Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.
Hãng CNN mô tả quang cảnh xanh tươi hiện ra trước mắt du khách trên những chuyến tàu chạy qua các thị trấn và làng mạc ở Indonesia. Những người bán hàng rong phục vụ bữa sáng cho những người đi làm, những phụ nữ mang nông sản tươi từ chợ về và những đứ.a tr.ẻ tụ tập trong bộ đồng phục học sinh màu đỏ và trắng.
Tàu Argo Wilis Panoramic nằm tại ga Surabaya Gubeng. Ảnh: Josh Edwards
Đây chính là quang cảnh mà du khách có thể nhìn từ tàu Argo Wilis Panoramic trong chuyến đi giữa các thành phố Surabaya ở Đông Java và Bandung ở Tây Java, được ví như một trong những hành trình tàu hỏa đẹp nhất ở Đông Nam Á.
Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, trải dài từ Sumatra ở châu Á đến phía tây New Guinea ở châu Đại Dương, với khoảng 17.000 -18.000 hòn đảo. Trong khi thuyền và máy bay thông thường là phương tiện chính để di chuyển giữa các hòn đảo, thì ở Java, tàu hỏa cũng là một lựa chọn tốt nhất dành cho du khách.
Kereta Api Indonesia (KAI) là công ty đường sắt duy nhất của Indonesia. Hầu hết những tuyến đường sắt đều tập trung tại Java, kết nối hành trình đi qua các thành phố lớn bao gồm Jakarta, Bandung, Yogyakarta, Solo và Surabaya.
Mỗi chuyến tàu đều mang tên với ý nghĩa riêng.
“Chẳng hạn như Argo Wilis được đặt theo tên của một ngọn núi lửa không hoạt động ở Đông Java. Ngoài ra còn có những chuyến tàu khác được đặt theo tên của núi lửa, cũng như các địa danh lịch sử và thần thoại, truyền thuyết của người Java”, một người bảo vệ đường sắt giải thích.
Nhìn ra ngoài cửa sổ trên chuyến tàu đi từ Surabaya đến Yogyakarta. Ảnh: Josh Edwards
Điểm độc đáo của tàu hỏa Indonesia là thay vì có một toa tàu riêng dành cho thứ hạng nhất định, thì mỗi đoàn tàu chỉ cung cấp duy nhất một dịch vụ: hoặc hạng phổ thông, hoặc hạng thương gia.
Video đang HOT
Dù bạn đi hạng nào, chúng đều sạch sẽ và thoải mái không tì vết, với ghế ngả, chỗ để chân và máy lạnh – điều cần thiết trong cái nóng nhiệt đới của Indonesia. Các chuyến tàu cũng cực kỳ đúng giờ và giá cả phải chăng.
Chuyến tàu Argo Wilis Panoramic giữa Surabaya và Bandung chỉ mất chưa đầy 10 giờ.
Ngoài Argo Wilis Panoramic, còn có hai tàu khác là Argo Parahyangan Panoramic và Pangandaran Panoramic chạy giữa Jakarta và Bandung.
Toa tàu ngắm nhìn toàn cảnh có giá cao hơn một chút so với các toa tàu còn lại, nhưng vé đi kèm nhiều quyền lợi. Ngay từ trước khi lên tàu, hành khách có thể bắt đầu hành trình theo phong cách riêng tại phòng chờ hạng sang của nhà ga, nơi có đồ ăn và đồ uống miễn phí.
Trên tàu, đồ uống nóng, hộp đồ ăn nhẹ và bữa ăn chính được cung cấp. Ngoài ra còn có Wi-Fi miễn phí, và đặc biệt là tầm nhìn tuyệt đẹp.
Mua vé rất dễ dàng. Ngành đường sắt Indonesia đã đưa công nghệ vào ứng dụng đặt vé. Du khách chỉ cần cài ứng dụng di động và dễ dàng đặt vé trước.
Điểm nổi bật của hành trình
Đáng chú ý là Yogyakarta, một trong những thành phố thú vị nhất ở Indonesia. Đây là trung tâm nghệ thuật và di sản văn hóa của đất nước, với các ngành công nghiệp sáng tạo như nghề kim hoàn, múa rối bóng, múa truyền thống và dệt vải batik – một loại hình nghệ thuật cổ xưa có niên đại hơn 2.000 năm và được cho là có nguồn gốc từ Java.
Những bảo tháp đá xếp thành hàng ở Borobudur, một trong những ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới. Ảnh: Siripong Kaewla-iad/Moment RF/Getty Images
Có rất nhiều hoạt động để du khách trải nghiệm, từ đi bộ quanh Kraton (cung điện hoàng gia) đến mua sắm các tác phẩm nghệ thuật và hàng thủ công mỹ nghệ địa phương dọc theo Phố Malioboro nổi tiếng ở Yogyakarta, Indonesia.
