Bàn tay ‘ma thuật’ của Hứa Thị Phấn
Ngày 22/6, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã mở phiên xét xử phúc thẩm đối với Hứa Thị Phấn và các đồng phạm.
Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT TRUSTBank, cựu chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư phát triển Phú Mỹ) và các đồng phạm bị xét xử về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Phiên phúc thẩm được mở theo kháng nghị của Viện trưởng VKSND TP.HCM; kháng cáo của các bị cáo và nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Hứa Thị Phấn đã có đơn xin xét xử vắng mặt
Phiên tòa dự kiến kéo dài tới ngày 29/6 do thẩm phán Phan Thanh Tùng làm chủ toạ cùng hai thẩm phán Trần Văn Mười và Trần Thị Thu Thuỷ.
Thẩm phán dự khuyết cho HĐXX là ông Nguyễn Đắc Minh. Kiểm sát viên tại phiên xử là ông Đặng Quốc Việt và Võ Phong Lưu.
Vì lý do sức khỏe nên Phạm Công Danh (cựu chủ tịch ngân hàng xây dựng – VNCB), Hứa Thị Phấn đã có đơn xin xét xử vắng mặt.
Bị án Phan Thành Mai (cựu TGĐ ngân hàng VNCB) là người liên quan của vụ án cũng có đơn xin xét xử vắng mặt.
Hứa Thị Phấn vẫn đang điều trị tại bệnh viện
Video đang HOT
Khi khai mạc phiên tòa, chủ tọa thông báo các nhà báo được tường thuật, ghi chép diễn biến phiên tòa nhưng không được ghi âm, ghi hình do yêu cầu đảm bảo quyền nhân thân của những người tham gia phiên tòa.
Phiên sơ thẩm, Hứa Thị Phấn bị tuyên phạt 20 năm tù. Tổng hợp hình phạt với các bản án trước đó, bị cáo Phấn phải chấp hành là 30 năm tù.
5 bị cáo còn lại cũng phải lãnh từ 2 năm tù cho hưởng án treo đến 7 năm tù giam.
Bàn tay “ma thuật” của Hứa Thị Phấn
Theo bản án sơ thẩm, lợi dụng việc nắm giữ 84,92% vốn điều lệ, là cổ đông lớn, nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng Đại Tín, bà Phấn đã thâu tóm và chỉ đạo toàn bộ HĐQT, ban điều hành và cán bộ, nhân viên ngân hàng Đại Tín
Cụ thể, chỉ đạo Bùi Văn Lắm (Chủ tịch BCH Công đoàn), Nguyễn Kim Thanh (Phó phòng Đầu tư kiêm thành viên Hội đồng đầu tư ngân hàng) làm các thủ tục để ngân hàng đầu tư trực tiếp 1.037 tỷ đồng trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản do 3 công ty của bà Phấn làm chủ đầu tư.
Số tiền này, Phấn không sử dụng vào dự án như hợp đồng hợp tác mà chiếm đoạt cá nhân, đến nay chối bỏ trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng Đại Tín.
Sau khi bà Lý Kim Chi (TGĐ công ty TNHH Phú Mỹ) mua lại 90% phần vốn góp vào công ty TNHH Phú Mỹ từ Hứa Thị Phấn, bà Chi đã thanh lý hợp đồng hợp tác và hoàn trả đủ cho ngân hàng Đại Tín toàn bộ gốc và lợi nhuận khoản tiền hơn 136 tỷ đồng mà ngân hàng đã đầu tư vào dự án khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B bị Hứa Thị Phấn chiếm đoạt.
Cáo trạng cho rằng, ngân hàng Đại Tín đầu tư không bị mất hơn 136 tỷ đồng này, nên thiệt hại thực tế của ngân hàng Đại Tín là hơn 901 tỷ đồng.
Đến nay, cả 3 dự án còn lại đều không được triển khai, bị cơ quan có thẩm quyền chấm dứt đầu tư do chủ đầu tư không thực hiện dự án.
Ngoài hành vi trên, bà Phấn còn bị cáo buộc đã chỉ đạo Bùi Thị Kim Loan (kế toán công ty TNHH Phú Mỹ, Phó GĐ công ty TNHH đầu tư địa ốc Phúc Nguyễn) và một số con cháu, nhân viên dưới quyền thực hiện việc mua và nâng khống giá trị 4 bất động sản ở TP.HCM và Khánh Hòa.
Bà Phấn dùng ảnh hưởng của mình, chỉ đạo HĐQT và ban điều hành ngân hàng Đại Tín mua 4 bất động sản này với lý do mở rộng hệ thống hoặc đầu tư bất động sản, với tổng giá trị trên 661 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 437 tỷ.
