Bàn tay Bắc Kinh trong bầu cử Đài Loan
Chính quyền Trung Quốc đang khéo léo khuyến khích người Đài Loan ở Đại lục về quê đi bầu ngày 29.11, nhằm tăng phiếu ủng hộ cho phe Quốc dân đảng (KMT) thân Bắc Kinh.
Ủng hộ viên của bác sĩ Ko Wen-je trong chiến dịch tranh cử ghế thị trưởng thành phố Đài Bắc. Giới quan sát nhận định chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 29.11 tới sẽ thuộc về đảng Dân chủ cấp tiến chủ trương Đài Loan độc lập khỏi Hoa lục. – Ảnh: Reuters
Khoảng 18,5 triệu cử tri Đài Loan vào thứ bảy này sẽ đi bầu để chọn ra 11.000 quan chức các cấp, bao gồm cả thị trưởng của 6 thành phố lớn ở hòn đảo 24 triệu dân. Trao đổi với Thanh Niên Online, nhà báo Lục Tâm Hối ở Đài Bắc nhận định rằng Đảng dân chủ cấp tiến (DPP) đối lập nhiều khả năng sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử này.
“DPP gần như cầm chắc ghế thị trưởng ở các thành phố Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam”, nữ nhà báo này cho hay. Riêng ở thành phố Đài Bắc, theo cô Lục, DPP không có ứng viên ghế thị trưởng. Nhưng truyền thông địa phương dự đoán chiến thắng sẽ thuộc về ứng viên độc lập – bác sĩ Ko Wen-je, thay vì Sean Liên, con trai trưởng của cựu phó lãnh đạo Đài Loan, cựu Chủ tịch KMT Liên Chấn vốn thân cận với Bắc Kinh.
“Nếu bác sĩ Ko chiến thắng, đó cũng được coi như là thắng lợi của DPP. Giới trẻ chẳng ai ưa nhà họ Liên, chưa kể Sean Liên chả có kinh nghiệm gì”, nhà báo Lục cho biết.
Cùng nhận định về khả năng chiến thắng của DPP, báo Straits Times (Singapore) ngày 25.11 bình luận: “Nhận thấy rằng thành phần ưa chuộng độc lập vốn ủng hộ DPP có khả năng thắng thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Đài Loan, một Bắc Kinh đầy lo lắng đang ra sức khuyến khích cộng đồng người Đài ưa Trung Quốc đang sống ở Đại lục về quê đi bầu”.
Hiện có khoảng 3 triệu công dân Đài đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc. Các nhà phân tích tính toán khoảng 2/3 doanh nhân Đài ở Đại lục có xu hướng ủng hộ KMT, theo Straits Times. Và “độc chiêu” khuyến khích của Bắc Kinh là giảm một nửa giá vé máy bay cho những công dân Đài về quê để bỏ phiếu.
Những ai muốn mua vé giảm giá thì đăng ký với Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ở Đại lục được hậu thuẫn trực tiếp bởi Văn phòng sự vụ Đài Loan của chính quyền Bắc Kinh. “Chiến dịch vận động cử tri Đài về quê bỏ phiếu cho thấy sự bất an của Bắc Kinh” trước tình hình chính trị ở Đài Loan, Straits Times nhận định.
Ứng viên độc lập Ko Wen-je được dự đoán sẽ chiến thắng trước đối thủ Sean Liên, con trai cựu phó lãnh đạo, cựu Chủ tịch Quốc dân đảng thân Bắc Kinh. – Ảnh: Reuters
Một chiến thắng cách biệt nghiêng về DPP sẽ đe dọa lợi ích mà Bắc Kinh có được từ mối quan hệ với chính quyền Đài Loan do lãnh đạo Mã Anh Cửu thuộc KMT cầm quyền 6 năm qua. Mặc khác, điều đó cũng sẽ làm gia tăng làn sóng chống KMT trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016 tới, Straits Times giải thích về tính toán của Bắc Kinh trước nội tình của Đài Bắc.
