Bản quyền truyền hình tại Việt Nam: Người nhà xâu xé nhau
Vấn đề bản quyền truyền hình World Cup 2014 đang trở thành đề tài nóng trong xã hội và dư luận có quyền đặt câu hỏi tại sao giá bản quyềncác giải đấu quốc tế tại Việt Nam (VN) lại luôn đắt đỏ đến như vậy.
Tranh giành thị phần
Khái niệm “sở hữu độc quyền” bản quyền truyền hình khá xa lạ ở VN khoảng 12 năm về trước. Hầu hết các giải đấu lớn của thế giới và khu vực như giải bóng đá World Cup, giải bóng đá vô địch châu Âu Euro, giải Ngoại hạng Anh hay AFF Cup, SEA Games đều được phát sóng miễn phí ở VN, hay nói chính xác là trên đài truyền hình VN – đài quảng bá lớn nhất nước ta.
Và cũng khoảng 12 năm về trước, càng không có khái niệm khán giả phải bỏ tiền để xem bóng đá trên ti vi. Với năng lực phủ sóng diện rộng trên toàn quốc, VTV là đài duy nhất được các công ty, các đài truyền hình ở nước ngoài chọn làm đối tác để bán bản quyền truyền hình.
Sau vài năm cộng tác với công ty Dunhill để được phát giải Ngoại hạng Anh theo hình thứ phát chậm, bắt đầu từ mùa 2002 đến hết mùa 2007, VTV đã mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh với giá khoảng 800.000 USD (từ 2002 – 2004) và sau đó 2 triệu USD (từ 2004 – 2007).
Sự việc bắt đầu phức tạp khi ở VN bắt đầu xuất hiện truyền hình trả tiền. Và dĩ nhiên, trong sự phát triển như vũ bão của các dịch vụ truyền hình, các đài truyền hình tại VN bắt đầu lao vào những cuộc chiến khốc liệt để giành giật khán giả và để không bị đánh mất thị phần.
“Hiện tượng” VTC
Đài truyền hình kỹ thuật số VTC chính là một trong số ít các đài đầu tiên đưa ra “chiêu” riêng với tham vọng chiếm lĩnh thị trường. Cách đây gần một thập niên, VTC đã nổi lên như một hiện tượng trong hệ thống truyền hình trả tiền ở VN.
Các nhà đài Việt Nam luôn có sự cạnh tranh ngầm – Ảnh: Minh Tú
Sự giàu có và mạnh chi đã khiến đài này được mệnh danh như một “đại gia”, thậm chí đã có thời điểm còn đánh bại cả VTV khi sở hữu được một số giải đấu hấp dẫn bậc nhất thế giới.
Chính VTC đã trở thành đài đầu tiên mua độc quyền bản quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh trong 3 mùa bóng liên tiếp 2007-2009. Điều đáng nói là VTC chỉ đồng ý chia sẻ cho các đài địa phương, chứ nhất định không chịu trao cho “đối thủ” VTV quyền tiếp sóng trực tiếp.
Cuộc chiến bản quyền ở VN, phải chăng, khởi nguồn từ chính sự muốn “chơi trội” của VTC vào năm 2007. Nên lưu ý là để giành chiến thắng áp đảo VTV, số tiền mà VTC bỏ ra vào năm đó lên đến 4 triệu USD.
Điều đáng nói là cuộc chiến này không chỉ gói gọn ở bản quyền giải Ngoại hạng Anh mà “lan rộng” sang bản quyền World Cup mà sau này chính VTC lại là “nạn nhân” của sự độc quyền do mình khởi xướng này.
Gậy ông đập lưng ông
Những năm gần đây, VTC không còn mạnh được như trước, trong khi “ngửi” được sự hấp dẫn của thị trường ở VN, các đơn vị sở hữu bản quyền giải ngoại hạng Anh bắt đầu “chiến dịch” thổi giá.
Nếu như năm 2007, VTC đã đánh bật VTV để sở hữu độc quyền bản quyền Ngoại hạng Anh thì năm 2009 họ lại bị “đứa con” của VTV là K đánh bật trở lại.
K đã đầu tư một khoản rất khủng lên đến 8,5 triệu USD và sở hữu trọn vẹn gói Super Sunday trong 3 mùa liên tiếp từ mùa 2010 đến năm 2012. VTC lúc ấy đã khóc ròng vì K đã sử dụng đúng “chiêu” của VTC khi trước là không đồng ý cho VTC tiếp sóng trực tiếp.
Năm ngoái, một lần nữa, K lại hạ “knock out” các đài khác và mua từ công ty IMG (Mỹ) bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh với cái giá còn khủng khiếp hơn nhiều: 33,5 triệu USD!
Con số này gây choáng váng trong xã hội VN và dù các đối thủ, trong đó có VTC đã “đệ đơn kiện” lên Bộ thông tin Truyền thông, thậm chí lên cả Văn phòng Chính phủ nhưng đã thành “con kiến mà kiện củ khoai” mất rồi.
