Bản quyền truyền hình AFF Suzuki Cup 2020 tăng cao: Có nên mua bằng mọi giá?
Với mức chào bán lên đến 5 triệu USD cho bản quyền truyền hình AFF Suzuki Cup 2020, nhiều đơn vị nhà đài Việt Nam đang ở thế lưỡng lự và dư luận cũng cảm thấy bất bình vì mức giá quá cao so với trước.
ĐT Việt Nam đang nhận được rất nhiều quan tâm không chỉ với bóng đá khu vực mà còn ở góc độ thương mại. Mọi chuyện bắt đầu từ thành công của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018 đã tạo nên cơn sốt lên đến đỉnh điểm với NHM cũng như các đơn vị phân phối bản quyền truyền hình. Lứa cầu thủ Quang Hải, Văn Đức, Công Phượng, Xuân Trường, Tiến Dũng… đã in vào tiềm thức của hàng triệu NHM nước nhà và từ đây sức hút đội tuyển tạo ra là cực lớn.
Còn nhớ ở ASIAD 2018, đối tác nắm giữ bản quyền truyền hình giải đấu này tại Việt Nam là KJSM WORLD CORP đã đưa ra mức giá được cho là lên đến 6 triệu USD, khiến nhiều nhà đài không thể kham nổi. Vì thế, 3 trận đấu vòng bảng của Olympic Việt Nam không thể xuất hiện trên các kênh sóng đài truyền hình. Những thành công liên tiếp của các ĐTQG ngày càng khiến sự quan tâm của NHM lớn hơn rất nhiều. Đến mức, ngay cả đài KBS của Hàn Quốc cũng mua bản quyền phát sóng các trận đấu có mặt ĐT Việt Nam tại AFF Suzuki Cup 2018. Có thể thấy, mức độ quan tâm dành cho thầy trò HLV Park Hang Seo không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra đến Hàn Quốc.
Những trận đấu giữa Việt Nam (phải) và Thái Lan luôn thu hút NHM theo dõi
Thậm chí, trước khi SEA Games 30 khởi tranh, U22 Việt Nam với sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo sang Trung Quốc thi đấu giao hữu cũng được đài KBS mua bản quyền phát sóng. Sức ảnh hưởng của các ĐTQG Việt Nam cùng ông Park khá lớn nên ngay sau khi AFF Suzuki Cup 2018 khép lại, đơn vị nắm bản quyền AFF Suzuki Cup 2020 toàn cầu là LSE (Lagardère Sports and Entertainment) đã bắt đầu chào giá các nhà đài. Theo tìm hiểu, mức giá được đưa ra là 5 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với bản quyền AFF Suzuki Cup 2016. Điều này đang làm các nhà đài Việt Nam khó xử, chưa thể đi đến quyết định có mua hay không.
Nên nhớ vừa qua, do đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp và công ty bị ảnh hưởng về doanh thu nên để chi ngân sách lớn phục vụ việc quảng cáo thương hiệu trên truyền hình dịp AFF Suzuki Cup 2020 là rất khó. Trong bối cảnh đó, các nhà đài sẽ phải cân nhắc kỹ, cân đối thu-chi. Hơn nữa, việc ĐT Thái Lan (thương hiệu tạo hiệu ứng quan tâm lớn) chưa chắc đã cử đội hình mạnh nhất tham dự cũng có thể khiến sức hút của giải đấu lớn nhất khu vực năm nay bị giảm sút.
Tại sao giá bản quyền cao?
Ngoài hiệu ứng từ các đội tuyển tham dự giải, đơn vị nắm bản quyền truyền hình AFF Suzuki Cup 2020 toàn cầu LSE đã thay đổi phương thức bán. Theo đó, đơn vị này không tách ra làm 2 giống như ở AFF Suzuki Cup 2018 khi VTV sở hữu bản quyền truyền hình phát trên các nền tảng miễn phí, còn Next Media sở hữu bản quyền phát đối với các nền tảng tính tiền trên hạ tầng vệ tinh, cáp, IPTV, OTT, phát thanh, internet, mạng xã hội, mạng di động… và các hoạt động trình chiếu công cộng. Bây giờ, LSE sẽ bán gộp chung trên cả truyền hình miễn phí lẫn trên phạm vi nền tảng tính tiền.
Thành Văn
Khi Bùi Tiến Dũng khoác lên chiếc áo quá rộng trong áp lực vô hình
Hơn hai năm sau U23 châu Á 2018, Bùi Tiến Dũng gặt thêm chức vô địch AFF Cup 2018 và tấm HCV SEA Games 30 nhưng chuyên môn trở thành câu hỏi lớn.
Năm nay, Bùi Tiến Dũng đã bước sang tuổi 23. Thủ môn xứ Thanh chính thức bước qua cột mốc cầu thủ trẻ, chỉ còn đích ngắm vươn lên là tuyển Việt Nam. Nhưng dường như ánh hào quang U23 châu Á 2018 với danh xưng "người hùng Thường Châu" trở nên quá lớn so với Bùi Tiến Dũng, khiến anh gặp khó với cái bóng của chính mình trong hành trình trưởng thành.
Sau U23 châu Á 2018, thủ môn Bùi Tiến Dũng tiếp tục được HLV Park Hang Seo nhấc lên tuyển Việt Nam. Ông Park rõ ràng kỳ vọng cậu học trò sớm tiến bộ, xứng đáng với tấm vé ở tuyển Việt Nam, dù lẽ ra cơ hội đó sẽ trao cho những người giỏi hơn. Có thể hiểu, ông Park có một sự ưu ái lớn cho Bùi Tiến Dũng và vế còn lại là tin tưởng Tiến Dũng sẽ vươn lên một tầm cao sau U23 châu Á 2018 để trở thành trụ cột tuyển Việt Nam.
