Ban quản lý sân Mỹ Đình từ chối bình luận về tình trạng xuống cấp của sân
Khi được các phóng viên VTV hỏi về nguyên nhân xuống cấp của sân Mỹ Đình, lãnh đạo của đơn vị quản lý đã từ chối trả lời
Những ngày qua, tình trạng cơ sở vật chất, mặt sân của Khu liên hợp Quốc gia Mỹ Đình là đề tài được người hâm mộ quan tâm, bàn tán.
Trong 2 trận đấu trên sân Mỹ Đình của ĐT Việt Nam, có thể thấy qua sóng truyền hình rằng mặt cỏ của sân khô héo, úa vàng. Theo quan sát thực tết của phóng viên, không chỉ cỏ bị héo, một số khu vực gần ca bin ban huấn luyện còn xuất hiện tình trạng lộ ra khoảng đất lớn, không có cỏ. Điều này sẽ rất dễ dẫn đến chấn thương cho các cầu thủ.
Được biết, chi phí để thuê mặt sân Mỹ Đình mà LĐBĐ Việt Nam phải bỏ ra là 800 triệu đồng/ 1 trận. Việc mặt sân không đảm bảo chất lượng khiến cho các quan chức VFF cũng phải khó xử trước những lời chỉ trích từ dư luận. Không chỉ mặt sân, cơ sở vật chất của sân Mỹ Đình còn không được vệ sinh thường xuyên.
Video đang HOT
Ở trận gặp Malaysia hôm 27/12, phần lớn ghế ngồi trên khán đài đóng bụi dày. Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng không được dọn dẹp, xảy ra tình trạng bốc mùi hôi thối. Mọi thứ chỉ được cải thiện khi VFF đốc thúc ban quản lý sân vệ sinh khán đài, nhà vệ sinh hay bảo trì mặt cỏ.
Theo chia sẻ của nhóm phóng viên VTV trong phóng sự “Ban quản lý SVĐ Mỹ Đình từ chối trả lời chuyện sân nhếch nhác, mất vệ sinh”, khi liên lạc với lãnh đạo Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình, vị này đã từ chối trả lời câu hỏi liên quan đến sự xuống cấp của sân Mỹ Đình trong thời gian qua.
Trước đó, ban quản lý sân Mỹ Đình đã nhận không ít những chỉ trích khi liên tục xảy ra những sự cố như bung khung thành, tốc mái cabin trong trận giao hữu giữa Việt Nam vs Dortmund.
Sân Mỹ Đình từng là niềm tự hào, là bộ mặt của thể thao Việt Nam. Ở thời điểm này, khi đội tuyển Việt Nam bước vào các trận đấu trên sân nhà thì sân Mỹ Đình lại là tâm điểm chú ý khi xuống cấp, ảnh hưởng việc thi đấu của các cầu thủ, từ chỗ lợi thế được đấu trên sân nhà lại có thể trở thành bất lợi.
Lối thoát nào cho Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình?
Nợ thuế lên đến hàng trăm tỉ đồng và con số này vẫn tiếp tục tăng, bị cưỡng chế hóa đơn bởi Cục Thuế - thật không thể hình dung nổi có ngày Khu liên hợp thể thao quốc gia lại lâm vào tình cảnh này.
Vì nợ xấu nên bị tính thuế "phụ trội" 8%/tháng
Các cơ quan chức năng hiện vẫn đang trong quá trình điều tra những nội dung được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (viết tắt là khu liên hợp). Theo kết luận được Thanh tra Chính phủ công bố vào tháng 6.2021, trong thời gian từ năm 2009 - 2018, tại khu liên hợp đã xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, dẫn đến thất thoát số tiền hàng trăm tỉ đồng ngân sách nhà nước. Nhiều hạng mục đã bị đội giá và chưa thu hồi được nên gây thất thoát cho nguồn vốn nhà nước. Khu liên hợp còn có nhiều sai phạm trong việc tự ý cho thuê đất hoặc cho thuê đất nhưng tiền lại để ngoài sổ sách trong thời gian từ năm 2009 - 2018, dẫn đến thất thoát số tiền lên đến 777 tỉ đồng.
Sân Mỹ Đình cần có kinh phí để bảo dưỡng định kỳ. Ảnh HOÀNG QUÂN
Tính đến thời điểm có kết luận của Thanh tra Chính phủ, số tiền nợ thuế của khu liên hợp vào khoảng 658 tỉ đồng. Theo quy định của pháp luật về thuế, với những khoản nợ xấu, đối tượng nợ thuế (mà ở đây là khu liên hợp) nếu không trả thuế đúng thời gian, mỗi tháng sẽ bị tính thêm khoản "phụ trội" 8% tổng số tiền nợ. Theo quyết định đòi nợ thuế mà Cục Thuế Hà Nội vừa gửi cho khu liên hợp, số tiền nợ đã lên đến hơn 848 tỉ đồng. Và vì khu liên hợp hoàn toàn không còn khả năng thanh toán nên mỗi tháng số tiền nợ thuế lại tăng lên, đến cuối năm tiền nợ sẽ vào khoảng hơn 1.048 tỉ đồng.
