Bàn tay chuyển màu đen của lãnh đạo Thượng viện Mỹ gây chú ý
Bàn tay chuyển màu đen với ngón cái dán băng y tế của lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện McConnell gây hoài nghi về sức khỏe của ông.
Những bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội và được chia sẻ rộng rãi tuần trước cho thấy thượng nghị sĩ Mitch McConnell, 78 tuổi, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện, đang cúi nhặt một chiếc khẩu trang. Ông để lộ bàn tay phải sẫm màu hơn với phần còn lại của cơ thể, ngón cái được dán một miếng băng y tế.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell để lộ bàn tay phải sẫm màu với ngón cái được băng bó khi cúi nhặt khẩu trang hôm 21/10. Ảnh: AP.
Hầu hết các bức ảnh chụp McConnell gần đây đều cho thấy ông giấu tay phải trong túi áo vest. Nhiều bức ảnh được chụp tuần trước cho thấy rõ bàn tay đổi màu của ông. Trong cuộc tranh luận trên truyền hình hồi đầu tháng với đối thủ Amy McGrath, tay của McConnell trông bình thường.
Văn phòng của McConnell không trả lời yêu cầu bình luận về sức khỏe của ông. Tuy nhiên, khi được một phóng viên hỏi về sức khỏe và những vấn đề liên quan đến bàn tay phải, McConnell khẳng định ông không gặp vấn đề gì về sức khỏe.
Tuy nhiên, khi phát biểu tại Thượng viện sáng 22/10, McConnell vẫn xuất hiện với bàn tay sẫm màu và ngón cái được băng. Chiều cùng ngày, phóng viên tiếp tục gạn hỏi liệu ông có bị bầm tím hay gặp vấn đề gì, McConnell khẳng định “không cần lo ngại”.
Phóng viên sau đó hỏi liệu McConnell đã tìm cách điều trị y tế cho vấn đề này chưa, song thượng nghị sĩ không trả lời.
Ông McConnell với bàn tay gây chú ý khi phát biểu tại Thượng viện hôm 22/10. Ảnh: C-Span.
McConnell cũng gây chú ý khi xuất hiện với phần môi trên dường như bị tụ máu, thâm tím. Theo CNN, McConnell từng bị bệnh bệnh bại liệt khi còn nhỏ và trải qua ba cuộc phẫu thuật vào năm 2003 và 2019.
Video đang HOT
Bên dưới bài đăng của nhà báo Amy Siskind hôm 23/10, một y tá cho rằng lãnh đạo phe đa số Thượng viện có thể đang dùng thuốc làm loãng máu, loại thuốc có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Những vết bầm tím trên cơ thể ông có thể do ông bị ngã vì di chứng của bệnh bại liệt.
Sức khỏe của McConnell có thể là một vấn đề đáng quan tâm đối với cử tri ở bang Kentucky, nơi bắt đầu bỏ phiếu sớm vào ngày 13/10. McConnell sẽ tái tranh cử ghế thượng nghị sĩ ở bang này trong cuộc bầu cử năm nay.
“Thượng nghị sĩ McConnell có thể không muốn thảo luận về sức khỏe của ông vào thời điểm quá gần cuộc bầu cử. Nhưng với tư cách lãnh đạo phe đa số Thượng viện, ông cần công khai và minh bạch hơn so với người bình thường”, Marisa McNee, phát ngôn viên của đảng Dân chủ tại Kentucky, cho hay, lưu ý rằng McConnell từng cởi mở về sức khỏe của mình, như việc ông trải qua cuộc phẫu thuật sau khi bị gãy xương vai.
Độ tuổi trung bình của thượng nghị sĩ Mỹ tại quốc hội hiện là 61,8, cao nhất trong lịch sử Mỹ, khiến vấn đề sức khỏe của họ rất được quan tâm. Nhiều thành viên Thượng viện Mỹ hiện đã trên 80 tuổi.
"Vũ khí tối thượng" Obama có giúp ông Biden đánh bại Tổng thống Trump?
Là nhân vật truyền cảm hứng cùng khả năng thu hút đám đông, sự giúp sức của ông Obama có thể làm nghiêng cán cân cử tri về phía ứng viên Joe Biden.
Cựu Tổng thống Obama đã trở lại để hỗ trợ cộng sự năm xưa.
Trong diễn biến mới nhất của cuộc bầu cử Mỹ, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đã nhận được sự ủng hộ không thể nào tốt hơn từ cựu Tổng thống Barack Obama trước cuộc đối đầu với Tổng thống Donald Trump vào ngày bầu cử 3/11.
