Bán sợ hớ mua sợ lỗ, đất Bắc Từ Liêm bất động
Vẫn còn ruộng đồng, ao làng, dường như người dân của nhiều xã ở huyện Từ Liêm vẫn còn bỡ ngỡ khi một ngày lên phố. Dọc đường 70, lác đác nhiều hộ dân treo biển bán đất nhưng khi được hỏi, hầu hết đều từ chối mua bán thời điểm này mà chỉ nghe ngóng.
E dè bán đất
Dọc theo con đường 70 từ Tây Tựu tới Chèm đầy bụi, bẩn, hai bên đường vẫn bát ngát những ruộng hoa và rau mầu của người dân. So với các xã và thị trấn của huyện, khu vực Tây Tựu, Thượng Cát hay Thụy Phương vẫn chưa thực sự phát triển, người dân vẫn tập trung chủ yếu canh tác nông nghiệp. Thu nhập chủ yếu từ hoa màu và xây nhà cho thuê trọ. Cũng giống như cuộc sống bình dị ở đây, thị trường nhà đất vẫn chưa có nhiều biến động.
Đang có nhu cầu bán lô đất để xây nhà, ông Tuấn ở xã Tây Tựu vẫn đang phân vân bởi thông tin lên quận liệu có tác động tới giá đất khu vực này. Ông Tuấn cho biết, cách đây hơn một năm ông đã rao bán với giá 30 triệu đồng/m2, tuy nhiên không có người hỏi, ông đã rút xuống còn 28 triệu đồng/m2. Mới đây có người hỏi mua nhưng ông vẫn đang tìm cách trì hoãn. “Nhỡ bán mà nó lên mấy triệu nữa thì tiếc lắm, thôi chưa cần tiền nên chờ một thời gian nghe ngóng xem sao”, ông Tuấn nói.
Nhiều người dân nghe ngóng giá đất.
Tại thôn Trung, xã Tây Tựu cũng có nhiều người đang rơi vào trường hợp như ông Tuấn. Bà Trúc, một người dân lo ngại: “Trong lúc chia tách quận thế này chắc cũng khó có thể làm được thủ tục. Thôi chờ cho ổn định rồi mới bán”.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục dù Fed có thể cắt giảm kích thích tháng này. Chú ông Kim Jong-un bị bắt ngay tại phiên họp Trung Quốc nhức nhối dòng tiền nóng 10 tỷ phú già nhất thế giới đã kiếm tiền như thế nào?.
Dọc đường 70, lác đác nhiều hộ dân treo biển bán đất nhưng khi được hỏi, hầu hết đều từ chối mua bán thời điểm này mà chỉ nghe ngóng.
Video đang HOT
Dẫn khách tới lô đất rộng 50m2, mặt đường 70, xã Tây Tựu, anh Kiên, môi giới một văn phòng nhà đất giới thiệu: “Đây là lô đất của người quen đang cần tiền gấp nên mới bán giá 1,5 tỷ. Chỉ vì sợ đất còn lên nữa nên họ giữ lại, nếu bán đúng dịp sốt cách đây hơn 1 năm, lô đất này phải trên 2 tỷ đồng”.
Theo anh Kiên, thời điểm này mua đất ven đô như Tây Tựu, Thụy Phương hay Cát Thượng là hợp lý bởi mức giá cũng chỉ khoảng 25-30 triệu đồng/m2, có khu vực chỉ 15 triệu đồng, người mua có nhiều lựa chọn. “Chỉ sau thời gian nữa khi quận mới hình thành giá đất sẽ lên theo”, anh Kiên khẳng định.
Đang trong tình trạng mắc kẹt, chị Loan (một nhà đầu tư ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn còn vướng mấy lô đất xen kẹt ở Thượng Cát. Nhăm nhe thông tin Từ Liêm lên quận cách đây vài năm, chị Loan dốc vốn mua liều lô đất gần 100m2 chỉ giấy tờ viết tay, rồi chạy chọt sổ đỏ để xây nhà phân lô. Tuy nhiên, loằng nhoằng thủ tục mảnh đất đó tới nay vẫn chưa thể hợp thức hóa.
Chị lo lắng: “Nếu lên quận, chia tách, cơ chế thủ tục có nhiều thay đổi, chắc chắn sẽ khó có thể thực hiện được. Hiện nay, nhà đất cũng lao dốc nên lô đất này cũng không thể bán cho ai”.
Hiện, chị Loan đang rao bán 18 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không ai dám mua. Nguy cơ mất trắng hàng tỷ đồng có thể xảy ra vì mảnh đất hiện nay không có giấy tờ của cơ quan nhà nước.