Tất nhiên, không chuyến thăm Yogyakarta nào có thể trọn vẹn nếu không ghé thăm Di sản thế giới được UNESCO công nhận là Borobudur và Prambanan. Borobudur và Prambanan là hai trong số những ngôi đền được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Đông Nam Á.
Nằm ở ngoại ô thành phố, Borobudur là ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới, có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Được bao quanh bởi rừng và núi, đây là một trong những điểm tham quan đáng kinh ngạc nhất ở Châu Á.
Ở phía đối diện của thành phố, Prambanan – một ngôi đền Hindu lớn nhất của Indonesia. Đây là một địa điểm rộng lớn và đáng để ghé thăm.
Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật và văn hóa, du khách có thể ghé thăm Solo, hay còn được biết đến với tên gọi Surakarta, là một thành phố thú vị chỉ cách Yogyakarta 1,5 tiếng đi tàu. Theo truyền thống, đây là trung tâm quyền lực ở Trung Java, nơi có các tòa nhà lịch sử, đền thờ, chợ và xưởng thủ công.
Solo cũng là một trong những trung tâm sản xuất vải batik lớn. Ngoài các xưởng tại Làng vải batik Laweyan, du khách cũng có thể tìm kiếm hàng hóa vải batik tại Pasar Klewer, một khu chợ truyền thống.
Thiên nhiên ở khắp mọi nơi trên hành trình đi tàu, từ những đại lộ rợp bóng cây đến những khu rừng và đồn điền trà bao quanh thành phố.
Cho dù bạn dừng lại hay đi hết chặng đường thì trải nghiệm trên tàu Argo Wilis Panoramic là cách tốt nhất để chiêm ngưỡng phong cảnh đa dạng và tuyệt đẹp của Java.
“Tàu hỏa có lẽ là một trong những điều tuyệt vời nhất ở Java”, một hành khách, một phụ nữ Anh ngoài 60 tuổ.i đang đi theo tuyến đường chậm rãi qua đảo nói.
Đến Kontum, hòa điệu cùng bản sắc văn hóa cộng đồng
Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách khi muốn khám phá miền núi Trung Bộ Việt Nam.
Trong hành trình tham quan Kon Tum, du khách có thể dừng chân tại Măng Đen, điểm du lịch Abiu hay Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu để trải nghiệm rõ nét về thiên nhiên, văn hóa và con người nơi đây.
Nhiều du khách đến check-in, chụp hình tại thác Pa Sỹ (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum)
1. Từ TP.Kon Tum, đi khoảng 50km về phía Đông Bắc là đến thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Nơi đây được biết đến với tên gọi Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên. Sở dĩ mang danh ấy vì vùng đất này nằm trên cao nguyên Măng Đen, cách 1.200m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới mát dịu quanh năm và thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình tương đồng với TP.Đà Lạt. Nơi đây được bao bọc bởi nhiều cánh rừng nguyên sinh, rừng thông, đa dạng hồ, thác nước thơ mộng, hùng vĩ.
Tên gọi Măng Đen bắt nguồn từ cách người Kinh nói trại từ T'măng Deeng (tiếng Mơ Nâm), nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn. Theo người dân địa phương, Măng Đen từng được người Pháp để mắt đến, đem cây thông vào trồng trên đất này và có ý định xây dựng một trạm nghỉ dưỡng ở đây. Nhiều năm gần đây, Măng Đen được quy hoạch thành Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (gồm Quảng trường Trung tâm huyện Kon Plông, điểm du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ, điểm du lịch Hồ Đam Bri, điểm du lịch Êban Farm, điểm du lịch Thiện Mỹ Farm, Làng du lịch cộng đồng Kon Pring, Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, các điểm du lịch nông nghiệp công nghệ cao cùng các điểm di tích lịch sử) và trở thành điểm đến thu hút khách nhất của du lịch Kon Tum.
Một trong những địa danh nổi tiếng tại Măng Đen phải kể đến điểm du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ. Ban đầu, tên gốc của thác là Pau Suh, mang ý nghĩa là 3 dòng suối Pau Suh, Đak Ke, Đak Pne hợp lại thành một thác nước gắn với truyền thuyết Bảy hồ, ba thác, sau này được đọc trại thành Pa Sỹ. Điểm du lịch có diện tích 25ha, gồm thác nước cùng nhiều tuyến đường đi, nhà rông, xưởng thủ công mỹ nghệ, trang trại trồng trọt, khu ẩm thực, nhà trưng bày văn hóa người dân tộc Rơ Măm,... Để có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn sự tráng lệ của thác Pa Sỹ, du khách phải đi xuống gần 200 bậc thang ngoằn ngoèo, hiểm trở. Thế nhưng, cảm giác mệt mỏi sẽ tan biến ngay khi đến nơi bởi du khách có thể ngắm nhìn dòng nước trắng xóa đổ ào giữa khung cảnh núi rừng xanh mát và hòa mình vào không khí mát lạnh của thiên nhiên.
