĩnh của một cậu học sinh lớp 6 gửi cho cô bạn gái cùng lớp.
Hồn nhiên tuổi học trò
Rất nhiều những bức thư tình non trẻ của học sinh cấp một được phát giác, công khai trên mạng khiến cho người đọc không nhịn được cười. Toàn bộ bức thư có khi câu trước không ăn nhập với câu sau, lủng củng… thế nhưng lại là những cảm xúc đầu đời của các em.
Một bức thư tình để trong ngăn bàn của cậu bạn lớp 6 đã bị lộ và được truyền tay của bao nhiêu con mắt tò mò.
Một bức thư tình được viết nắn nót
Nội dung bức thư là: “Tớ không biết trong bụng bạn nghĩ tới ai nhưng tớ chỉ biết là trong trái tim tớ chỉ có một mình bạn là trong những bạn con gái tớ yêu thương nhất từ khi lần đầu gặp bạn cho đến bây giờ. Nhưng bạn mãi không hiểu tấm lòng của tớ nhưng tớ lại hiểu tấm lòng của bạn nghĩ gì và hiểu gì nên hôm nay tớ viết bức thư này để bạn hiểu tấm lòng yêu thương của tớ dành cho bạn suốt bao nhiêu năm rồi”.
Có lẽ khi viết lá thư này, cậu bé cũng trăn trở khá nhiều mới đủ dũng cảm cầm bút tâm sự về “không biết trong bụng bạn” “trong trái tim tớ”.
Video đang HOT
Hay một trường hợp khác là cô L.T.D, giáo viên một trường tiểu học ở quận Tân Phú, TPHCM, đã phát hoảng khi phát hiện cô học trò lớp 2 của mình viết thư tỏ tình với cậu bạn trai cùng lớp.
Trong thư có đoạn: “Em luôn nghĩ về anh. Em yêu anh nhưng anh không quan tâm đến em nên em rất đau khổ. Em quyết định không yêu anh nữa, em sẽ yêu con bác bảo vệ…”.
Một cậu bạn học lớp 4 cũng có cảm xúc tương tự: “Mặc dù 2 chúng ta chưa quen nhau nhưng từ cái nhìn đầu tiên anh đã biết trái tim mình đã dành chọn trong trái tim. Nụ cười rạng rỡ của em chưa nói cho anh biết tên em là gì? Mái tóc óng mượt với khuôn mặt tươi tắn của em đã nói cho anh biết em là của anh. Hằng đêm anh thức trắng nhớ em. Một câu thơ chao về em sẽ không tuyết tàn (???). Anh biết khi em nhận được bức thư này em sẽ bỡ ngỡ làm sao”.
Nhận thức đúng của phụ huynh
Chị Hạnh (Đống Đa, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng nhớ lại chuyện cách đây 4 năm, khi cậu con trai của chị học lớp 1. Bình thường cậu bé là người cẩn thận, gọn gàng, sách vở, đồ dùng để ngăn nắp tuy nhiên, trong một lần bất cẩn, cậu để rơi “bức thư tình” của mình. Cậu bé luống cuống giấu đi nhưng bị mẹ “chộp được”. Nội dung là: “Q.T đẹp trai. Tớ quý cậu” và “L.N rất xinh đẹp”, tất cả đều được viết nắn nót trong hình trái tim.
Mặc dù chị H. biết đó chỉ là quý nhau, chưa có gì nghiêm trọng song chị cũng không quên nhắc nhở: “Trong giờ học phải tập trung, không được nói chuyện như thế” và từ đó để mắt hơn tới cậu con trai. Chị H. tươi cười “Giờ thì T. không chơi với bạn gái ấy nữa”.
Cùng chung cảm xúc, chị Huyền (Mỹ Đình, Hà Nội) cũng đã choáng khi phát hiện thư tình trong ngăn cặp của cô công chúa học lớp 5 nhà mình. Bất ngờ, nhưng chị cũng không đánh mắng mà ngược lại, chị Huyền quan tâm, hỏi han con để biết “đối phương” kia là ai. Chị cho biết: “Giờ các bé dậy thì sớm, những cảm xúc đó không tránh khỏi. Mình cũng không nên vì thế mà tức giận, đánh mắng con”.
Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng giữ được thái độ điềm tĩnh đó. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng phải ngăn chặn sớm để tránh hậu quả khôn lường. Nhiều người coi đây là trò đùa, bêu rếu con, đồng thời nhiều biện pháp mạnh đưa ra như cấm đoán, mắng chửi, thậm chí đánh đập con… đã được sử dụng.
Theo Tiin
Cổ tích cải biên: Vết dằm nhức nhối
Bộ truyện tranh cổ tích Việt Nam cải biên đã để lại những hệ lụy không nhỏ cho thị trường sách và cả sự lệch lạc trong nhận thức của thế hệ trẻ nhưng không được cơ quan chức năng ngăn chặn.
Việc truyện cổ tích được làm mới với ngôn ngữ hiện đại, nhí nhố, nhân vật hài hước, "xì-teen", cách ăn nói ứng xử lệch lạc, đi ngược với những giá trị truyền thống... một dạo đã rộ lên làn sóng lên án, phản đối của độc giả và trên các phương tiện truyền thông. Nhưng mới đây, dư luận râm ran trở lại khi trên các trang mạng xuất hiện nhiều hình ảnh, lời thoại vô cùng đáng lo ngại từ truyện cổ tích cải biên này.
Đừng tưởng ngưng phát hành là xong
"Tấm! Tao cấm mày xào nấm với giấm rồi cơ mà? Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm", "Tấm! Mày hâm à? Mày câm à? Sao mày đâm thủng cái mâm?", "Kể từ ngày đó, sau mỗi bữa ăn Tấm đều lén trút một bát cơm nóng hổi vào yếm và nhảy tưng tưng ra ngoài giếng...". Đây là một trong những lời thoại ít phản cảm nhất kèm minh họa "gây choáng" của truyện cổ tích cải biên Tấm Cám đang "phát tán" mạnh mẽ trở lại trên các trang mạng. Kéo theo đó, dư luận cũng điểm lại, chỉ trích những chi tiết làm mới biến dạng cổ tích trong bộ truyện đã từng được xuất bản trước đó.
Ông Vương Quốc Thịnh, Giám đốc Công ty Artsign - đơn vị đã sáng tạo, làm mới và cho phát hành bộ truyện tranh cổ tích cải biên này (phần 1 gồm 20 tập truyện), khẳng định truyện tranh Tấm Cám vừa được đề cập là bài thi tốt nghiệp của một sinh viên Trường Đại học Văn Lang. "Chúng tôi không còn đầu tư cho thể loại này nữa nên không lên tiếng cải chính cho sự nhầm lẫn này của người đọc. Tuy nhiên, phải nói thêm rằng có một số vấn đề tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Chúng tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng vào giá trị nhân văn của bộ sách.
Các tập truyện cũng đã được Sở Thông tin - Truyền thông, Cục Xuất bản kiểm duyệt mới cho phát hành. Tôi nghĩ những người chịu trách nhiệm kiểm duyệt đã rất công tâm rồi. Độc giả có những ý kiến trái chiều, nhiều người lên án nhưng chúng tôi cũng nhận được không ít thư phản hồi tích cực, đồng tình ủng hộ và khuyến khích cách làm mới" - ông Vương Quốc Thịnh nói.
Một số hình ảnh và nội dung truyện cổ tích cải biên
Tuy nhiên, ngoài Tấm Cám nói trên thì những dẫn chứng của bạn đọc về cách thể hiện lời thoại "nhí nhố, khó chấp nhận" của bộ truyện tranh được Artsign phát hành chính thức cũng vô cùng phong phú. Nhiều người có lý do để lên án bộ truyện cải biên không phù hợp với những chuẩn mực giá trị truyền thống này.