Tài chính kiệt quệ
Khu liên hợp là công trình mang tính đặc thù, với nhiều hạng mục quan trọng, phục vụ thể thao đỉnh cao và nhiều sự kiện văn hóa khác. Như sân Mỹ Đình là nơi tổ chức các trận đấu của bóng đá VN, Cung thể thao dưới nước là địa điểm tổ chức các giải bơi quốc gia... Những hạng mục này phải được thường xuyên bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ, nếu không sẽ bị hỏng hóc, xuống cấp. Tuy nhiên, hiện quỹ tài chính của khu liên hợp đang cạn kiệt, thậm chí còn phải trích từ khoản phát triển sự nghiệp mà nhà nước cấp để trả lương cán bộ công nhân viên. Lãnh đạo nhiệm kỳ trước đã không chỉ khiến khu liên hợp nợ đầm đìa mà còn rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Vì thế, các hoạt động cần thiết nhằm bảo dưỡng cơ sở vật chất của khu liên hợp đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, bị tác động lớn nhất là sân chính Mỹ Đình và các sân phụ. Không còn tiền để chăm sóc mặt cỏ, bảo dưỡng các phòng chức năng, trang thiết bị, sân Mỹ Đình sẽ có nguy cơ không thể sử dụng được.
Đề xuất thế nào với cơ quan thuế?
Năm 2021, lãnh đạo Bộ VH-TT-DL đã có công văn đồng ý với một phần đề án sử dụng tài sản công của khu liên hợp. Theo đó, đơn vị này được phép kinh doanh, cho thuê một số hạng mục công trình trong thời điểm các công trình này không thực hiện nhiệm vụ do nhà nước và cơ quan cấp trên giao. Khu liên hợp đang cho thuê ngắn hạn một số kho bãi dôi dư, chưa sử dụng đến. Khu liên hợp cũng đang tiếp tục thực hiện một số hợp đồng cho thuê với một số đối tác kinh doanh. Vì đang là đối tượng phải tuân thủ các quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn (được nêu rõ trong 2 quyết định ban hành ngày 18.6.2021 và quyết định ban hành ngày 20.6.2022 do Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội ký - PV) nên khu liên hợp không được phép xuất hóa đơn và buộc phải dừng việc cho thuê, dừng các hoạt động giao dịch liên quan đến tài chính, như vừa đề cập ở trên.
Theo yêu cầu được nêu tại kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ VH-TT-DL và Tổng cục TDTT đã 2 lần tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể lãnh đạo, xử lý trách nhiệm đối với giám đốc khu liên hợp, phó giám đốc theo từng thời kỳ trong giai đoạn 2009 - 2018 có liên quan đến các thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm, sai phạm của khu liên hợp. Ở cả 2 lần họp, nguyên giám đốc khu liên hợp Cấn Văn Nghĩa chỉ tự nhận mức độ khiển trách, còn các cá nhân khác tự nhận mức rút kinh nghiệm.
Một lãnh đạo ngành thể thao cho hay khu liên hợp đang đề xuất cơ quan thuế để được phép "khoanh nợ", không tính phần "phụ trội" 8%/tháng, vì nếu tiếp tục tính "lãi" phần nợ xấu sẽ dẫn đến tình huống xấu nhất là khu liên hợp sẽ phải đóng cửa bởi phá sản. Ngoài ra, khu liên hợp cũng mong cơ quan thuế có giải pháp nới lỏng, như cho phép tiếp tục được xuất hóa đơn để thực hiện các hợp đồng cho thuê sẵn có cũng như được phép cho các đối tác thể thao (không phải đối tác kinh doanh) thuê các công trình thuộc khu liên hợp. Ví dụ như cho Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) thuê sân Mỹ Đình để tổ chức các trận bóng đá, giải bóng đá... Chỉ khi đó khu liên hợp mới tiếp tục được tự chủ về mặt tài chính và có tiền để trả dần khoản nợ thuế (vì ngành thể thao không được phép lấy tiền nhà nước để trả hộ) cũng như trả lương cho cán bộ công nhân viên, bảo dưỡng các hạng mục của khu liên hợp.
Thủ tướng chỉ đạo nóng về tình trạng sân Mỹ Đình Sau khi theo dõi trận đấu của đội tuyển Việt Nam trên sân Mỹ Đình vào ngày 3.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc đến sân vận động này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ KH-ĐT. Ngày 4.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm...