Bàn phím Switch quang hay cơ học tốt hơn khi chơi game?
Bài viết này đề cập đến sự khác nhau của switch quang và switch cơ. Switch bàn phím nào tốt hơn để chơi game.
Switch bàn phím cơ đã trở thành lựa chọn được yêu thích trong một thời gian dài, mang đến tốc độ, độ bền và khả năng phản hồi mà các game thủ cần. Tuy nhiên, khi switch quang trở nên phổ biến hơn, câu hỏi đặt ra là cái nào tốt hơn cho chơi game?
Bài viết này đề cập đến sự khác nhau của switch quang và switch cơ. Switch bàn phím nào tốt hơn để chơi game.
Switch cơ và switch quang hoạt động như thế nào?
Switch cơ và switch quang có cơ chế hoạt động không giống nhau
Switch cơ hoạt động bằng cách tạo ra sự tiếp xúc giữa một miếng kim loại ở dưới cùng của phím và một miếng trên bàn phím. Thao tác này sẽ đóng mạch và gửi tín hiệu đến PC rằng phím đó đã được nhấn.
Có ba loại switch cơ chính: Tuyến tính, xúc giác và clicky. Các phím tuyến tính êm hơn, cần ít lực hơn và không cung cấp phản hồi xúc giác khi nhấn. Các phím xúc giác to hơn và tạo ra một tiếng động khi nhấn phím. Mặt khác, các phím clicky tạo ra một sự va chạm mạnh hơn và một tiếng “cạch” lớn ở giữa những lần gõ phím, nhưng mang lại cảm giác khá thoải mái.
Ngược lại, switch quang sử dụng một quá trình gọi là cảm ứng ánh sáng. Khi bạn nhấn phím xuống, phần thân (phần thường chạm vào bàn phím) sẽ chặn một chùm ánh sáng hồng ngoại. Sau đó, một cảm biến hồng ngoại sẽ phát hiện sự thiếu sáng và báo hiệu cho máy tính rằng phím đã được nhấn.
Về mặt cơ học, cả hai switch đều khá giống nhau. Ví dụ, khi bạn nhấn vào keycap, nó sẽ đẩy phần thân xuống, sau đó một lò xo sẽ đẩy phần nắp về lại vị trí ban đầu. Và, switch quang cũng có thể có các đặc điểm tương tự như switch cơ.
So sánh switch quang và switch cơ
Có một số khía cạnh quan trọng của switch cơ mà bạn phải cân nhắc khi quyết định loại nào tốt hơn cho chơi game. Bao gồm:
Độ bền: Phím cho phép nhấn bao nhiêu lần?
Tốc độ: Bạn có thể kích hoạt phím nhanh đến mức nào?
Sự hài lòng: Các phím bấm mang lại cảm giác thoải mái ra sao?
Độ ồn: Độ ồn của các phím như thế nào?
Độ bền
Video đang HOT
Tuổi thọ trung bình của phím cơ hoặc phím quang phụ thuộc phần lớn vào nhà sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị switch quang hiện nay trên thị trường có tuổi thọ khoảng 100 triệu lần nhấn phím.
Hầu hết các thương hiệu bàn phím cơ cho biết phím của họ có tuổi thọ khoảng 50 đến 60 triệu lần nhấn phím – bằng một nửa so với switch quang.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng 50 triệu lần nhấn phím tương đương với khoảng 10 đến 15 năm chơi game hoặc đánh máy cường độ cao và con số này có lẽ sẽ đủ dùng đối với hầu hết mọi người.
Tốc độ nhấn phím
Tốc độ của các switch phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm lực cần thiết để kích hoạt chúng và khoảng cách mà phím phải di chuyển để kích hoạt.
Các switch cơ cũng có độ trễ khoảng 5/1000 giây. Mặt khác, switch quang hoàn toàn không bị độ trễ này. Điều này có nghĩa là các switch quang nói chung sẽ có thời gian phản hồi nhanh hơn khoảng 5ms. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu sự gia tăng tốc độ nhỏ này có thực sự mang lại hiệu suất tốt hơn khi chơi game hay không.
