Bản quyền âm nhạc trên thị trường số: Nhạc sĩ ‘kêu cứu’!
Sau câu chuyện bản quyền của Giấc mơ trưa, rất nhiều nhạc sĩ cũng té ngửa vì bài hát của mình đang bị cây gậy bản quyền của BH Media nắm giữ.
Theo thông tin từ Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC), hiện nay có 76 CD, gồm 865 bài hát đang rơi vào tình trạng như vậy. Thậm chí, con số trên thực tế còn hơn.
Kéo dài danh sách khiếu nại bản quyền
Trong cuộc họp báo mới đây, VCPMC thông báo có đến 76 CD, gồm 865 tác phẩm do Hội Nhạc sĩ Việt Nam đầu tư sản xuất đang bị BH Media sử dụng, xác nhận sở hữu bản quyền trên YouTube. VCPMC khẳng định 100% quyền tác giả thuộc về nhạc sĩ, còn các quyền liên quan đều thuộc về Hội Nhạc sĩ Việt Nam vì đơn vị này bỏ tiền đầu tư, mời ca sĩ hát. Hội ký hợp đồng với NXB Dihavina để thu âm, xuất bản album.
Trung tâm sẽ tiến hành xử lý hành vi xâm phạm này theo đúng quy định của pháp luật, cần thiết sẽ khởi kiện. “Toàn bộ kho dữ liệu của Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã bị BH Media xác nhận quyền. Chúng tôi cần hành động khẩn cấp chấm dứt ngay hành vi này”, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC khẳng định.
Các nhạc sĩ trong buổi gặp với Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
Về kiến nghị của nhạc sĩ Giáng Son đối với tác phẩm”Giấc mơ trưa”, quyền tác giả 100% là của nhạc sĩ Giáng Son, quyền liên quan của bản ghi “Giấc mơ trưa”- Khánh Linh 100% là của nhạc sĩ Giáng Son. Bản ghi mà BH Media dùng để xác nhận bản quyền là bản ghi “Giấc mơ trưa”- Dương Thùy Anh. Dương Thùy Anh sử dụng tác phẩm “Giấc mơ trưa” của tác giả Giáng Son nhưng chưa xin phép tác giả là xâm phạm quyền tác giả, sử dụng bản phối thuộc sở hữu của nhạc sĩ Giáng Son, cover thêm nhạc cụ là đàn nhị nhưng chưa xin phép tác giả là xâm phạm quyền liên quan.
Ngoài ra, còn có đơn kiến nghị của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Với tư cách là tác giả phần lời của “Giấc mơ trưa”, Nguyễn Vĩnh Tiến cũng bị ảnh hưởng trong vấn đề lùm xùm về bản quyền bài hát. Anh còn bị xâm phạm bản quyền ở nhiều sáng tác khác, trong đó có 21 bài trong album “Giọt sương bay lên” và “Ngồi trên vách nắng” cùng 6 bài trong các album chung với nhóm nhạc sĩ M6. Hai album riêng do Nguyễn Vĩnh Tiến hợp tác với Hồ Gươm Audio để thực hiện. Và Nguyễn Vĩnh Tiến khẳng định anh vẫn nắm “quyền sản xuất” vì chính anh là người chi trả các chi phí, cho nên Hồ Gươm Audio không có quyền liên quan gì ở đây để được phép ủy quyền cho bên thứ ba kinh doanh.
Ông Đinh Trung Cẩn khẳng định: “Về trường hợp của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, quyền tác giả 100% là nhạc sĩ, quyền liên quan phụ thuộc vào hợp đồng giữa Hồ Gươm Audio và tác giả. Tác giả cần cung cấp cho VCPMC để có căn cứ tiến hành các biện pháp pháp lý cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của tác giả”. Hiện tại rất nhiều tác phẩm của anh bị vi phạm bản quyền. Khi Nguyễn Vĩnh Tiến đưa liveshow “Tiền duyên” do anh đầu tư sản xuất lên kênh của mình thì bị hệ thống rà soát tự động xác nhận sở hữu 2 đoạn thuộc hai bài “Giấc mơ dai dẳng” và “Giọt sương bay lên”.