“Mua phiếu”
Doanh nhân Đài Loan Vương Cúc Trần, 63 tuổi, hiện là chủ một nhà máy chế biến nhôm ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cho biết giá vé máy bay khứ hồi từ thành phố Thâm Quyến về thành phố Đài Nam quê ông bình thường có giá 2.200 nhân dân tệ (NTD).
Nhưng lần này ông hoàn toàn có thể mua vé với giá 1.100 NTD thông qua Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ở Đại lục để về quê bỏ phiếu. Tuy nhiên, “Tôi thấy việc trợ giá vé máy bay chả khác nào mua phiếu cử tri. Vậy nên, tôi thà trả nguyên giá vé cho chính mình”, ông Vương nói.
Video đang HOT
Ông này nằm trong số ít doanh nhân Đài không phục Bắc Kinh. Ông cũng cho biết ông ủng hộ DPP với mục tiêu độc lập khỏi Đại lục.
Bên cạnh việc “mua phiếu” bằng cách trợ giá vé máy bay, Straits Times trích lời các học giả nói rằng “Bắc kinh đã lặng lẽ dùng quan hệ cá nhân với những doanh nhân, lãnh đạo có uy tín để tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử ngày 29.11 đối với quan hệ Đài – Trung”.
Nhà báo Lục Tâm Hối cũng thừa nhận với Thanh Niên Online về điều này. “Bắc Kinh ngày càng tinh vi hơn trong chiến dịch can thiệp vào bầu cử ở Đài Loan”, cô nói thêm.
Cô cũng kể rằng, hồi năm 1996, khi Đài Loan tiến hành bầu cử lãnh đạo lần đầu tiên, Bắc Kinh đã đem tên lửa đặt sát vùng biển xứ Đài nhằm đe dọa cử tri và “nhắc nhở” họ bỏ phiếu cho ứng viên Lý Đăng Huy mà Trung Quốc “chống lưng”.
Giáo sư khoa chính trị thuộc đại học Văn hóa Trung Quốc ở Đài Bắc George Tsai, một nhân vật có chủ trương ủng hộ thống nhất Trung-Đài, cũng thừa nhận cách can thiệp của Bắc Kinh ngày nay “thận trọng và kỹ xảo hơn” hồi 1996.
Tuy nhiên, theo nhà báo Lục Tâm Hối: “Tôi vẫn nghi ngờ hiệu quả của việc giảm giá vé máy bay của Bắc Kinh”. “Tôi quen rất nhiều doanh nhân Đài ở Đại lục vốn chẳng ưa gì KMT. Không chừng, họ lại mua được vé giá rẻ để về bỏ phiếu cho DPP”, nữ nhà báo mỉa mai.
Thục Minh
Văn phòng Singapore
Bàn tay tài phiệt Ukraina sau làn sóng tự trị ở miền đông
Với các làn sóng bạo lực liên tiếp xảy ra tại miền đông Ukraina, nơi nhiều thể hiện mong muốn một quy chế tự trị cho Donetsk và Lugansk, câu hỏi đặt ra là các nhà tài phiệt lắm tiền nhiều của nhất của Ukraina đang làm gì... với túi tiền của mình.
Không giống như tỉ phú Petro Poroshenko đang bỏ tiền ra vận động tranh cử, hai nhà tài phiệt khác đang lập ra một đội quân riêng - một để bảo vệ tài sản, một để đối phó với quân ly khai.
Binh sĩ Ukraina trấn áp miền đông
Dùng tiền mua bình yên
Tỉ phú Igor Kolomoisky - một trong những người giàu nhất Ukraina - được chính quyền Kiev bổ nhiệm vị trí tỉnh trưởng vùng Dnipropetrovsk ở miền đông kể từ tháng Ba.
Dù việc bổ nhiệm ông vào vị trí này gây ra nhiều tiếng ì xèo, nhưng rõ ràng là tài phiệt này đang ghi điểm trong khu vực vì giữ cho một vùng đông người nói tiếng Nga ổn định và gần như không có bạo lực.