Ông Obama được ví như "vũ khí" tranh cử mạnh nhất của ông Biden trong giai đoạn nước rút. Trong Obama đã lên tiếng ca ngợi người đồng hành Bidenlần xuất hiện gần nhất, cựu tổng thống Barack năm xưa, đồng thời chỉ trích người kế nhiệm Donald Trump về hàng loạt vấn đề, từ đối phó với dịch bệnh Covid-19, quản lý nền kinh tế, bê bối thuế cá nhân, đạo luật sức khỏe hay việc chính bản thân ông chủ Nhà Trắng không thể bảo vệ mình trước Covid-19.
Là nhân vật truyền cảm hứng, khả năng thu hút đám đông, sự giúp sức của ông Obama có thể làm nghiêng cán cân cử tri về phía ứng viên Joe Biden.
Tuy nhiên, viết trên tờ The Hill, nhà phân tích chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Fred Gedrich đã đặt câu hỏi: Liệu nước Mỹ có sẵn sàng cho sự trở lại của cặp đôi Obama-Biden năm xưa?
Cặp đôi Obama/Biden trở lại
Với 44 năm làm việc trong tư cách là thượng nghị sĩ và phó tổng thống Mỹ, Joe Biden đã có cho mình hồ sơ đáng kể về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Chính vì vậy, việc xem lại hiệu quả làm việc trong khoảng thời gian ông nắm vai trò trên chính là cơ sở để cử tri quyết định xem có nên trao lá phiếu của mình cho ứng viên đảng Dân chủ một lần nữa. Điều cốt lõi nhất mà cử tri Mỹ cần cân nhắc đó là đường lối của ông Biden có ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế Mỹ, an ninh quốc gia Mỹ cũng như hòa bình và an ninh quốc tế hay không.
Năm 2008, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Barack Obama đã chọn Thượng nghị sĩ Biden làm người đồng tranh cử với mình. Ông Obama coi trọng ông Biden vì nhân vật này đã hoạt động ở Thượng viện 36 năm, là ngọn cờ đầu về chính sách đối ngoại, với 12 năm là chủ tịch và thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Trong 8 năm cầm quyền, Tổng thống Obama đã chỉ định Phó Tổng thống Biden là người chỉ đạo cho ông về nhiều vấn đề an ninh toàn cầu có tính chất quan trọng nhất.
Ở thời điểm ấy, nhiều người Mỹ tin rằng cặp đôi Obama và Biden sẽ mang đến cho đất nước một sự thay đổi đáng hoan nghênh hơn chính quyền George W. Bush vốn bị chỉ trích vì các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq tiêu tốn tiền của. Về phần mình, cặp đôi Obama và Biden thể hiện thiện chí trong việc tận dụng Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác để giải quyết các vấn đề khó khăn nhất của thế giới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates dưới thời Obama đã không đồng tình về các phán quyết an ninh của Biden. Trong cuốn sách năm 2014, ông Gates viết rằng, "ông ấy (Biden) đã sai lầm trong hầu hết các chính sách đối ngoại và vấn đề an ninh quốc gia trong bốn thập kỷ qua".
Năm 2000, ông Biden ủnh hộ sáng kiến của cựu Tổng thống Bill Clinton nhằm bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc và tạo điều kiện cho nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
Sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc đã gián tiếp góp phần đóng cửa khoảng 60.000 nhà máy của Mỹ. Viện Chính sách Kinh tế báo cáo rằng điều này cũng làm tổn hại khoảng 3,7 triệu việc làm của Mỹ, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất.
Năm 2001 và 2002, ông Biden biểu quyết ủng hộ cho các cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq, dẫn đến 7.037 binh lính Mỹ tử vong và 53.117 lính Mỹ bị thương. Các cuộc chiến tranh sau ngày 11/9 được báo cáo đã tiêu tốn của người nộp thuế ở Mỹ khoảng 6,4 nghìn tỷ USD.
Khoảng 84% thương vong ở Afghanistan (19.350 trong số 23.113) xảy ra dưới thời Obama/Biden, trong khi 95% thương vong ở Iraq (35.182 trong số 37.041) xảy ra dưới thời Bush/Cheney.
Chỉ 1% tổng số thương vong xảy ra dưới thời Trump/Pence. Nhìn chung, ước tính có khoảng 800.000 chiến binh và những người không tham chiến đã bỏ mạng tại các khu vực xung đột hậu 11/9, cùng với khoảng 60 triệu người phải di dời.
Thế giới thế nào sau 8 năm Obama/Biden sát cánh?
Joe Biden.