Điều này khiến anh rất bức xúc vì con đẻ của mình đã bị người khác nhận vơ. Với trường hợp của Nguyễn Vĩnh Tiến và Hồ Gươm Audio, VCPMC đề nghị tác giả cung cấp hợp đồng giữa hai bên để có căn cứ tiến hành bảo vệ quyền tác giả. Trung tâm cũng đề nghị tác giả thống kê các bản ghi tự sản xuất để tiếp tục làm việc với các nền tảng.
Bìa CD “Giọt sương bay lên” của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến.
Nhạc sĩ Ngô Tự Lập, Trưởng nhóm M6 cũng viết đơn kiến nghị và ủy quyền VCPMC giải quyết vụ việc xâm phạm bản quyền của nhóm. Cụ thể khi các thành viên M6 đăng tải lên YouTube các ca khúc trong 3 album nhóm tự bỏ tiền sản xuất, Hồ Gươm Audio phát hành thì đều bị BH Media nhận là chủ sở hữu bản quyền. “Chúng tôi không hề ủy quyền cho bất kỳ ai ngoài VCPMC, cũng không hề chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đến bản ghi âm, ghi hình cho bất cứ ai”, Ngô Tự Lập khẳng định. M6 ủy quyền cho VCPMC yêu cầu BH Media dừng ngay việc tự nhận là chủ sở hữu quyền tác phẩm và giải thích về việc xác nhận sai chủ sở hữu bản quyền.
Về kiến nghị của nhạc sĩ Ngọc Khuê, VCPMC khẳng định 100% quyền tác giả là của tác giả, quyền liên quan cũng 100% là của tác giả với bản ghi”Hà Nội mùa thu vắng em”do ca sĩ Thu Thủy trình bày. Video sử dụng tác phẩm do tác giả sáng tác và do Hội Nhạc sĩ đầu tư chi phí sản xuất thì tác giả có 100% quyền tác giả và Hội Nhạc sĩ Việt Nam có 100% quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình.
Mạo danh NSND Thu Hiền?
Ngay mới đây, con gái của NSND Thu Hiền, chị Hoàng Thanh Phương đang hoàn tất hồ sơ gửi đơn kiện BH Media về việc có một kênh Youtube mang tên bà, có hàng triệu lượt xem. NSND Thu Hiền rất ngạc nhiên, vì bà không có kênh YouTube cũng như không dùng Facebook.
NSND Thu Hiền bức xúc vì tên tuổi của mình bị mạo danh.
NSND Thu Hiền cho biết trước đây bà hợp tác làm đĩa cùng Hãng phim Trẻ là nhiều nhất, nhưng về sau hãng này bán các bản ghi của bà cho BH Media cũng không có thỏa thuận gì với bà. NSND Thu Hiền bức xúc nhất là kênh YouTube nọ đã mạo danh bà để trả lời người hâm mộ. “Điều đó đã xâm phạm đến quyền cá nhân riêng tư của tôi. Họ đã vi phạm một cách trắng trợn”, NSND Thu Hiền nói. Bà đã ủy quyền cho con gái giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến những bản ghi bị khai thác không xin phép.
Khi bị phía NSND Thu Hiền phản đối, kênh YouTube nói trên hiện đã đổi tên, thay ảnh đại diện nhưng nội dung vẫn như cũ. Ngoài việc lập kênh mang tên NSND Thu Hiền, việc BH Media gắn bản quyền với các bài hát của NSND Thu Hiền trên YouTube sau khi mua lại quyền khai thác từ các hãng băng đĩa khiến bà cảm thấy bất bình. Bà cho biết, có một số CD do các hãng đĩa bỏ tiền ra làm nhưng cũng có nhiều CD do bà tự bỏ tiền ra sản xuất, chỉ kết hợp với các hãng để phát hành. Các hãng băng đĩa bán quyền khai thác mà không hề nói với bà một tiếng, rõ ràng là không tôn trọng nghệ sĩ. Điều NSND Thu Hiền bức xúc hơn là bây giờ, khi bà muốn đưa một số bài hát yêu thích lên kênh YoTube để phục vụ công chúng mến mộ mà không bị quảng cáo làm phiền thì đều bị đánh bản quyền. Theo luật sư, NSND Thu Hiền có thể kiện BH Media vì đã mạo danh tên tuổi của bà.
Có hay không hành vi trục lợi?
