Bàn tay biệt đội tử thần Ả Rập Saudi vụ “phân xác” nhà báo Khashoggi?
Nhà báo chuyên viết bài phản đối chính sách của hoàng gia, Jamal Khashoggi, được cho là trở thành nạn nhân mới nhất của biệt đội tử thần Ả Rập Saudi.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman chịu nhiều sức ép vì bê bối sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
Theo tờ Middle East Eye, những tiết lộ mới phần nào chỉ ra mối liên hệ giữa biệt đội tử thần hoạt động dưới quyền gi ám sát và chỉ huy của thái tử Mohammed bin Salman.
Firqat el-Nemr hay biệt đội “mãnh hổ”, rất nổi tiếng đối với cơ quan tình báo Mỹ. Biệt đội này thành lập hơn một năm trước bao gồm 50 người tinh nhuệ nhất của đơn vị tình báo, quân sự và có cả chuyên gia pháp y.
Các thành viên trong biệt đội được tuyển chọn từ nhiều đơn vị khác nhau, phục vụ trực tiếp dưới quyền thái tử Mohammed bin Salman (MBS).
Tờ Middle East Eye (MEE) độc quyền tiết lộ hoạt động của biệt đội tử thần này, dựa trên những nguồn tin thân cận từ chính hoàng gia Ả Rập Saudi.
Nhiệm vụ của biệt đội “mãnh hổ” là ám sát những người Ả Rập Saudi bất đồng chính quyền tại vương quốc hoặc ở nước ngoài, theo cách mà không ai biết.
Thiếu tướng Ahmed al-Assiri, phó giám đốc cơ quan tình báo Ả Rập Saudi mất chức vì bê bối sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
“Hoàng gia Ả Rập Saudi tin rằng việc bắt giữ những người như nhà báo Jamal Khashoggi chỉ càng khiến tình hình căng thẳng hơn, nên tốt nhất là bịt miệng họ mãi mãi”, nguồn tin nói với MEE.
Cách thức sát hại của biệt đội tử thần này rất đa dạng. Đối với nhà báo Jamal Khashoggi dường như là tra tấn, chặt xác thành nhiều mảnh ngay tại lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2.10.
Biệt đội cũng được cho là biết cách để dàn dựng vụ ám sát cho giống với tai nạn, giống như đâm xe hay cháy nhà. Họ còn có những loại virus chết người để khiến nạn nhân qua đời một cách từ từ.
Lãnh đạo biệt đội tử thần là thiếu tướng Ahmed al-Assiri, phó giám đốc cơ quan tình báo Ả Rập Saudi. Người này mới bị sa thải hồi tuần trước, khi vụ ám sát bị phanh phui.
Video đang HOT
Các thành viên biệt đội “mãnh hổ” đều là những người tinh nhuệ nhất và có cả thành viên do đích thân thái tử lựa chọn.
“Assiri nổi tiếng với biệt danh ‘con hổ của miền nam’. Truyền thông Ả Rập Saudi thì gọi thiếu tướng này là ‘quái thú’ và ông ta rất thích biệt danh này”, nguồn tin cho biết.
Dưới quyền thái tử
Những nhân vật mất quyền lực vì bê bối ám sát nhà báo Khashoggi bao gồm thiếu tướng Assiri hay cố vấn Saoud al-Qahtani đều là những người thân cận với thái tử MBS.
Thái tử còn đích thân chọn 5 thành viên trung thành nhất trong đội vệ sĩ riêng của mình vào biệt đội “mãnh hổ”, nguồn tin cho biết thêm.
Họ nằm trong 15 người đến Thổ Nhĩ Kỳ làm nhiệm vụ giết Khashoggi. Những cái tên lộ diện bao gồm Maher Abdulaziz Mutrib, Mohammed al-Zahrani và Dhaar al-Harbi.
Mutrib là một thiếu tướng từng tháp tùng thái tử MBS đến Boston, Housston và trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York hồi đầu năm nay.
Mutrib được mô tả là “dây thần kinh của biệt đội mãnh hổ”, do thái tử lựa chọn và tin tưởng. Thái tử sẽ trực tiếp liên hệ với những người này để giám sát nhiệm vụ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận 14 lần Mutrib gọi điện thoại hôm 2.10, thời điểm nhà báo Khashoggi bị sát hại. 7 trong số này là gọi đến văn phòng làm việc của thái tử.
Nguồn tin nói, Mutrib và 3 người khác cho Khashoggi dùng morphine, trước khi nhà báo này bị cắt rời bên trong lãnh sự quán.
Tất cả chỉ trong 7 phút
Tubaigy đáp chuyến bay riêng đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Thành viên biệt đội sát thủ 15 người đến Thổ Nhĩ Kỳ sát hại nhà báo Khashoggi bao gồm một chuyên gia pháp y, theo MEE. Tất cả diễn ra từ nhát cắt đầu tiên cho đến khi kết thúc chỉ trong 7 phút.
Nguồn tin nói trên MEE rằng Khashoggi bị lôi lên bàn với những tiếng la hét, chống trả trong bất lực. “Họ không thẩm vấn hay đe dọa mà chỉ đến để giết ông ta”, nguồn tin nói.
Khashoggi ngừng la hét khi bị tiêm morphin. Salah Muhammad al-Tubaigy, người đứng đầu bộ phận pháp y Ả Rập Saudi liền vào việc. Tubaigy cắt rời phần thi thể và sau 7 phút thì hoàn tất. Khashoggi đã chết hoàn toàn.