Ông Nguyễn Thế Truật, Phó Giám đốc NXB Trẻ - đơn vị đầu tiên hợp tác với Artsign in ấn bộ truyện cổ tích cải biên, cho biết đơn vị đã ngừng hợp tác từ năm 2010. Sau này, Artsign phối hợp với NXB Giáo dục và Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Nam thực hiện tiếp nhưng cũng không đạt kết quả khả quan, lại bị dư luận lên án. Ông Vương Quốc Thịnh cho biết sau đó đơn vị cũng không tiếp tục phát hành bộ truyện này.
Nhưng không phải ngưng phát hành là xong, sự lan truyền trên mạng là một minh chứng.
Không bị thu hồi mới lạ!
Xôn xao không kém trong thời gian gần đây là bài văn hóa thân vào nhân vật Cám kể lại câu chuyện cổ tích này, được một học sinh thể hiện bằng ngôn ngữ "rất gần" với truyện tranh cải biên: "Đang chơi hội vua ban lệnh thử giày, mẹ và tôi cùng thử nhưng giày con nào mà bé thế, bố tao cũng không ních vào được... Đên ngày giỗ bô nó cũng biêt đường vác mặt mà vê. Bây giờ oai như cóc rôi, bà sẽ cho mày môt phen".
Truyện ma kinh dị, game bạo lực đã ảnh hưởng rất rõ, chi phối lối sống của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Ai nói rằng cổ tích làm mới, hài hước chọc độc giả cười nhưng ngôn ngữ "gây sốc" ấy lại không để lại hệ lụy cho những nhận thức lệch lạc trong suy nghĩ, tâm hồn của độc giả ở lứa tuổi thanh thiếu niên? Mọi nỗ lực sáng tạo luôn được khuyến khích nhưng nếu đó là sự dễ dãi, làm biến dạng các giá trị thì cần phải xem lại.
Mai An Tiêm bán dưa hấu nói với khách: "Hàng hiếm mà ông anh!", công chúa con vua Thủy Tề gọi Thạch Sanh "anh đẹp trai gì ơi", Lang Liêu tham gia cuộc thi Vào bếp với người nổi tiếng để làm món ăn dâng vua Hùng... Có nhìn ở góc độ chia sẻ với "nỗ lực làm mới" của đơn vị làm sách thế nào cũng không chấp nhận được cuộc cải biên quá lố đến như thế.
Theo đại diện Công ty Phát hành sách TPHCM (FAHASA), ngay khi dư luận lên tiếng phản đối bộ truyện vào năm 2010, đơn vị đã trả toàn bộ các bản sách về cho đơn vị sản xuất. Ông Vương Quốc Thịnh vẫn cho rằng bộ truyện có đầu ra khá tốt, hiện tại đã bán hết trên thị trường.
Nếu so với Sát thủ đầu mưng mủ - đã phải tạm thu hồi vì áp lực dư luận trước đây - thì những ảnh hưởng, hệ lụy của bộ truyện tranh cổ tích cải biên còn hơn gấp nhiều lần.
Bà Nguyễn Lệ Chi, Giám đốc Công ty Chibooks, lên tiếng: "Mỗi thể loại sách đều hướng phục vụ cho một đối tượng nhất định. Luật Xuất bản đến nay vẫn có những quy định, tiêu chí cụ thể về việc thu hồi một đầu sách nhưng tôi cho rằng với một xuất bản phẩm sai lệch giá trị truyền thống, ảnh hưởng đến nhận thức thế hệ thì thu hồi là điều cần làm".
Theo người lao động
Tôi tin và ủng hộ cô giáo Thủy! Đã là sinh viên khoa Ngữ văn ngành Sư phạm và ra trường là một giáo viên dạy Văn, tôi cam đoan không có ai hiểu sai hoặc nhận thức không đúng về câu này. Bởi câu đó rất quen thuộc từ khi học phổ thông, sang học đại học...tới lúc ra trường đi dạy. Đã tới lúc những cách dạy học gò...