Việc mua các bất động sản này diễn ra vào thời điểm ngân hàng Đại Tín đã vượt quá tỷ lệ mua sắm tài sản cố định, dẫn đến việc 4 bất động sản này đến nay chưa thể hạch toán vào tài khoản tài sản cố định của ngân hàng.
Theo cáo buộc, tổng số tiền Hứa Thị Phấn chiếm đoạt của ngân Đại Tín là hơn 1.338 tỷ đồng.
Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Luật sư tiếp tục gửi kiến nghị tới Chủ tịch nước
Ngày 13/6, luật sư Trần Hồng Phong tiếp tục có đơn cung cấp tình tiết mới và kiến nghị kháng nghị tái thẩm vụ án Hồ Duy Hải gửi tới Chủ tịch nước.
Ngoài ra, luật sư Phong cũng gửi thư đến viện trưởng Viện KSND tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về vụ án Hồ Duy Hải mà ông Phong mới thu thập được.
Theo luật sư Phong, ngay sau khi phien toa Giam đôc thâm kêt thuc, nhưng ngay qua lien tiêp xuât hiẹn nhiêu tai liẹu, tinh tiêt mơi truơc đay ông và các luật sư chua tưng biêt đên, hoạc khong đuơc tiêp cạn, hoạc chua phat hiẹn ra.
Trong đơn, luật sư Phong chỉ ra nhiều điểm chưa được làm rõ, đặc biệt là các tài liệu thể hiện Hồ Duy Hải liên tục kêu oan, nhưng chưa bao giờ được xem xét nội dung kêu oan. Việc Hồ Duy Hải khai nhận tội là có, tuy nhiên cùng đó Hồ Duy Hải cũng liên tục kêu oan, khẳng định mình chỉ khai, chứ không thực hiện hành vi giết hại hai nạn nhân.
Tử tù Hồ Duy Hải.
"Khi nhận cáo trạng, lời nói đầu tiên của Hồ Duy Hải là mình không phạm tội, cáo trạng không đúng. Hồ Duy Hải kêu oan tại phiên tòa sơ thẩm, tại phiên phúc thẩm Hồ Duy Hải cũng kêu oan", luật sư Phong cho biết trong đơn.
Trong lời nói sau cùng Hồ Duy Hải đề nghị "xem xét lại vụ án này thật kỹ", và khẳng định mình không phạm tội. Trong thời gian thi hành án, năm 2011 từ trong trại tạm giam Công an tỉnh Long An, Hồ Duy Hải đã gửi đơn kêu oan đến Quốc hội. Và nhiều lần khác khi tiếp xúc các đoàn liên ngành, Hồ Duy Hải cũng kêu oan.
Luật sư Phong cho rằng, điều bất thường là những tài liệu thể hiện lời kêu oan của Hồ Duy Hải hoặc đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án, hoặc các luật sư chưa bao giờ được tiếp cận. Chỉ sau phiên tòa Giám đốc thẩm, những tài liệu thể hiện việc Hồ Duy Hải kêu oan mới xuất hiện và hoàn toàn có thể kiểm chứng.
Ngoài nội dung trên, luật sư Phong cũng cho biết, trong bản ảnh thực nghiệm hiện trường do CQĐT chụp (ngày 20/8/2008) cho thấy một tình tiết bất ngờ đó là thẩm phán Lê Quang Hùng - người sau đó là chủ tọa phiên tòa sơ thẩm đã có mặt chứng kiến quá trình thực nghiệm điều tra.
Theo quy định tại Điều 42 và 46 Bộ luật Tố tựng hình sự 2003 (nay là Điều 49 và 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) thì: Người tiến hành tố tụng (thẩm phán) phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ đã tham gia với tư cách là người làm chứng trong vụ án đó; hoặc có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Theo luật sư Phong, mặc dù thẩm phán Hùng không chính thức tham gia vào quá trình thực nghiệm điều tra với tư cách là người làm chứng, tuy nhiên việc ông có mặt, chứng kiến Hồ Duy Hải thực nghiệm điều tra (là một thủ tục tố tụng thuộc giai đoạn điều tra và có ý nghĩa tương đương vai trò là người chứng kiến) rồi sau đó chính ông lại là chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm là không vô tư, khách quan.
Từ những tình tiết mới trên, luật sư Trần Hồng Phong đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao xem xét và ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với vụ án này theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Ngày 12-6 xử giám đốc thẩm vụ đến tòa tự tử Ngày 12-6, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm vụ án liên quan đến ông Lương Hữu Phước, người đến tòa nhảy lầu. Nguồn tin của PLO cho hay dự kiến ngày 12-6, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm vụ án liên quan đến ông Lương Hữu Phước (người đến toà nhảy lầu). Như vậy, chỉ...