Ngoài ra, tốc độ phản ứng của switch quang dường như phụ thuộc phần lớn vào nhà sản xuất. Switch Razer Optical Purple. được coi là nhanh nhất trên thị trường và nhanh hơn các phím Cherry MX khoảng 30ms.
Cảm nhận và tiếng ồn
Cảm giác của các phím cơ hay quang phần lớn phụ thuộc vào sở thích và điều đó cũng ảnh hưởng đến tiếng ồn chúng tạo ra. Tuy nhiên, với nhiều tùy chọn hơn có sẵn, nhiều khả năng bạn sẽ tìm thấy bộ bàn phím cơ phù hợp với sở thích của mình.
Khi nói đến switch cơ, bạn có tùy chọn giữa các phím tuyến tính, xúc giác và clicky. Điều này có nghĩa là bạn có thể chọn các phím mang lại cảm giác hài lòng, êm, nhanh hoặc bất kỳ phím nào ở mức trung bình.
Bàn phím quang không có nhiều tùy chọn. Bạn có thể thoải mái tận hưởng các phím có sẵn trên bàn phím quang, nhưng nhiều người khác thì không may mắn như vậy.
Tuy nhiên, điều này đang bắt đầu thay đổi và nhiều nhà sản xuất cung cấp ít nhất một vài lựa chọn thay thế.
Razer Huntsman cung cấp Razer Optical Reds (một tùy chọn tuyến tính) và Razer Optical Purples (một lựa chọn clicky thay thế). Gateron cũng có một số tùy chọn, bao gồm Gateron Optical Black, Blue, Brown và Red, mỗi tùy chọn đều có các đặc điểm tương tự như các phiên bản cơ.
Giá cả và tình trạng sẵn có
Switch cơ có nhiều lựa chọn hơn so với switch quang
Bởi vì có hàng tá nhà sản xuất và loại phím cơ, bạn có thể tìm thấy thứ mình thích khá dễ dàng. Bạn cũng có thể dễ dàng sửa đổi hầu hết các bộ bàn phím cơ để làm cho chúng to hơn, êm hơn, nhanh hơn hoặc kéo dài thêm tuổi thọ.
Thật không may, không có nhiều tùy chọn với bàn phím quang, mặc dù tình hình đã thay đổi trong những năm gần đây. Bàn phím quang cũng ít được tiêu chuẩn hóa hơn, có nghĩa là các sửa đổi và bộ bàn phím tùy chỉnh ít khả dụng hơn.
Cuối cùng, các switch cơ có nhiều lựa chọn phù hợp túi tiền, trong khi một bộ phím quang tốt thường đi kèm với bàn phím giá từ trung bình đến cao (như Razer Huntsman). Vì vậy, switch cơ chắc chắn giành chiến thắng khi nói đến giá cả.
Vậy switch cơ hay switch quang tốt hơn cho chơi game?
Switch cơ vẫn có chỗ đứng nhất định trong lòng các game thủ. Bàn phím cơ có nhiều lựa chọn hơn so với bàn phím quang. Cộng thêm thực tế là switch quang vẫn còn tương đối mới trên thị trường, nên nhiều người chưa sẵn sàng chuyển sang bàn phím quang.
Tuy nhiên, có thể sẽ có một sự thay đổi trong những năm tới khi nhiều lựa chọn hơn ra đời. Ví dụ, dòng Razer Huntsman cung cấp khả năng tùy chỉnh, tốc độ và độ bền mà các game thủ đang tìm kiếm ở bàn phím quang.
Corsair K100 - bàn phím cao cấp cho nhu cầu game chuyên nghiệp
Bàn phím có dây Corsair K100 được thiết kế ấn tượng, với nhiều tính năng hấp dẫn và switch hoạt động kết hợp cùng tia lazer đem lại tốc độ tương tác cao và trải nghiệm mượt mà.
