Bạn sẽ mất tiền oan khi mua game bản quyền nếu không biết những điều này
Những cái tên như G2A hay Kinguin lại được liệt vào dạng Grey Market, nghĩa là có người buôn bán lương thiện, có kẻ lại lợi dụng nền tảng này để tuồn key game bản quyền mà chúng có được từ những phương pháp bất chính
Như chúng tôi đã đưa tin, vài ngày trước đây, fanpage Cộng đồng người yêu Game Offline Việt Nam đã có những thông báo về việc họ đang trở thành đối tác cho một trang bán key game bản quyền rất nổi tiếng trên thế giới để giúp đưa những tựa game bản quyền với giá mềm đến được tay những game thủ Việt, những người vốn không mấy khi rủng rỉnh tiền bạc. Ngay lập tức phát biểu này của fanpage đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của game thủ nước ta.
Tuy nhiên đối với giới trader game, thì đây lại là một tin không mấy tốt đẹp gì vì nếu việc mua game thông qua các kênh như thế này được chứng minh là hợp lý và có mức giá dễ chịu hơn, chính bản thân các trader cũng sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh.
Dĩ nhiên về phần các game thủ Việt, những người không mấy dư dả gì thì bất kỳ nơi nào cho phép họ sở hữu một key game bản quyền với giá rẻ hơn những nơi còn lại, họ sẽ chọn nơi đó. “Mua rẻ – bán đắt”, đó đã là quy luật từ rất lâu đời. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là fanpage kể trên muốn hợp tác với một trang web resell game bản quyền thay vì một đơn vị được ủy quyền bán các sản phẩm key game được các NPH công nhận. Trang web này chính là G2A, một cái tên tương đối đình đám trong thời gian vừa qua.
Thế nhưng, việc ham rẻ đôi khi sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường đối với những game thủ Việt chúng ta. Hãy bắt đầu với việc so sánh giữa retailer và reseller, từ đó có được những đánh giá khách quan nhất về “giấc mơ game bản quyền giá rẻ” mà fanpage nói trên đang ấp ủ thực hiện.
Retailer khác gì reseller?
Video đang HOT
Hiểu một cách đơn giản, G2A giống như một chợ “hàng thùng” đúng nghĩa đen nhưng thay vì bán quần áo như ở Việt Nam, những trang web như G2A hay Kinguin cho phép game thủ hay những “thương gia” trên thị trường có thể ký gửi những key game bản quyền của họ trên trang web, sau đó bỏ ra một khoản tiền nhỏ để làm phí trung gian cho G2A hoặc Kinguin để thông qua “chợ key” này bán được game bản quyền tới những game thủ khác, những “nguồn cầu” trên khắp thế giới.
Đó chính là khái niệm mà game thủ hay những người có kinh nghiệm trên thị trường game hay đặt cho G2A hoặc Kinguin: Reseller hoặc Grey market. Khác hẳn với Retailer, những thương nhân trên G2A hoàn toàn không được các hãng game lớn ủy quyền để bán key game bản quyền.
Nếu như chúng ta đã quá quen với những cái tên như White Market (thị trường chính thống), Black Market (thị trường chợ đen, thường tiềm ẩn nhiều yếu tố bất hợp pháp), thì những cái tên như G2A hay Kinguin lại được liệt vào dạng Grey Market, nghĩa là có người buôn bán lương thiện, có kẻ lại lợi dụng nền tảng này để tuồn key game mà chúng có được từ những phương pháp bất chính như mua bằng thẻ tín dụng bị đánh cắp chẳng hạn.
Đó là lúc mọi chuyên thực sự trở nên phức tạp cho game thủ.
Ham rẻ dễ dính “quả lừa”
Vào đầu năm 2015, Ubisoft đã tiến hành một chiến dịch vô tiền khoáng hậu, đó là khóa vĩnh viễn những key game bản quyền của tựa game bom tấn Far Cry 4 được bán thông qua G2A. Hàng nghìn game thủ một sáng thức dậy phát hiện ra tài khoản Uplay của họ đã chẳng còn Far Cry 4. Điểm chung của họ chính là, tất cả những key bản quyền phiên bản digital của tựa game kể trên đều được mua thông qua những trader tự do trên G2A, tất cả họ đều không được Ubisoft cấp phép để bán game một cách chính thống.
Tuy nhiên không phải vì thế mà G2A bị coi là trang web lừa đảo cần phải bị tẩy chay. Kỳ thực, với trọng trách tạo ra một “chợ phiên” nơi game thủ có thể mua bán trao đổi key game bản quyền không dùng tới (mục tiêu ban đầu của G2A), họ đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Thế nhưng đôi khi, vì cơ chế xác thực của G2A có vài lỗ hổng tạo điều kiện cho những kẻ trục lợi có thể bán key game mua bằng những phương thức sai trái như thẻ tín dụng chùa, hoặc mua key ở các vùng khác rồi bán với giá rẻ.