Theo VNE
Đơn vị sở hữu bản quyền "Táo quân" đòi kiện Youtube
Ông Đào Việt Dũng - Đại diện công ty CNC cho biết phía CNC sẽ chính thức khởi kiện các đơn vị phát tán clip Táo quân 2014, trong đó có Youtube.
Cuối tháng 1/2014, công ty Đầu tư và phát triển an ninh Công nghệ cao (CNC) đã được Đài THVN ủy thác độc quyền chương trình Táo Quân 2014, Gala hài 2014 trên mạng internet.
Thêm vào đó, Táo quân 2014 sẽ không phát hành đĩa, vì thế khán giả muốn xem chương trình Táo quân 2014 và Gala hài trên mạng internet sẽ phải trả phí bản quyền. Đặc biệt, bất cứ đơn vị nào vẫn cố tình vi phạm bản quyền mà phía công ty CNC phát hiện sẽ phải bồi thường theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, sau khi chương trình được phát sóng trên truyền hình, đầu tháng 2/2014, trên thị trường băng đĩa xuất hiện tràn lan đĩa Táo quân 2014. Thậm chí, khán giả còn có thể xem "chùa", download toàn bộ chương trình Táo quân trên kênh Youtube.
Chúng tôi đã liên lạc với ông Đào Việt Dũng - Trưởng phòng Thương mại Điện tử và Truyền thông CNC để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Mặc dù đã được đăng ký bảo vệ bản quyền, song Táo quân 2014 vẫn được phát tràn lan trên Youtube, thậm chí còn xuất hiện cả băng đĩa.
Hiện tại, clip Táo quân xuất hiện trên Youtube, thậm chí đĩa chương trình cũng được bán tràn lan trên thị trường. Là đại diện của CNC - đơn vị độc quyền phát hành clip Táo quân, anh có biết về hiện tượng này không? Việc Youtube đăng tải clip chương trình và việc đĩa chương trình Táo quân xuất hiện trên thị trường có vi phạm bản quyền của CNC không?
Việc bảo vệ bản quyền là một việc làm lâu dài, cần thực hiện theo một lộ trình mới có thể giải quyết triệt để. Chính vì vậy, trong dịp tết Nguyên Đán năm nay, Đài Truyền Hình Việt Nam đã giao cho CNC bảo hộ bản quyền chương trình Gặp Nhau Cuối Năm trên hệ thống Internet.
Trong quá trình làm việc với Youtube, chúng tôi đã làm việc với công ty POPs, đối tác của YouTube về bản quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận được sự hợp tác từ đơn vị này, trái lại POPs còn yêu cầu trả tiền để ngăn chặn hành vi phát tán trên Youtube.
Đồng thời chúng tôi cũng đã làm việc trực tiếp với Youtube tại Mỹ và bước đầu nhận được sự hợp tác từ họ. Các Video về Gặp Nhau Cuối Năm được đưa lên Youtube đều đã bị gỡ xuống ngay sau khi up lên, với những người dùng cố tình vi phạm, Youtube đã tiến hành khóa tài khoản người dùng. Điều đó chứng tỏ Youtube đã có những biện pháp xử lý các hành vi vi phạm bản quyền.
Hiện tại, những clip Táo quân 2014 đã bị gỡ bỏ khỏi Youtube.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn gửi yêu cầu Youtube phải xử lý triệt để ngay từ khâu kiểm duyệt nội dung, mọi hành vi phát tán đều là hành vi vi phạm bản quyền đối với chương trình Gặp Nhau Cuối Năm.
Trên thưc tê, việc triển khai chương trình hợp tác giữa TVAd và CNC đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như gửi công văn tới các đơn vị khai thác dịch vụ nội dung số về vấn đề bản quyền của hai chương trình tết của VTV.
Hầu hết các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc vấn đề bản quyền truyền hình với 2 chương trình trên. Tuy nhiên vẫn có một số cá nhân, đơn vị cố tình vi phạm bản quyền truyền hình đối với hai chương trình này bằng hình thức phát lại trên internet thông qua website và lưu trữ cho phép tải về máy tính cá nhân. Điều đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tài chính cũng như uy tín của Công ty Đầu tư phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC) đối với các đối tác.
CNC đã hoàn thiện hồ sơ và gửi sang C50 để phối hợp xử lý các hành vi vi phạm bản quyền, yêu cầu đền bù thiệt hại, gỡ bỏ hoàn toàn các nội dung vi phạm hoặc thu hồi phương tiện vi phạm theo đúng nghị định 131 được ban hành vào cuối năm 2013. Đồng thời, chúng tôi sẽ chính thức khởi kiện các đơn vị này, đặc biệt là Youtube về hành vi vi phạm bản quyền đối với hai chương trình của Đài Truyền Hình Việt Nam
Việc bán bản quyền clip Táo quân mà CNC phát hành hiện nay đã được triển khai như thế nào? Anh có thể tiết lộ ở thời điểm hiện tại, CNC đã thu về được bao nhiêu lượt xem có trả phí bản quyền?
