Bản sắc Truyền hình Nhân Dân
Ngày 30/11, Báo Nhân Dân, Trung tâm Truyền hình Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học “Bản sắc Truyền hình Nhân Dân” tại trụ sở 71, phố Hàng Trống (Hà Nội).
Với 20 bài tham luận, Hội thảo đã đề cập tới những vấn đề liên quan đến bắc sắc của Truyền hình Nhân Dân. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng cung cấp cho những người làm Truyền hình Nhân Dân, báo Nhân Dân những cứ liệu khoa học để có một cái nhìn toàn diễn và sâu sắc hơn.
Đây cũng là dịp để những người làm truyền hình báo Đảng tiếp thu ý tưởng, kiến thức mới và những làm báo chí, truyền thông nói chung cập nhật thông tin để đảm bảo nhiệm vụ tốt hơn nữa vai trò của mình…
Truyền hình Nhân Dân chính thức phát sóng trên các hạ tầng toàn quốc từ ngày 1/9/2015. Hơn một năm sau, ngày 12/9/2016, Bộ TTTT đã xếp Truyền hình Nhân Dân vào hệ thống 7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia.
Video đang HOT
H.Minh
Theo PLO
Những bài học về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô
Sáng ngày 19/9/2018, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội".
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên tham dự và chủ trì Hội thảo. Hội thảo còn có sự tham dự của các nhà nghiên cứu, lịch sử khoa học, nhà quản lý, đại diện lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, các ban, bộ, ngành liên quan...
Hội thảo do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đồng tổ chức nhằm mục đích: Từ những tiếp cận khác nhau, thêm một lần nữa phân tích, khẳng định những giá trị to lớn tiềm ẩn trong các di tích lịch sử, văn hóa của thủ đô. Hội thảo cũng sẽ xem xét một cách khách quan, khoa học, phân tích làm rõ thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Hà Nội và chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng, các di tích bị xuống cấp, bị vi phạm. Từ đó, đề xuất các kiến nghị, các giải pháp có tính thuyết phục, có hiệu quả để bảo đảm cho việc thực hiện đúng yêu cầu của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển bền vững.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên (giữa) tại Hội thảo
Theo kết quả tổng kết tổng kiểm kê phân loại di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội, hiện nay Hà Nội có 5.922 di tích, là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử văn hóa. Hơn thế trong bảng phân loại, Hà Nội có đủ bốn loại di tích được quy định tại luật di sản văn hóa năm 2001, luật bổ sung và sửa đổi một số điều của Luật Di sản Văn hoá năm 2009, đó là di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ học và danh lam thắng cảnh.
Thời gian qua việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích... Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, bất cập trong tu bổ, tôn tạo di tích.
Hội thảo đã nhận được 31 bản tham luận của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu của Bộ, ban ngành với ba nội dung chính: Những vấn đề chung; giá trị tiềm năng của các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thủ đô Hà Nội; Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm của các cấp chính quyền thủ đô trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn thành phố. Thứ trưởng khẳng định: Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, Hà Nội đã chủ động xây dựng, triển khai và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản Thủ đô. Những kết quả quan trọng đã đạt được thể hiện ở việc kiểm kê, nhận diện, giá trị lập hồ sơ khoa học xếp hạng, ghi danh ở trong nước và quốc tế, tới việc chăm lo các hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội truyền thống và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử.
Toàn cảnh Hội thảo
Công tác tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn Hà Nội cơ bản đã được thực hiện theo những quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Năm 2016, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quy chế quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của thành phố với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, bảo tồn các giá trị di tích cho thế hệ hiện tại và tương lai.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thủ đô Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là tình trạng tu bổ di tích không theo chuẩn mực khoa học làm biến dạng di tích, làm mất đi các giá trị nguyên gốc của di tích như trường hợp hạ giải đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hoà. Vì vậy Hà Nội cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và phân cấp quản lý các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Nhằm bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thủ đô, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đề nghị, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội trong thời gian tới tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ một cách toàn diện trong việc bảo tồn di tích, chú trọng việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa...
Thứ trưởng tin rằng, với tinh thần đoàn kết và sự quyết tâm cao độ của tập thể lãnh đạo, công chức viên chức người lao động, di sản thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua và hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong thời gian tới./.
Theo toquoc
Đại đội phó tự cắt chân mình để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Thời điểm then chốt nhất, người chỉ huy bị thương ở chân, anh đã dùng chiếc dao găm tự cắt bỏ chân của mình tiếp tục chỉ huy đồng đội chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Đường 9 - Khe Sanh. Chiến thắng tạo bước ngoặt lịch sử Ngày 9/7, tại TP Vinh, Nghệ An, Bộ Quốc Phòng tổ...