Quay trở lại với vụ việc Far Cry 4 ở trên, bản thân Marek Zimny, giám đốc marketing của G2A đã phải lên tiếng cho biết họ sẽ không để bất kỳ một game thủ nào bị thiệt thòi sau vụ việc Ubisoft thẳng tay xóa key game được đề cập trên đây. Một hành động đẹp của G2A.
Thế nhưng game thủ Việt cũng không nên “tự tin” đến mức “mất bò mới lo làm chuồng”. GIống như eBay, điều đầu tiên cần nhớ khi mua game bản quyền trên trang web này chính là việc hãy nhìn vào đánh giá của chính những game thủ khác đối với một “thương gia” bán key trên trang web. Càng uy tín, bạn càng có thể yên tâm bỏ tiền mua key game tại đây.
Thứ hai, đừng ham rẻ. Những key game rẻ quá mức cần thiết luôn luôn là cái bẫy thu hút những người có túi tiền không mấy rủng rỉnh. Nhiều khả năng, những key game này được mua bằng thẻ tín dụng bị đánh cắp (hay nôm na là CC chùa), và chúng rất dễ bị các chương trình quản lý game như Steam hoặc Origin xóa sổ sau một đợt truy quét.
Theo Gamek
Game thủ dậy sóng vì trader game Việt chê bai dự án đưa game bản quyền về nước
Vài ngày trước đây, fanpage Cộng đồng người yêu Game Offline Việt Nam đã có những thông báo về việc họ đang trở thành đối tác cho một trang bán key game bản quyền rất nổi tiếng trên thế giới
Trong nhiều ngày vừa qua, cộng đồng game thủ chơi game bản quyền tại Việt Nam đã xôn xao về việc một trader tự xưng, nghĩa là một người bán key game bản quyền cũng như những vật phẩm trong nhiều game như CS:GO, DOTA 2 tại nước ta có những lời lẽ gay gắt đối với một fanpage mang tên Cộng đồng người yêu Game Offline Việt Nam.
Qua đó, trader này cho rằng một "dự án" mới của fanpage kể trên sẽ đe dọa tới sự tồn vong của cộng đồng những người buôn bán game bản quyền nhỏ lẻ tại nước ta. Điều đáng nói ở đây là, trader kể trên đã có những lời nói có thể được coi là xúc phạm những người chịu trách nhiệm fanpage trên.
Ngay lập tức các game thủ Việt đã có những phản hồi đa chiều về sự việc này. Một số bênh vực, vì fanpage kia trước đây đã có một số sự việc khiến cộng đồng game thủ mê game bản quyền tại nước ta xôn xao. Tuy nhiên một số khác thì cho rằng, trader này đã quá nóng vội, dẫn tới những lời lẽ không mấy đẹp đẽ, gây ảnh hưởng tới cộng đồng những người bán game bản quyền nhỏ tại nước ta.
Nhắc thêm một chút, vài ngày trước đây, fanpage Cộng đồng người yêu Game Offline Việt Nam đã có những thông báo về việc họ đang trở thành đối tác cho một trang bán key game bản quyền rất nổi tiếng trên thế giới để giúp đưa những tựa game bản quyền với giá mềm đến được tay những game thủ Việt, những người vốn không mấy khi rủng rỉnh tiền bạc. Ngay lập tức phát biểu này của fanpage đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của game thủ nước ta.
Tuy nhiên đối với giới trader game, thì đây lại là một tin không mấy tốt đẹp gì vì nếu việc mua game thông qua các kênh như thế này được chứng minh là hợp lý và có mức giá dễ chịu hơn, chính bản thân các trader cũng sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh. Có lẽ đó chính là lý do dẫn tới những dòng chat đầy bức xúc của trader ở đầu bài viết.
Nói đi cũng phải nói lại, điều gì cũng có tính hai mặt của nó, trang web bán key game bản quyền nổi tiếng thế giới kia hợp tác với game thủ nước ta để đem game xịn giá mềm về Việt Nam chưa chắc đã là điều đáng mừng. Chúng tôi sẽ có những phân tích sâu hơn về vấn đề này trong bài viết tới đây, mong các bạn chú ý theo dõi.
Theo Gamek
Gặp gỡ người sáng lập KeyGamePC - Web bán game bản quyền nổi tiếng tại Việt Nam Mới đây chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện thân mật với anh Nguyễn Thanh Hải, người sáng lập nên trang web KeyGamePC và đã có những chia sẻ về cộng đồng cũng như sự phát triển của game bản quyền tại Việt Nam Đối với những game thủ Việt, đặc biệt là những người mê game bản quyền, thì cái tên...