Chính sách của ông rất thực dụng, khi công bố khoản tiền thưởng 10.000 USD cho bất kỳ ai bắt được lính Nga. Cứ mỗi khẩu súng máy giao nộp cho nhà chức trách, khoản tiền thưởng là 1.000 USD.
Trong khi đó, nhà tài phiệt giàu nhất Ukraina là Rinat Akhmetov lại thành lập &'đội công nhân' trong các doanh nghiệp của ông ở công ty System Capital Management và Metinvest Group.
Nhiệm vụ của các đội tuần tra này là cùng cảnh sát duy trì trật tự nội thành và ngăn đụng độ quân sự, vì rất nhiều cơ sở của ông Akhmetov nằm ở Mariupol - một trong những điểm nóng bạo lực.
Động thái có vẻ như &'gìn giữ hòa bình' của ông Akhmetov dấy lên nhiều tranh cãi nhất khi Metinvest yêu cầu lực lượng của chính quyền Kiev rút khỏi Donbass, và tuyên bố &'Quân đội Ukraina cần rút khỏi thành phố'.
Nhiều nhà quan sát cho rằng người đàn ông giàu có nhất Ukraina đang ủng hộ cho quy chế tự trị của Donetsk, đặc biệt là trong bối cảnh đa số người dân tỉnh này đồng tình với chủ trương tự trị.
Trùng hợp ngẫu nhiên?
Rinat Akhmetov là người giàu có, và cũng là nhà tài phiệt quyền lực nhất Ukraina. Ông có khối tài sản khổng lồ ở tỉnh Donetsk và quan hệ thân cận với Tổng thống bị phế truất - người một thời làm Thống đốc Donetsk từ năm 1997-2002. Phải chăng là Donetsk chỉ ngẫu nhiên trở thành &'hang ổ' của làn sóng ly khai?
Tài phiệt giàu nhất Ukraina Rinat Akhmetov
Có nhiều tin đồn nói rằng, Akhmetov đã có cuộc gặp bí mật với Tổng thống Nga Putin. Bên cạnh đó là nghi vấn tại sao Tổng thống Victor Yanukovich lại &'rút êm' sang Nga như vậy - nếu không có những sự hỗ trợ &'đặc biệt'. Mọi nghi ngờ này dồn về phía ông Akhmetov, nhưng không nhận được câu trả lời.
Theo kênh của sứ quán Mỹ năm 2006, Đảng Các khu vực của ông Yanukovich là &'thiên đường cho những kẻ cướp và tài phiệt ở Donetsk', và ông này cũng hưởng lợi từ túi tiền của Akhmetov.
Rinat Akhmetov từ lâu được coi là nhân vật ảnh hưởng chính đằng sau con đường vươn đến quyền lực của ông Yanukovich. Theo nhà phân tích chính trị Volodymyr Fesenko, &'trong nhiều năm liền, Akhmetov là giám đốc kinh doanh, còn Yanukovych là giám đốc chính trị của Donbass'.
Nguồn tin này cũng cho rằng, Akhmetov đang chi phối lên 50 (trong tổng số 450) thành viên quốc hội Ukraina, và cả vùng Donbass thông qua các tỉnh trưởng, thống đốc và lực lượng hành pháp. Ứng viên Tổng thống hiện nay của Đảng Các khu vực chính là Mikhail Dobkin - một đại diện của Akhmetov. Dobkin là người đã công khai có yêu cầu với các nhân vật đòi ly khai.
Do ông Yanukovich bị truất quyền, giới tinh hoa kinh tế và chính trị ở Donetsk dường như đang khởi động kế hoạch dự phòng để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. Có ý kiến cho rằng vì sợ các điều tra tham nhũng của chính quyền lâm thời Kiev, các nhà tài phiệt này đang tìm cách có một kế hoạch liên bang hóa với sự trợ giúp từ Moscow.