Chỉ số Hòa bình Toàn cầu của Viện Kinh tế và Hòa bình đã đưa ra một đánh giá chung để nhận định về điều này. Theo đó, chỉ số hòa bình dưới thời Obama/Biden suy giảm kéo dài một thập kỷ, với khủng bố ở mức cao nhất mọi thời đại, số người chết vì xung đột ở mức cao nhất trong 25 năm và số người tị nạn ở mức chưa từng thấy trong 60 năm.
Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo các tổ chức khủng bố nước ngoài đã tăng 34% kể từ khi Obama/Biden nhậm chức vào năm 2009, với khoảng 75% trong số đó hoạt động ở các quốc gia đa số theo đạo Hồi.
Giám đốc tình báo quốc gia của chính quyền Obama, James Clapper, đã xác nhận tình hình toàn cầu ở mức nghiêm trọng trong cuộc họp báo của ông về Đánh giá Đe dọa Toàn cầu của Cộng đồng Tình báo Mỹ năm 2016.
Chính sách thiết lập lại của Obama/Biden với Nga (2009-2013) đã phản tác dụng khi Nga quyết định sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tham gia vào cuộc chiến Syria vào năm 2015. Điều này đã cho phép Điện Kremlin thiết lập các thỏa thuận dài hạn cho một căn cứ không quân và cảng biển của Nga tại các khu vực tương ứng nói trên.
Sự sụp đổ chính trị ở Libya do có sự nhúng tay của phương Tây đã biến nơi đây lâm vào khủng hoảng, với 4 nhà ngoại giao Mỹ bị sát hại ở Benghazi và Libya đã trở thành một quốc gia chìm sâu trong xung đột. Cùng với đó, việc Mỹ rút quân sớm khỏi Iraq đã tạo ra một khoảng trống an ninh cho phép nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phát triển, chiếm giữ và gieo rắc ác mộng khủng bố phần lớn lãnh thổ và con người ở Iraq và Syria từ đầu năm 2011.
Báo cáo năm 2013 của Mandiant cùng với quan điểm của giới chính trị Mỹ cũng chỉ trích việc chính quyền Obama/Biden không thể hiện lập trường mạnh mẽ chống lại Trung Quốc đã cho phép chính quyền quốc gia châu Á từng bước tận dụng, thu thập các thông tin bí mật về hàng không vũ trụ, năng lượng, vệ tinh và viễn thông của Mỹ và sử dụng điều này để thực hiện các hoạt động phá hoại kinh tế, quân sự và chính trị và chiến tranh.
Ở phía ngược lại, nhà phân tích Fred Gedrich nêu quan điểm rằng, trong gần 4 năm cầm quyền, Tổng thống Trump đã theo đuổi chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết". Chính quyền của ông đã đối đầu với Trung Quốc trên không gian mạng, công nghệ và các hoạt động thương mại mất cân bằng; ủng hộ các đồng minh Đông Âu trong căng thẳng với Nga và đình chỉ tham gia Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF); chấm dứt thỏa thuận hạt nhân Iran; tiêu diệt thủ lĩnh khủng bố IS; ủng hộ thỏa thuận hòa bình lịch sử ở Trung Đông giữa hai quốc gia Ả Rập và Israel; cũng như đang trong quá trình loại bỏ gần như toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Afghanistan và Iraq.
Hiệu quả những chính sách nói trên của ông Trump sẽ còn cần thời gian chứng minh và được đánh giá bởi giới phân tích, nhưng phần nào hướng đi này đang mang lại những thay đổi cho nước Mỹ.
Ở thời điểm hiện tại, ông Biden đề nghị người Mỹ quay trở lại các chính sách đối ngoại toàn cầu hóa của chính quyền Obama năm xưa. Những chính sách đó đã bị chỉ trích là gây ra các cuộc xung đột bất tận, khủng bố tràn lan, hàng chục nghìn nhà máy của Mỹ phải đóng cửa và hàng triệu người Mỹ bị mất việc làm.
Chính vì vậy, các cử tri sẽ phải quyết định xem họ có muốn quay trở lại các chính sách đó hay chờ đợi những điều mới mẻ.
'Lợn chiến' - sát thủ diệt tăng hơn 40 năm tuổi của không quân Mỹ chưa chịu ngừng bay Chỉ sáu năm trước, Không quân Mỹ đang trên đà loại bỏ toàn bộ phi đội cường kích hỗ trợ đường không tầm gần A-10 Thunderbolt II, hay còn được gọi là Warthog (warthog nghĩa là lợn lòi, do khẩu súng Gatling 7 nòng mỗi khi khai hỏa phát ra tiếng ồ ồ như lợn lòi-PV). "Lợn chiến" A-10 Warthog của Không quân...