Bản Tả Van – Vùng đất bình yên của thị trấn mây mù Sa Pa
Bản Tả Van – một trong số ít các bản của người dân tộc miền núi tại Sa Pa mà ta có thể dễ dàng đến được.
Tại Tả Van, cuộc sống người dẫn vẫn rất bình dị, yên ả, không ồn ào và bị đô thị hóa như các bản khác.
Đến với Sa Pa lần đầu, ắt hẳn nhiều bạn sẽ chọn bản Cát Cát, nhà thờ Đá, cầu Mây thác Bạc hay đỉnh Fansipan huyền thoại… là những điểm đến đầu tiên trong chuyến du lịch Sa Pa. Nhưng nếu để níu giữ chân bạn lại đến với nơi này thêm lần nữa, lần nữa thì chắc chỉ có những bản làng đơn sơ mộc mạc mang đậm văn hóa bản sắc của người dân tộc nơi đây mới có đủ sức hấp dẫn đó. Và trong những bản làng đó có bản Tả Van – một vùng đất xinh đẹp và bình yên của thị trấn mây mù Sa Pa.
Bên cạnh ruộng bậc thang là những ngôi nhà cổ ven đường nhỏ trông rất chắc chắn, khá đẹp và gọn gàng. Trong đó, có những ngôi nhà đã được xây từ năm 1934 đó là nhà ông Lò A Mục, hay bạn cũng có tham quan nhà ông Hoàng Dinh lưu lại những bức ảnh kỉ niệm với những ngôi nhà lâu đời này.
Đặc điểm của những ngôi nhà của người Giáy được dựng bằng gỗ trên nền đất. Với lối kiến trúc kết cấu cổ xưa, bàn thờ gia tiên được làm bằng gỗ Pơmu. Ngồi đây nghe người bản địa kể chuyện về phong tục, truyền thống hay là những câu chuyện cuộc sống hằng ngày. Nhâm nhi cùng ly rượu ngô – đặc sản của người dân tộc để trải nghiệm và hiểu rõ hơn cuộc sống của người bản làng Tả Van.
Video đang HOT
Đến bản Tả Van vào mùa bà con dẫn nước vào ruộng, bạn sẽ thấy những thửa ruộng bậc thang như những tấm gương khổng lồ màu trắng bạc, soi bóng khung cảnh núi non trùng điệp. Đến bản Tả Van vào mùa hè, những thửa ruộng bậc thang lúa đương thì con gái xanh mát mắt. Mùa thu đến cũng là mùa vàng, mùa thu hoạch, mùa mà rất nhiều du khách tìm đường lên đến bản Tả Van để ngắm biển lúa vàng óng, chỉ nhìn thôi mà đã thấy đã con mắt và hứa hẹn về một mùa vàng bội thu.
Nếu bạn đi bản Tả Van vào mùa xuân, bạn sẽ thấy những nếp nhà cổ xen lẫn với sắc hồng tươi của hoa đào và màu trắng của hoa lê, hoa mận. Bầu trời Tả Van với mưa bụi lẫn sương mù mang đến cảm giác mờ mờ ảo ảo, tưởng như lạc vào cõi mơ chứ không còn là cõi thực. Bản Tả Van vào mùa đông ngập trong tuyết trắng lại mang đến cho người ta cái cảm giác như lạc vào một chốn bình nguyên tinh khiết, không hề có chút vẩn đục.
Người dân bản Tả Van khá thật thà, chất phác và rất hiếu khách, khi bạn tới đây họ sẽ tiếp đón bạn rất nồng nhiệt, cho bạn cảm giác thoải mái như chính ngôi nhà của bạn. Bạn cũng sẽ bắt gặp những em bé trên những con đường trong bản. Trên tay các em cần những đồ lưu niệm nhỏ nhắn được làm bằng thổ cẩm xinh xắn chỉ với 10 nghìn đồng. Bạn có thể chụp ảnh lưu niệm cùng các em nhỏ, chia cho em những cái kẹo, gói bim bim, chúng sẽ rất thích và quý bạn hơn.
Bình dị quê mình
Con chưa thấy nơi nào bình dị cho bằng quê mình mẹ ạ. Nụ cười con rực rỡ như đóa hướng dương dưới nắng mai hồng, giọng con hồ hởi thiết tha khoe với mẹ sau gần một tuần nghỉ hè về quê với ông bà.
Lòng mẹ cũng rưng rưng xúc động. Bởi đây cũng là điều bấy lâu mẹ luôn khắc sâu trong tâm mình.
Nếu như có ai hỏi mẹ rằng có nơi nào khiến mẹ cảm thấy thoải mái và bình yên nhất, mẹ sẽ chẳng cần suy nghĩ, đắn đo mà nói rằng: "Quê mình thực sự là nơi bình dị và ấm áp nhất!". Quê mình, nơi mẹ được sinh ra và lớn lên, nơi "chôn nhau cắt rốn"; nơi có gia đình, họ hàng, bà con làng xóm, nơi chứa đựng tất cả miền ký ức tuổi thơ diệu vợi nuôi dưỡng tâm hồn, giúp mẹ nhận ra bao điều đáng quý trong cuộc đời.