Trung thành với bản thân
Akhmetov mới đây nói rằng ông sẽ không bán lại sản nghiệp ở các khu công nghiệp nằm ở miền đông Ukraina, dù rằng khu vực này đang trên đà rơi vào tay lực lượng ly khai thân Nga.
Nhà tài phiệt 47 tuổi nói rằng, ông sẽ tiếp tục đầu tư vào Ukraina, và tìm cách để đoàn kết lại, dù rằng lực lượng ly khai đang chiếm nhiều tòa nhà chính quyền dọc vành đai thép và than ở Donbass, quanh Donetsk và Lugansk hơn nữa.
Phần lớn &'đế chế' của Akhmetov - từ lĩnh vực thép, luyện kim cho tới truyền thông và viễn thông - đều nằm ở vùng Donbass - nơi mà đa phần người dân đã đi bỏ phiếu về quyền tự trị.
"Tôi sẽ không bán sản nghiệp hay rời khỏi Ukraina. Hôm nay tôi vẫn ở Donbass... Với niềm tin vào Donbass và vào Ukraina, tôi đang đầu tư và sẽ tiếp tục đầu tư vào đất nước này" - Akhametov nói.
Theo giới bình luận, Akhmetov, với khối tài sản mà Forbes định giá khoảng 11,4 tỉ USD, đang tìm cách sử dụng cuộc khủng hoảng để tái định vị bản thân, và bảo vệ khối tài sản khổng lồ của mình sau khi Yanukovich bị truất quyền.
Vài tháng trước, một tài phiệt khác là đối tác của Akhmetov là Dimytro Firtash đã bị bắt ở Áo với buộc tội tham nhũng, và đang chờ bị dẫn độ về Mỹ. Firtash và Akhmetov được cho là những người hưởng lợi nhất từ chính quyền Yanukovich.
Các tài phiệt Ukraina đã thấy trước sự bất ổn và coi việc liên bang hóa là phương án sống còn của mình. Giới phân tích cho rằng, lực lượng được cho là Đặc nhiệm Nga đã không thể xâm nhập vào khu vực này mà không được sự đồng tình của các tài phiệt.
Rõ ràng là, làn sóng ly khai ở Donetsk không chỉ phản ánh tâm tư nguyện vọng của cộng đồng nói tiếng Nga. Đơn giản là sự việc này không thể diễn ra nếu không có bàn tay hậu thuẫn của tài phiệt Ukraina.
Taras Kuzio, một nhà nghiên cứu tại Học viện nghiên cứu Ukraina tại Canada, nhận định giờ đây không có Yanukovich, Akhmetov có thể cảm thấy bất an và không thể biết đâu đó một cái án hình sự đang chờ đón ông hay không.
"Tình thế không rõ ràng đã buộc ông [Akhmetov] phải thận trọng, buộc ông ẩn náu ở Donetsk, và chơi với các bên. Tôi chắc là ông ta đang đàm phán với cả Putin lẫn Kiev vào lúc này" - Kuzio nói.
Kuzio nói thêm, chừng nào Kiev vẫn đảm bảo an toàn, Akhmetov vẫn vui vẻ với vai trò gìn giữ hòa bình, nhưng ông sẽ có lợi hơn nếu cộng tác với Nga.
"Tôi cho là sai lầm khi nghĩ rằng những người như Akhmetov lại là người ái quốc. Họ chỉ yêu bản thân mình thôi" - Kuzio nói.
Lê Thu(tổng hợp)
Theo_VietNamNet
10 cách làm đẹp khó tin từ thế kỉ 19 Nhiều thứ đã thay đổi từ thế kỉ 19. Khi Barkham Burroughs viết tác phẩm Bách khoa toàn thư về nhưng thông tin hữu ích và thực tế đáng kinh ngạc (Encyclopaedia of Astounding Facts and Useful Information) năm 1889, ông đã giành cả một chương để nói về "bí mật của sắc đẹp". Theo ông thì "nếu phụ nữ muốn cai trị,...