Đất ven đô im lìm
So với các khu vực khác của Từ Liêm, thị trường nhà đất tại các xã thuộc quận Bắc Từ Liêm sau này chưa có nhiều sự biến động. Dọc trục quốc lộ 70 vẫn còn tỷ lệ đất nông nghiệp khá cao, một số dự án ở khu vực này vẫn đang trong tình trạng đắp chiếu.
Nhiều văn phòng nhà đất đóng cửa.
Khảo sát cho thấy, giá đất thổ cư trung bình trong thôn thuộc các xã như Thụy Phương, Cổ Nhuế, Phú Diễn, Xuân Phương,… hiện dao động khoảng 25-35 triệu đồng/m2, giảm 10 triệu đồng/m2 so với thời kỳ “sốt đất”. Khu Minh Khai, Phú Diễn khoảng 35-43 triệu đồng/m2,… Tuy nhiên, giao dịch thành công trong thời điểm này không nhiều.
Ông Nguyễn Minh Tú, giám đốc một sàn bất động sản ở Mỹ Đình cho biết, định hướng phát triển huyện Từ Liêm thành một trong những khu vực mới của Hà Nội đã lâu nhưng các xã khác như Tây Tựu, Thụy Phương, Cổ Nhuế,… vẫn lấp ló những lũy tre làng, ruộng rau… Thị trường BĐS đóng băng, thông tin Từ Liêm lên quận chưa đủ nóng để cho nhà đất khu vực này có nhiều biến động. Không ít người dân còn thờ ơ trước việc một ngày từ ao làng trở thành phố.
Lý giải về việc giá nhà đất ở đây chưa được nhiều sự quan tâm, ông Tú cho rằng, vấn đề chính vẫn là cơ sở hạ tầng. Hiện giao thông chủ yếu là con đường 70 nhưng đường này nhỏ và bụi bẩn. Chưa kể tới việc nhiều ruộng vườn xung quanh khiến người dân có nhu cầu mua nhà cảm thấy không mặn mà. Khách mua từ trước tới nay vẫn chủ yếu là những người dân tỉnh lẻ vì giá đất rẻ. Thông tin về thành lập 2 quận mới sẽ tác động ít nhiều đến tâm lý người mua bán nhà đất tại khu vực này, còn tác động đến đâu phải căn cứ vào giao dịch thực tế.
Ông Nguyễn Hữu Cường, chuyên gia BĐS đưa ra lời khuyên, đây là khu vực được chia tách, việc lập và điều chỉnh quy hoạch chắc chắn sẽ được thực hiện nên nhà đầu tư lẫn người dân cũng phải rất thận trọng khi quyết định mua ở hay đầu tư một khu vực nào đó để tránh rơi vào tình trạng “chết vì quy hoạch”.
Theo D.Anh
VEF
Hà Nội được phép tách huyện Từ Liêm thành 2 quận
Trong kỳ họp sắp tới (từ ngày 2 đến 6/12/2013), HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét thông qua đề án chia tách huyện Từ Liêm thành hai quận mới.
Vị trí huyện Từ Liêm
Chiều nay, tại buổi họp báo giới thiệu nội dung kỳ họp HĐND TP Hà Nội (dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 6/12), ông Nguyễn Hoài Nam, trưởng Ban pháp chế HĐND TP Hà Nội, cho biết tại kỳ họp này HĐND TP sẽ xem xét thông qua đề án chia tách địa giới hành chính huyện Từ Liêm.
"Chúng tôi cũng vừa mới nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm thành hai quận gồm 23 phường" - ông Nam cho biết.
Theo ông Nam, sau khi Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương, theo quy định của luật, đề án này sẽ được các cấp HĐND từ xã, huyện Từ Liêm đến TP cho ý kiến thông qua đề án.
"Sau khi thông qua sẽ trình Bộ Nội vụ thẩm định và trình Chính phủ quyết định. Về tên hai quận hiện nay vẫn đang đề xuất, chưa có thống nhất chính thức" - ông Nam cho biết thêm.
Theo ghi nhận, trước khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, huyện Từ Liêm nằm ở khu phía tây thủ đô.
Sau khi mở rộng, huyện Từ Liêm trở thành khu vực trung tâm của Hà Nội với hàng loạt khu đô thị, trung tâm hành chính, thương mại. Về địa lý, huyện Từ Liêm hiện nay tiếp giáp hai huyện Hoài Đức, Đan Phượng về phía tây; giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân về phía đông; giáp quận Hà Đông về phía nam và giáp huyện Đông Anh về phía bắc.
Hiện nay huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có một thị trấn là Cầu Diễn và 15 xã gồm Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Phú Diễn, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Văn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương.
Theo Xahoi
Từ Liêm vẫn "bình yên" Không có nhiều biến động về giá trị đất đai khi huyện Từ Liêm được Chính phủ đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính, để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Những đổi thay đã bắt đầu từ nhiều năm nay khi những thửa ruộng dành cho nông nghiệp được chuyển đổi mục đích...