Bình dị nơi quê mình là những mùi hương ngọt ngào, mỗi khi nhắc nhớ, mẹ lại cay xè khóe mắt. Là hương đất trời vấn vít trong mỗi mùa vụ về: hương lúa ngào ngạt, ngô khoai thơm nồng, rạ rơm ngai ngái, bùn đất thơm nỗi ngùi ngùi; là mùi mồ hôi mặn chát trên vai áo mẹ cha nhọc nhằn để đổi lấy ấm no; mùi khói lam chiều trên góc bếp mỗi nhà, mùi cá kho đậm đà, mùi của bữa cơm gạo mới dẻo thơm với bao xúc cảm. Mùi hương quê mình giản dị, dân dã là thế mà đong đầy, sâu nặng ân tình.
Hình bóng quê nhà Ảnh: Tư liệu
Bình dị nơi quê mình là triền đê, cây cầu, giếng nước, gốc đa; là tiếng gà gáy mỗi sớm; là dáng bà, dáng mẹ, dáng anh, những người nông dân tảo tần rủ nhau ra đồng từ khi trời còn mờ hơi sương; là cái cày, cái cuốc, là con trâu, cánh cò trắng, là đường làng quanh co uốn khúc... Những nét quê yên ả, thanh bình ấy khiến ta như được sống chậm lại giữa ngược xuôi, vội vã ngoài kia. Và chợt nhận ra, cần lắm những khoảng lặng bình yên như thế để tiếp tục vững bước trên hành trình cuộc đời.
Bình dị nơi quê mình còn là giọng quê chẳng lẫn vào đâu được. Về quê, nghe mẹ chuyện trò, nói cười với mọi người bằng giọng "trọ trẹ", con không khỏi ngạc nhiên: "Sao vào Nam ở hơn 20 năm rồi mà mẹ vẫn không quên giọng quê mình?". Xoa đầu con, mẹ cười: "Cảnh vật, con người và mọi thứ sẽ thay đổi theo thời gian. Duy chỉ có giọng quê là mãi không thay đổi". Giọng quê là hơi thở của quê hương, đất mẹ, ẩn tàng trong từng câu ca, lời ru, tiếng hát, trong tình yêu thương của bà, của mẹ... Gìn giữ giọng quê là cách chúng ta thể hiện tấm lòng thủy chung, niềm tự hào với chính bản sắc quê mình.
Những ngày ở quê, sáng sáng, con được ông dắt tay ra đồng làng ngắm bình minh ló dạng, nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa, ngày "ông bằng tuổi cháu bây giờ". Hai ông cháu thủng thẳng bước trên cỏ êm, thơm mát hương đồng, ông rủ rỉ kể, cháu say sưa nghe. Cứ thế, một già một trẻ sánh bước bên nhau, dằng dai đủ chuyện, những câu chuyện "không có trong những cuốn sách mẹ đã mua cho con đọc mỗi ngày". Niềm vui của con lấp lánh trong nụ cười hồn nhiên, trong trẻo như mẹ của con thời thơ bé.
Con xách giỏ theo bố ra đồng nhặt ốc, bắt cua, tát cá. Con theo bà ra vườn nhổ cỏ, tưới cây, thu hoạch rau củ quả. Hòa cùng anh chị em, con thỏa sức chân trần chạy theo cánh diều no gió, hay cùng đuổi bắt trốn tìm, thả đỉa ba ba, nhảy dây... dưới gốc sung già đầu ngõ. Lần đầu tiên con lể ốc luộc bằng gai bưởi, làm cối xay bằng hạt xoài, làm súng bằng tàu chuối. Những đêm hè ngắm bầu trời sao, tìm ông Thần Nông giữa dải ngân hà và nghe bà kể chuyện cổ tích... "Mấy hôm nay, con đã ghi vào nhật ký của mình rất nhiều kỷ niệm đẹp khi về quê mình mẹ ạ" - con khoe với mẹ bằng niềm vui đã thích khiến mẹ càng tin rằng quê nhà chính là món quà mùa hè ý nghĩa nhất bố mẹ dành tặng con.
Bình dị quê nhà còn là được theo bà đi chợ quê ngỡ như "bấy lâu chỉ tưởng tượng qua lời mẹ kể"; được bà mua cho cái bánh, bỏng ngô, dẫn đi khắp xóm giềng "khoe" cháu về thăm; được mọi người hỏi han, cho đủ các thức quà từ cây nhà lá vườn... Rồi con chợt nhận ra điều mẹ từng nói: "Người quê, ai cũng có tấm lòng thảo thơm như thế!".
"Hè năm sau, nhà mình lại về quê mẹ nhé!" - ôm chặt lấy mẹ, con năn nỉ trước khi tạm biệt quê vào lại miền Nam. Mẹ gật đầu, nở nụ cười hạnh phúc. Bởi dù ở bất kỳ nơi đâu, quê nhà vẫn là chốn bình dị mà ý nghĩa níu chân ta trở về!
Một Bình Liêu bình dị và phiêu du Bình Liêu là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Quảng Ninh hơn 100km. Nơi đây là địa điểm check in cực chill cho những những bạn trẻ đam mê du lịch, trải nghiệm. Trong những năm gần đây Bình Liêu (Quảng Ninh) đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi phong...