Như đã trao đổi ở trên, Gặp Nhau Cuối Năm là một chương trình được chờ đợi nhất trong năm của khản giả cả nước. Chính vì vậy, chương trình Gặp Nhau Cuối Năm được phát trên website của chúng tôi đã nhận được sự quan tâm rất lớn của đông đảo khản giả trong và ngoài nước. Điều đó khiến cho doanh thu vượt xa so với kỳ vọng của chúng tôi.
Dù bị chê "nhạt", Táo quân 2014 vẫn đem lại doanh thu "vượt xa kỳ vọng" cho CNC.
Đối với chúng tôi, điều thu được lớn nhất ở đây chính là vẫn có rất nhiều khán giả tôn trọng công sức lao động của những người làm nghệ thuật - chỉ với chi phí bằng một cốc trà đá, ít hơn rất nhiều so với các chi phí giải trí khác. Khán giả đã đóng góp một phần rất lớn nhằm tái tạo sức lao động cho những đơn vị sản xuất, các nghệ sĩ, diễn viên, những con người làm nghệ thuật, ... Từ đó họ sẽ tiếp tục được thưởng thức những tác phẩm có chất lượng hơn.
Năm nay, chương trình Táo quân bị chê khá nhiều, nhưng lại là năm đầu tiên CNC đăng ký độc quyền bản quyền clip Táo quân. Đối với CNC, đây có phải 1 "thiệt thòi" cho CNC trong việc bán bản quyền clip?
Chương trình năm nay đã vượt xa so với những gì chúng tôi kỳ vọng, điều đó nói lên rằng khán giả cả nước vẫn yêu thích và quan tâm tới chương trình Gặp Nhau Cuối Năm. Chúng tôi cảm thấy may mắn khi được Đài Truyền Hình Việt Nam tin tưởng giao trọng trách khai thác và bảo vệ bản quyền truyền hình của VTV.
Chương trình Táo quân đã được phát công khai trên sóng truyền hình, không chỉ thế, chúng ta vẫn chưa thoát được tâm lý "thích xem chùa" hơn là mua bản quyền, việc CNC đầu tư mua bản quyền chương trình có phải là 1 sự mạo hiểm?
Chương trình năm nay mang ý nghĩa về việc gióng lên hồi chuông bảo vệ bản quyền tác phẩm nói chung và bản quyền truyền hình nói riếng nhiều hơn là vấn đề lợi nhuận. Nhìn một cách tổng thể chúng tôi hoàn toàn hài lòng về chương trình năm nay.
Về việc bảo vệ bản quyền, hầu hết các đơn vị cá nhân đã thực hiện nghiêm túc vấn đề bản quyền chương trình Gặp Nhau Cuối Năm và Gala Hài.
Về lợi nhuận, chúng tôi đã đạt được lợi nhuận vượt xa so với kỳ vọng. Đây không phải là một sự đầu tư mạo hiểm, chỉ là sự khởi đầu. Và thành quả là ngay trong những ngày đầu năm, CNC đã nhận được rất nhiều lời mới hợp tác khai thác và bảo vệ bản quyền các tác phẩm của các đơn vị nắm giữ bản quyền, các đơn vị sản xuất.
Anh có thể chia sẻ những điểm khó khăn nhất trong công tác quản lý và mua, bán bản quyền clip chương trình này?
Đây là lần đầu tiên câu chuyện về bản quyền được thực hiện một cách thực sự, đã là lần đầu tiên thì luôn có những khó khăn nhất định. Việc khó nhất đối với chúng tôi đó chính là sự nản chí của rất nhiều các đơn vị nắm giữ bản quyền, đơn vị sản xuất, các diễn viên, nghệ sĩ... đối với vấn đề bản quyền.
Chúng tôi đã gặp gỡ trao đổi với rất nhiều nghệ sĩ, đổi tác và chứng minh bằng những hành động thực tế. Trong thời gian đó, Đài Truyền Hình Việt Nam cũng rất quyết tâm trong vấn đề bảo vệ bản quyền truyền hình. Chính vì vậy, Đài Truyền Hình Việt Nam đã tin tưởng giao trọng trách bảo vệ bản quyền chương trình cho chúng tôi.
Liệu sang năm, CNC có còn tiếp tục mua bản quyền clip chương trình Táo quân?
Không chỉ là chương trình Gặp Nhau Cuối Năm của Đài Truyền Hình Việt Nam, Chúng tôi đã có đề xuất với Đài Truyền Hình Việt Nam để tiếp tục khai thác và bảo vệ các chương trình truyền hình khác. Ngoài ra, hiện nay chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều lời mời hợp tác từ các đơn vị khác, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động khai thác và bảo vệ bản quyền trên nền tảng internet.
Theo Trithuctre
'Vì sao đưa anh tới' bán bản quyền phát sóng cho 15 quốc gia Không chỉ các Đài châu Á mà nhiều Đài truyền hình châu Âu cũng đã đăng ký mua bản quyền bộ phim này. Đã 2 tuần trôi qua kể từ tập cuối cùng bộ phim truyền hình Man from the Stars với Kim Soo Hyun và Jun Ji Hyun đóng vai chính kết thúc, nhưng sức hút của bộ phim vẫn không hề...