Theo nguồn tin, Tubaigy đeo tai nghe và nghe nhạc khi thực hiện nhiệm vụ. Ông ta còn khuyến khích các thành viên khác trong biệt đội làm theo. “Khi làm những việc này, tôi nghe nhạc. Mọi người cũng nên như vậy”, nguồn tin nói với MEE. Tờ New York Times đưa tin rằng, Tubaigy còn được trang bị lưỡi cưa để làm việc nhanh hơn.
Biệt đội tử thần sau đó dọn dẹp hiện trường kỹ lưỡng, đến mức các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ khi được lệnh lục soát lãnh sự quán Ả Rập Saudi thì không phát hiện ra bất cứ dấu vết này.
Các mảnh thi thể của nhà báo Khashoggi cho đến ngày 26.10 vẫn chưa được tìm thấy. Có nguồn tin nói nhìn thấy xe của lãnh sự quán tiến vào trong rừng, nhưng không rõ có phải để phi tang thi thể hay không.
Ám sát cả thành viên hoàng gia?
Vụ ám sát nhà báo Khashoggi có vẻ chỉ là một trong số rất nhiều phi vụ mà biệt đội tử thần thực hiện kể từ khi thành lập.
Một trong những chiến dịch đầu tiên được cho là vụ ám sát hoàng tử Mansour bin Moqren, phó thống đốc tỉnh Asir – con trai của cựu thái tử bị phế truất.
Hoàng tử Mansour bin Moqren thiệt mạng trong vụ “tai nạn trực thăng” hồi năm ngoái.
Hoàng tử Mansour nổi lên là đối thủ của thái tử MBS. Hoàng tử qua đời trong vụ “tai nạn” trực thăng khi đang cố gắng rời đất nước. Cái chết của Mansour nằm trong chiến dịch thanh trừng các thành viên hoàng gia từ tháng 11 năm ngoái.
Hàng chục hoàng tử, bộ trưởng, tỷ phú đã bị bắt giữ và giam lỏng tại khách sạn Riyadh Ritz-Carlton.
Một thành viên trong biệt đội sát thủ tên Meshal Saad al-Bostani được cho là đã lái trực thăng phóng tên lửa trực tiếp vào trực thăng của hoàng tử Mansour.
“Bostani vốn là phi công hoàng gia Saudi. Anh ta làm cho mọi việc trông giống như là tai nạn trực thăng thông thường”, nguồn tin nói. Bản thân Bostani, 31 tuổi, mới chết bí ẩn trong vụ tai nạn xe hơi hôm 18.10.
Bostani dường như bị trừ khử vì nắm giữ bí mật cái chết của hoàng tử Mansour và cả nhà báo Khashoggi.
Biệt đội sát thủ còn thực hiện phi vụ ám sát thẩm phán Suliman Abdul Rahman al Thuniyan tại bệnh viện ở Riyadh hôm 1.10.
“Tôi tin rằng họ dùng một loại virus chết người để khiến ông ấy chết một cách tự nhiên, khi có lịch khám định kỳ tại bệnh viện”.
Thuniyan được biết đến là người phản đối chính sách của thái tử MBS. Ông từng gửi thư phản đối tầm nhìn kinh tế đến năm 2030 của thái tử.
Nhưng vụ sát hại nhà báo Khashoggi mới là phi vụ đầu tiên biệt đội này thực hiện ở nước ngoài.
Theo Danviet
Chịu áp lực quá lớn, Ả Rập Saudi chịu nhượng bộ con trai Khashoggi
Con trai cả của nhà báo Jamal Khashoggi cùng với giá đình đã rời Ả Rập Saudi để tới Mỹ sau khi Riyadh dỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh với anh này.
Salah Khashoggi - con trai nhà báo Jamal Khashoggi - gặp Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (phải) tại Riyadh vào hôm 23.10.2018.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Salah Khashoggi vào hôm thứ Tư (24.10) đã rời Riyadh và bay đến Washington sau khi diện kiến Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman vào 1 ngày trước đó.
Tờ báo thân chính phủ Riyadh Okaz cũng xác nhận rằng Salah - người mang 2 quốc tịch Mỹ và Ả Rập Saudi - đã rời khỏi vương quốc. Dù nhà chức trách Ả Rập Saudi không có bất kỳ bình luận gì về việc này, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng có vẻ như Salah và gia đình đã sang Mỹ ngay khi được Riyadh dỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh.
Theo bạn của gia đình nhà Khashoggi, Salah sẽ đoàn tụ với các anh chị em, người thân đang sống tại Mỹ.
"Gia đình Khashoggi cần một nơi an toàn để có thể cùng nhau thương tiếc ông Jamal", Randa Slim - giám đốc giải pháp xung đột thuộc Viện Trung Đông (Washington), đồng thời cũng là người quen biết vị nhà báo xấu số - cho hay.
"Thật là bi kịch khi gia đình Salah chỉ được xuất cảnh sau cái chết của ông Jamal".
Theo Channel New Asia dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên, Ngoại trưởng Mike Pompeo trước đó đã "đề cập vấn đề an ninh và an toàn của thành viên gia đình nhà ông Khashoggi với giới lãnh đạo Ả Rập Saudi". Do đó, rất có thể Washington đã tác động lên Riyadh, dẫn tới việc lệnh cấm Salah Khashoggi xuất cảnh được dỡ bỏ.
Theo Danviet
Thái tử Ả Rập Saudi vẫn tự tin sau vụ nhà báo Khashoggi Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (MBS) vẫn tự tin rằng giấc mơ cải cách kinh tế đất nước sẽ vẫn sống sót dưới cơn bão chỉ trích của dư luận. Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (phải ngoài cùng) tại Diễn đàn Sáng kiến Đầu tư Tương lai hôm 24.10.2018. Ảnh: CNN. Tại Diễn đàn Sáng kiến Đầu...