Như vậy, có một vấn đề hiện hữu trên thị trường nhạc số hiện nay, đó là quyền sở hữu và các quyền liên quan của các tác giả đang bị xâm phạm. Lý do một phần do lịch sử để lại. Trước đây, thập niên những năm 1990, các hãng băng đĩa thường bỏ tiền ra làm đĩa cho nghệ sĩ để bán. Sau này, các nghệ sĩ mới tự bỏ tiền ra làm, thuê các hãng băng đĩa phát hành, như vậy nghệ sĩ mới là người sản xuất và là người có quyền liên quan chứ không phải các hãng băng đĩa.
Nhưng các hãng băng đĩa đã “chủ động” bán cho BH Media khai thác mà không hỏi ý kiến nghệ sĩ. Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, điều quan trọng là các tác giả còn giữ hợp đồng giữa mình và đơn vị phát hành băng đĩa hay không. Nếu không có hợp đồng thì phải tìm nhân chứng hoặc phải chứng minh được nhạc sĩ là người đầu tư các sản phẩm này.
Đĩa CD gây ồn ào của Dương Thùy Anh.
Theo luật sư Trần Anh Dũng: “Phải xác định rõ ai nắm giữ quyền liên quan chứ không thể tùy tiện lên tiếng nhằm cản trở việc khai thác quyền hợp pháp của người khác như vậy. Nó sẽ tạo ra nghịch lý người có quyền phải đi trình bày với người đang xâm phạm để được sử dụng chính tài sản của mình. Ngoài ra, qua vụ việc này mới thấy Luật Sở hữu trí tuệ đang tạo lỗ hổng để sử dụng tùy tiện quyền liên quan. Luật mới chỉ quy định bản ghi là bản được ghi lần đầu (Điều 16.3) nhưng với công nghệ hiện tại thì bản ghi có thể được ghi dưới nhiều định dạng khác nhau (với mỗi định dạng thì phần âm nhạc có thể khác nhau). Vì vậy, nên có quy định hướng dẫn rằng, việc thay đổi định dạng phân phối bản ghi (từ CD sang nền tảng số) cũng cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả để tránh trường hợp những người có quyền thực sự bị xâm phạm mà không hề hay biết việc khai thác quyền của mình ở một nền tảng khác”.
Khi được hỏi có hay không việc nhận vơ để trục lợi, luật sư Trần Anh Dũng cho rằng: “Câu chuyện này mới chỉ là nghi vấn nhưng tôi thấy nên đặt ra. Theo thông tin tôi biết, BH Media cũng được ủy quyền của một số nhạc sĩ thu tác quyền trên YouTube.
Nghĩa là, ngoài kinh doanh các kênh của mình trên YouTube, BH Media còn thu cả tác quyền cho các nghệ sĩ có ủy quyền (Có thể vì lẽ đó dẫn tới việc lẫn lộn quyền tác giả và quyền liên quan khi đưa content quét bản quyền với trường hợp “Giấc mơ trưa” của nhạc sĩ Giáng Son). Với trường hợp của Giáng Son, liệu có giả thiết nào, BH Media thu cả tiền tác quyền hay lợi ích quyền liên quan từ những tác phẩm hay bản ghi mà BH Media không được ủy quyền hay không có quyền không? Nếu có thì câu chuyện không dừng ở dân sự mà sẽ là câu chuyện về trách nhiệm hình sự.
865 tác phẩm của Hội nhạc sĩ đang bị BH Media xác nhận bản quyền
Nhiều bản ghi do Hội Nhạc sĩ Việt Nam đầu tư sản xuất cho các nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Tuyên, Trọng Đài, Phan Huỳnh Điểu, Văn Cao... đang bị BHMedia sử dụng để xác nhận chủ sở hữu bản quyền trên YouTube.
Ngày 9/11, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Giám đốc Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã làm việc với các nhạc sĩ để làm rõ các vấn đề liên quan đến đơn kiến nghị của nhạc sĩ: Giáng Son, Nguyễn Vĩnh Tiến, Ngọc Khuê, nhóm M6 về việc các sản phẩm âm nhạc của họ bị BH Media xác nhận chủ sở hữu bản quyền trên chính kênh YouTube của tác giả.
