Bản quyền các trận đấu của tuyển Việt Nam: Mua với giá cực cao, bán với giá… rất thấp
Trong khi bản quyền phát sóng các trận đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup, mua từ đối tác nước ngoài với giá trên trời, thì ở chiều ngược lại, việc bán bản quyền các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển Việt Nam rất khó khăn, và hiện chỉ ở mức giá rất thấp.
Theo quy định của FIFA và AFC, các trận đấu trên sân nhà của từng đội tuyển tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, đang diễn ra, bản quyền phát sóng thuộc về Liên đoàn bóng đá quốc gia của đội chủ nhà.
Cụ thể, bản quyền phát sóng các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển Việt Nam thuộc về VFF (VFF đã chuyển nhượng quyền phát sóng này cho một đối tác truyền thông của họ). Tương tự như thế, quyền phát sóng các trận đấu trên sân của bất cứ đội nào, thuộc về Liên đoàn bóng đá quản lý đội bóng ấy.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là cho đến thời điểm này, trong khi chúng ta phải mua bản quyền phát sóng từ các đối tác nước ngoài, trong những trận đấu mà đội tuyển Việt Nam phải làm khách, với giá cực cao, thì ở chiều ngược lại, các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển Việt Nam hầu như chưa tìm được đối tác để bán bản quyền phát sóng, hoặc chỉ bán với mức giá rẻ bèo.
Tâm lý giá nào cũng phải mua bản quyền phát sóng các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, dẫn đến chuyện các đối tác nước ngoài tha hồ làm giá và thổi giá lên mức phi mã
Video đang HOT
Thông tin chúng tôi có được, đã có một đơn vị truyền thông trong khu vực Đông Nam Á hỏi mua bản quyền phát sóng trận đội tuyển Việt Nam tiếp Malaysia vào ngày 10/10, ở lượt trận thứ 3 tại bảng G, với giá mua… 15.000 USD (chỉ khoảng 350 triệu đồng).
Giá này chỉ bằng 1/20 so với mức giá 300.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng) mà một đơn vị trong nước phải bỏ ra để mua bản quyền phát sóng trận đội tuyển Việt Nam gặp Thái Lan tại King’s Cup trên đất Thái, hồi đầu tháng 6. Đồng thời, chưa bằng… 1/26 lần giá bản quyền phát sóng được đối tác nước ngoài chào bán trận Indonesia gặp đội tuyển Việt Nam vào ngày 15/10, thuộc lượt trận thứ 4 bảng G.
Thông tin trước đó cho biết, bản quyền phát sóng trận Indonesia – Việt Nam diễn ra tại xứ vạn đảo, được đối tác nước ngoài chào bán cho các đơn vị trong nước với mức giá… 400.000 USD (khoảng 9,4 tỷ đồng), con số kỷ lục liên quan đến quyền phát sóng một trận đấu riêng lẻ của đội tuyển Việt Nam từ trước đến nay.
Trước nữa, bản quyền phát sóng trận Thái Lan gặp Việt Nam trên đất Thái, trong lượt trận mở màn bảng G, vào ngày 5/9 vừa qua, cũng được đối tác nước ngoài bán với giá hàng trăm ngàn USD (vài tỷ đồng), vẫn cao hơn rất nhiều con số 15.000 USD mà một đài truyền hình ở Đông Nam Á vừa chào mua bản quyền phát sóng trận Việt Nam tiếp Malaysia ở sân Mỹ Đình vào ngày 10/10 tới.
Điều đó có nghĩa là xung quanh các trận đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup, chúng ta đang đối diện với thực tế rằng phải mua với giá trên trời, trong khi chỉ mới có thể bán với giá cực thấp.
Tâm lý giá bao nhiêu cũng có thể mua và quyết mua cho bằng được của các đơn vị truyền thông trong nước ít lâu nay đã tạo điều kiện cho các đội tác nước ngoài tha hồ nâng giá. Cứ sự kiện sau liên quan đến đội tuyển Việt Nam thi đấu ở nước ngoài, giá bản quyền phát sóng lại tăng phi mã so với sự kiện liền trước đó, thậm chí tăng tới vài chục lần.
Nhưng điều đáng nói là các đơn vị truyền thông trong nước vẫn quyết mua, dẫn đến thực tế là các đối tác nước ngoài có cơ hội… làm giá, hét giá, thổi giá!
Theo Thiện Nhân (Dantri)
Bản quyền U23 Châu Á 2020: Nhà đài Việt Nam đấu "nảy lửa"
Ngoài VTV, còn có 4 đài truyền hình khác cũng "thèm khát" bản quyền phát sóng vòng chung kết U23 Châu Á 2020, nơi U23 Việt Nam là đương kim Á quân.
Vào tháng 1/2020 tới đây, vòng chung kết giải U23 Châu Á và cũng là vòng loại môn bóng đá Nam Olympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.
Tính đến thời điểm hiện tại, bản quyền phát sóng giải đấu rất quan trọng này vẫn chưa thuộc về bất cứ đài truyền hình nào ở Việt Nam.
Tiền vệ Nguyễn Quang Hải.
Theo Thanh Niên, Đài truyền hình Việt Nam - VTV là đơn vị đầu tiên đứng ra đàm phán với đối tác nước ngoài sở hữu bản quyền giải đấu, và theo báo cáo của VTV tại cuộc họp với Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, cuộc đàm phán đã gần đến đích.
Dẫu vậy, vẫn đang có đến 4 đơn vị truyền hình khác ở Việt Nam cũng đánh tiếng đang ráo riết mua bản quyền truyền hình U23 Châu Á, nên chưa chắc VTV đã thắng trong cuộc đua này.
"Giải U23 châu Á với sự xuất hiện của đương kim Á quân U23 Việt Nam và chủ nhà U23 Thái Lan hứa hẹn sẽ rất kịch tính và hấp dẫn. Với tính cạnh trạnh rất cao, giải đấu sẽ tạo ra tính cạnh tranh rất khốc liệt giữa các đài để sở hữu bản quyền truyền thông" - đại diện một đài truyền hình dự đoán.
Tương tự với VCK U23 Châu Á, bản quyền đại hội thể thao Đông Nam Á - SEA Games 30 vào cuối năm 2019 cũng chưa thực sự ngã ngũ. VTV như mọi khi vẫn là "ứng viên" được ưu tiên số 1 nhưng có thể một số đài khác cũng muốn mua.
Theo TH (Goal/VN)
Việt Nam mua bản quyền 2 trận tại King's Cup 2019 Một đơn vị bản quyền truyền hình của Việt Nam đã mua thành công 2 trận đấu của thầy trò ông Park Hang-seo ở King's Cup 2019. Khoảng nửa tháng nữa là King's Cup 2019 tại Thái Lan sẽ diễn ra từ ngày 5-8/6. Lúc này, vấn đề bản quyền phát sóng giải đấu giao hữu được thông qua. Một đơn vị ở...