2. Từ trung tâm TP.Kon Tum, du khách đi khoảng 7km về hướng Tây Bắc để đến điểm du lịch A Biu (làng Kleh, xã Ngọc Bay, TP.Kon Tum). Đây là nhà của nghệ nhân A Biu và nhiều thế hệ con cháu cùng sinh sống. Ông A Biu thuần thục nhiều loại cồng, chiêng, nhạc cụ hiện đại, có tài chỉnh chiêng và hiểu biết nhiều về sử thi, truyện cổ dân gian Ba Na. Ông yêu thương mãnh liệt với những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình và khát khao lan tỏa các giá trị ấy đến mọi người. Vì vậy, ông và gia đình xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để vừa bảo tồn truyền thống, vừa quảng bá văn hóa của người Ba Na đến du khách thập phương.
Tại điểm du lịch A Biu (Làng Kleh, xã Ngọc Bay, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum), du khách có thể nghe các bài dân ca Ba Na do nghệ nhân A Biu và con cháu biểu diễn
Toàn bộ khuôn viên nhà ông có diện tích khoảng 2.000m2, bố trí nhiều dụng cụ sinh hoạt truyền thống của người Ba Na như cồng, chiêng, gùi, giáo, cung tên, mác,... Trước sân, ông A Biu dành một khoảng đất trống, cải tạo thành "sân khấu" để biểu diễn văn nghệ, múa xoang, đốt lửa trại phục vụ du khách. Trong bản nhạc chào mừng đoàn tham quan, nghệ nhân cất cao giọng hát. Những bài hát dân ca Ba Na tựa như âm vang đại ngàn, khi réo rắt với điệu đàn T'rưng, khi êm dịu cùng tiếng đàn Tinh Ninh, lúc lại hào hùng cùng nhịp cồng, chiêng.
Không chỉ mang đến các tiết mục hấp dẫn, ông A Biu còn là "thuyết minh viên" về văn hóa cồng, chiêng trong đời sống người dân Ba Na và Tây Nguyên. Ông say sưa kể những câu chuyện về con người Kon Tum quyết giữ đất, giữ rừng, dù khi chiến tranh hay thời hiện đại vẫn mong muốn giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc của Tây Nguyên.
3. Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum) là một trong những ngôi làng cổ, nơi sinh sống của nhiều thế hệ người Ba Na. Người dân bản làng giữ nguyên nhiều nét văn hóa đặc sắc và các nghề truyền thống của người Ba Na. Nằm cạnh dòng sông Đắk Bla "chảy ngược về Tây" nổi tiếng, ngôi làng thật yên bình, mang những kiến trúc độc đáo. Nổi bật giữa làng Kon Kơ Tu là nhà rông truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đồng bào Ba Na. Đây là khu vực "trung tâm hành chính", sinh hoạt chung của cả làng, đặc biệt là các dịp thảo luận, tổ chức lễ hội, đón khách,... Dừng chân tại đây, du khách có cơ hội tìm hiểu về tập quán của người dân, tham gia các hoạt động trải nghiệm, mặc trang phục truyền thống Ba Na và thưởng thức nhiều món đặc sản như gà nướng, heo nướng, cơm lam, rượu ghè,...
Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum)
Khi đến với Kon Tum, chị Lê Thị Kim Thư - chuyên viên Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cảm thấy thú vị. Chị Thư chia sẻ: "Trong chuyến đi công tác tại Kon Tum, tôi có cơ hội tham quan nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Trong đó, tôi bị cuốn hút bởi sự đa dạng văn hóa của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở đây. Cách họ phát triển du lịch theo hướng bền vững, vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa nồng nhiệt, cởi mở với du khách làm tôi ấn tượng và mong muốn có dịp quay trở lại mảnh đất này".
Với những lợi thế về thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa đa dạng, Kon Tum đã và đang phát triển du lịch theo hướng bền vững. Du khách đến với Kon Tum nên có ý thức bảo vệ môi trường, tôn trọng văn hóa địa phương để góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị quý báu ấy
Khám phá Nghệ An - Nơi hội tụ văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực Nghệ An, vùng đất đầy sức sống và giàu bản sắc, không chỉ là nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà còn là điểm đến lý tưởng để khám phá văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực. Với những di tích lịch sử lâu đời, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và nền ẩm thực độc đáo, Nghệ An...