Tại buổi làm việc này, ông Cẩn cũng trả lời những câu hỏi mà báo chí đã gửi tới Trung tâm với mong muốn làm rõ vụ việc lùm xùm bản quyền vừa qua.
Buổi làm việc của VCPMC với các nhạc sĩ liên quan.
Tại buổi làm việc, ông Đinh Trung Cẩn thông tin, ngày 28/10/2021, VCPMC tiếp nhận kiến nghị của nhạc sĩ Ngọc Khuê về việc nhiều tác phẩm của nhạc sĩ tự sáng tác và đầu tư sản xuất ( Hà Nội mùa thu vắng em) hoặc do Hội Nhạc sĩ đầu tư sản xuất ( Hạt nắng hạt mưa) và thuê Dihavina thu âm nhưng bị BH Media xác nhận chủ sở hữu bản quyền khi đưa lên chính kênh YouTube của mình.
Ngày 28/10/2021, VCPMC tiếp nhận kiến nghị của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến trình bày. Theo hợp đồng giữa tác giả và Hồ Gươm Audio về việc sản xuất 2 album Giọt sương bay lên (9 tác phẩm) và Ngồi trên vách nắng (12 tác phẩm) thì quyền tác giả và quyền sản xuất thuộc về tác giả. Theo đó, Hồ Gươm Audio sẽ ứng trước tiền cho tác giả để sản xuất bản ghi, sau khi bán được 4.000 CD cho mỗi album thì sẽ phân chia theo lợi nhuận: Tác giả 25% - Hồ Gươm Audio 75% và Hồ Gươm sẽ trừ phần ứng trước cho tác giả sản xuất vào phần doanh thu mà tác giả được nhận theo thoả thuận tỷ lệ.
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến muốn đăng tải video Liveshow Tiền duyên nhưng vì có hai tác phẩm Giấc mơ dai dẳng, Giọt sương bay lên do chính nhạc sĩ sáng tác và sản xuất nhưng bị BH Media xác nhận chủ sở hữu bản quyền nên không thể đăng tải được...
Ngày 3/11/2021, VCPMC đã nhận được đơn kiến nghị của tác giả Ngô Tự Lập (nhóm trưởng nhóm M6) đại diện cho các thành viên trong nhóm báo cáo về tình trạng bị BH Media phản ánh các tác phẩm của chính nhóm mình sáng tác và sản xuất.
Nhóm M6 gồm các thành viên: Giáng Son, Ngô Tự Lập, Nguyễn Vĩnh Tiến, Nguyễn Lê Tâm, Nguyễn Thắng, Trần Đức Minh đã cùng nhau sáng tác và đầu tư sản xuất 3 CD: Hà Nội M6 phố phường, Những đường bay, Đêm nhiệt đới và thuê Hồ Gươm Audio phát hành. Nhưng khi các thành viên đưa các video đó lên kênh YouTube của mình thì bị BH Media thay mặt Hồ Gươm Audio nhận là chủ sở hữu bản quyền.
Ông Đinh Trung Cẩn lần lượt trả lời các vấn đề mà các nhạc sĩ kiến nghị: "Về trường hợp của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, quyền tác giả 100% là nhạc sĩ, quyền liên quan phụ thuộc vào hợp đồng giữa Hồ Gươm Audio và tác giả. Tác giả cần cung cấp cho VCPMC để có căn cứ tiến hành các biện pháp pháp lý cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của tác giả.
Về kiến nghị của nhạc sĩ Ngọc Khuê, quyền tác giả: 100% là của tác giả, quyền liên quan: 100% là của tác giả với bản ghi Hà Nội mùa thu vắng em do ca sĩ Thu Thủy trình bày. Video sử dụng tác phẩm do tác giả sáng tác và do Hội Nhạc sĩ đầu tư chi phí sản xuất thì tác giả có 100% quyền tác giả và Hội Nhạc sĩ Việt Nam có 100% quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình.
Về kiến nghị của nhóm M6, quyền tác giả 100% thuộc về nhóm M6, quyền liên quan 100% thuộc về nhóm M6.