Ở cấp CLB, Bùi Tiến Dũng được CLB Thanh Hóa đặc cách cho mức lương gấp đôi, từ 10 triệu nâng lên 20 triệu đồng. Bùi Tiến Dũng cũng nhanh chóng được trao cơ hội bắt chính, dù đội bóng xứ Thanh có hai thủ môn chất lượng là Thanh Thắng và cựu thủ môn tuyển Việt Nam - Bửu Ngọc. Phần lớn không đến từ chuyên môn của Tiến Dũng, đó là câu chuyện sức ép từ truyền thông với những câu hỏi liên tục đặt ra kiểu như: Bao giờ Bùi Tiến Dũng được bắt chính?
Một lý do khác là đội bóng xứ Thanh không thể để thủ môn Bùi Tiến Dũng dự bị là muốn khai thác triệt để hiệu ứng của anh sau U23 châu Á 2018. Vì cơ hội quá lớn để họ có thêm khán giả, nhà tài trợ và sự quan tâm từ truyền thông.
Bùi Tiến Dũng rời xứ Thanh đến Hà Nội FC cũng mang theo nhiều kỳ vọng lớn. Nhiều người chờ đợi Dũng sẽ nắm bắt cơ hội có một suất bắt chính khi anh không còn phải cạnh tranh với những thủ môn chất lượng. Kết cục, Tiến Dũng phải dự bị cho Văn Công trong gần cả mùa giải.
Thủ môn Bùi Tiến Dũng đang chìm dần trong những áp lực vô hình, phần lớn đến từ những chiếc quá rộng so với anh.
Không còn ở lại Hà Nội FC sau một mùa bóng gặt được chức vô địch V.League và Cúp quốc gia nhưng dự bị dài hạn, Bùi Tiến Dũng đến TPHCM để tìm kiếm cơ hội ra sân. Nhưng mọi thứ không thay đổi, Bùi Tiến Dũng tiếp tục dự bị cho thủ môn Thanh Thắng.
Ba mùa bóng sau U23 châu Á 2018, Bùi Tiến Dũng chơi cho 3 CLB khác nhau. Mẫu số chung là anh đều phải dự bị cho các đàn anh dù họ không hề là những thủ môn có tên tuổi lớn của bóng đá Việt Nam. Vậy Bùi Tiến Dũng có vấn đề hay không được trao cơ hội ra sân thể hiện tài năng?
Vấn đề chính là do Bùi Tiến Dũng mắc quá nhiều sai lầm. Thanh Hóa mất đi cơ hội vô địch Cúp quốc gia 2018 vì Bùi Tiến Dũng mắc hai sai lầm dẫn đến bàn thua trong trận chung kết, chưa kể có thêm những trận đấu chơi không tốt ở V.League. Bùi Tiến Dũng chỉ có vài trận bắt chính cho Hà Nội FC nhưng liên tiếp phạm sai lầm, thậm chí "ném" tấm vé vào chung kết AFC Cup 2019 của đội bóng Thủ đô. Bùi Tiến Dũng ra mắt CLB TPHCM bằng sai lầm ở AFC Cup 2020.
Mặc khác, Bùi Tiến Dũng cũng không còn là chính anh ở cấp đội U23 Việt Nam. Anh sai lầm ở U23 châu Á 2020 khiến đội nhà thua U23 Triều Tiên. Trước đó, Bùi Tiến Dũng mắc sai lầm ở SEA Games 30 và mất luôn suất bắt chính.
Áp lực về sự kỳ vọng chắc chắn là rất lớn với Bùi Tiến Dũng kể từ khi anh được gọi là "người hùng Thường Châu". Anh xuất hiện dày đặc trong các chương trình quảng cáo, kể cả thời trang. Có thời điểm Bùi Tiến Dũng được ví "bay như chim", gần như không có thời gian tập luyện. Những người được xem là đại diện của Bùi Tiến Dũng cũng khiến anh bị cuốn vào vòng xoáy tranh luộn trên mạng xã hội không ngừng nghỉ.
Nhưng có một sự thật thì không nhiều người nhìn nhận đúng mực về Bùi Tiến Dũng: Anh đang khoác lên những chiếc áo quá rộng so với tài năng thực sự. Lẽ ra, Dũng cần thời gian để phát triển, hay sai sót thì nhìn nhận và tự điều chỉnh chứ không phải sai rồi lên mạng xã hội xin lỗi theo kiểu ngôi sao showbiz.
Tuổi 23, một độ tuổi rất đẹp để Bùi Tiến Dũng bắt đầu về giấc mơ trở thành trụ cột tuyển Việt Nam, trở thành một thủ môn tài năng ở V.League. Nhưng thực tế đang cho thấy Bùi Tiến Dũng chững lại, thậm chí đánh rơi chính mình sau vô vàn áp lực, cùng những sai lầm trong khung gỗ.
Văn Nhân
Từ 3 triệu đồng của Phan Văn Đức đến chuyện tiền lương CLB HAGL Nhiều cầu thủ HAGL đã nhận mức lương 40 triệu/tháng, một con số đáng suy ngẫm trong bối cảnh mặt chung tiền lương của bóng đá Việt Nam vẫn rất thấp. Theo thông tin của Saostar, những cầu thủ HAGL như Văn Toàn, Văn Thanh, Tuấn Anh... đã nhận mức lương 40 triệu/tháng. Bầu Đức đã sớm nâng lương cho các trụ cột...