Giáng Son
Về kiến nghị của nhạc sĩ Giáng Son đối với tác phẩm Giấc mơ trưa, quyền tác giả 100% là của nhạc sĩ Giáng Son, quyền liên quan của bản ghi Giấc mơ trưa - Khánh Linh 100% là của nhạc sĩ Giáng Son. Bản ghi mà BH Media dùng để xác nhận bản quyền là bản ghi Giấc mơ trưa - Dương Thùy Anh. Dương Thùy Anh sử dụng tác phẩm Giấc mơ trưa của tác giả Giáng Son nhưng chưa xin phép tác giả là xâm phạm quyền tác giả, sử dụng bản phối thuộc sở hữu của nhạc sĩ Giáng Son, cover thêm nhạc cụ là đàn nhị nhưng chưa xin phép tác giả là xâm phạm quyền liên quan".
Khánh Linh hát Giấc mơ trưa của Giáng Son tại liveconcert Nghệ sĩ tháng
Ông Cẩn cũng cho biết thêm, nội dung hoàn toàn mới là số lượng 76 CD tương ứng 865 tác phẩm do Hội Nhạc sĩ đầu tư sản xuất cũng đang bị BH Media sử dụng để xác nhận chủ sở hữu bản quyền trên YouTube. Trong khi đó, quyền tác giả 100% thuộc về các tác giả thành viên Hội nhạc sĩ, quyền liên quan 100% thuộc về Hội Nhạc sĩ Việt Nam (đơn vị chủ đầu tư thuê ca sĩ, nhạc sĩ hòa âm phối khí, ký Hợp đồng với Nhà xuất bản âm nhạc là Dihavina để thu âm, in xuất bản đĩa CD).
Ông Cẩn khẳng định: "VCPMC sẽ tiến hành xử lý hành vi xâm phạm này theo đúng quy định của pháp luật và quy trình xử lý vi phạm của VCPMC. Nếu cần thiết sẽ khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho các nhạc sĩ và Hội Nhạc sĩ Việt Nam".
Hoạ sĩ Văn Thao.
Tại cuộc họp, hoạ sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao cũng chia sẻ về lùm xùm bản quyền ca khúc Tiến quân ca thời gian vừa qua. Hoạ sĩ Văn Thao chia sẻ: "Thực hiện theo nguyện vọng của cha tôi - cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho nhân dân, nhà nước Việt Nam. Như vậy, bản quyền của tác phẩm thuộc về quốc gia chứ không còn thuộc về gia đình nữa. Nhưng khi nghe từ báo chí truyền hình về việc tác phẩm bị đánh gậy bản quyền, tôi thấy hết sức vô lý và hài hước.
Bài hát này, từ ngay khi sáng tác xong cho đến lần đầu tiên công khai toàn dân hát tại Quảng trường Nhà hát Lớn ngày 19/8/1945 và đến sau này thì nhạc sĩ Văn Cao vẫn luôn cho rằng, ca khúc này đã thuộc về Nhân dân rồi. Từ khi ca khúc này ra đời, bản thân nhạc sĩ Văn Cao và gia đình chúng tôi chưa nhận bất cứ một đồng nào tiền bản quyền của tác phẩm này. Khi cha tôi mất đi, ông bảo: " Các con đừng bao giờ lấy tiền bản quyền ca khúc Tiến quân ca và sau này, đến lúc nào đó, thay mặt bố, bàn giao ca khúc này cho Nhà nước và Nhân dân". Chúng tôi đã làm đúng nguyện vọng của nhạc sĩ Văn Cao. Tiến quân ca hoàn toàn là tài sản của Nhà nước, của Nhân dân. Tôi tin là các cơ quan chức năng sẽ làm rõ vấn đề này".
Theo dự kiến hôm nay, 10/11, BH Media và VCPMC sẽ có buổi làm việc về các vấn đề liên quan. Phía VCPMC cho biết kết quả làm việc sẽ được thông báo bằng văn bản tới các nhạc sĩ.
Lùm xùm bản quyền 'Giấc mơ trưa': Giáng Son và BH Media, ai sai? Ngày 27/10, BH Media - đơn vị vừa bị nhạc sĩ Giáng Son tố "đánh" bản quyền ca khúc của chính mình tổ chức họp báo về "Bản quyền âm nhạc trên môi trường số". Theo BH Media, vụ việc của nhạc sĩ Giáng Son thực ra rất đơn giản, chỉ giải quyết trong vòng "một nốt nhạc" nhưng nhạc sĩ Giáng Son...