Corsair K100 hiện có mức giá khoảng 5 triệu đồng, không phải là quá đắt đỏ so với một bàn phím cao cấp, nhưng lại được tích hợp nhiều điều thú vị hướng đến các game thủ hàng đầu.
Thị trường bàn phím cơ hiện đang rất sôi động và chật chội. Trong cùng một phân khúc giá có hằng hà sa số các lựa chọn cho game thủ, với đủ thiết kế, kích cỡ và tính năng. Không chỉ riêng Corsair K100, bất kì một bàn phím cơ nào mới ra đời muốn gia nhập phân khúc cao cấp đều được so sánh tỉ mỉ từng chi tiết. Các hãng phần cứng phổ thông hơn luôn biết cách chiều lòng người dùng, trang bị nhiều tính năng nhưng sẽ chấp nhận lời ít hơn để chiếm thị trường.
Thiết kế và tính năng
Corsair K100 không phải là bàn phím cơ mỏng nhất hay nhẹ nhất. Sản phẩm có chiều dài 470mm, rộng 166mm và nặng 1,35kg. Game thủ sẽ cần có một không gian rộng lớn trên bàn để đặt bàn phím thoải mái.
Một vài ưu điểm của Corsair K100 bao gồm số lượng nút bấm nhiều, có nút macro, và đèn RGB chất lượng cao. Switch đặc biệt do hãng tự thiết kế và sản xuất cũng là một điểm nhấn lớn khác đem lại trải nghiệm khác biệt cho người dùng.
Switch của bàn phím là opto-mechanical, có nghĩa rằng các nút bấm được tăng tốc bởi các tia hồng ngoại. Trong các bàn phím cơ thông thường, mỗi cú nhấn sẽ được nhận diện khi switch chạm đáy. Quá trình đó hoàn thành một mạch, gửi tín hiệu lên máy tính. Các switch opto-mechanical mới của Corsair, như OPX chẳng hạn, không có tấm kim loại đệm ở dưới đáy. Thay vào đó là một đèn lazer đỏ cỡ nhỏ, và khi nhấn phím xuống, nắp phím sẽ gây cản trở và ngắt dòng. Đó là cách bàn phím nhận diện nút nào được bấm, và quá trình này hoạt động nhanh hơn nhiều so với phương pháp sử dụng tấm kim loại như trước.
Vì vậy có thể nói tốc độ nhận lệnh của Corsair K100 cao hơn các phần cứng của bàn phím cơ truyền thống. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ là vài mili giây, và câu hỏi được đặt ra là liệu game thủ có nhận diện được sự khác biệt đó khi chơi game không? Câu trả lời là có, với điều kiện, thiết bị được sử dụng trong các tựa game hành động nhanh, đối kháng, như MOBA hay FPS và các tựa game eSports khác.
Trên cùng bên trái của Corsair K100 là một núm xoay có thể được sử dụng cho 8 tính năng khác nhau, từ qua bài và thay đổi ứng dụng cho đến trượt trang web và thay đổi độ sáng đèn LED RGB. Chính giữa của núm xoay là một nút bấm thông thường, và các nút bấm ở 2 bên cho phép game thủ thay đổi giữa các bộ thiết lập khác nhau cũng như kích hoạt chế độ Game.
Cạnh trái của bàn phím có 6 nút macro có thể được thiết lập thông qua bộ stream Elgato, và góc trên cùng bên phải là nơi đặt núm xoay chỉnh âm lượng cũng như một vài nút hỗ trợ giải trí khác.
Cạnh đáy của bàn phím là một tấm nghỉ tay có nam châm, và Corsair cũng trang bị kèm một vài nút bấm đặc biệt cho các nhu cầu chơi game MOBA cũng như FPS.
Đèn LED trên mỗi nút bấm đều có thể được cài đặt riêng biệt, và nhìn chung là rất sáng và rõ. Bề mặt của Corsair K100 được phủ một lớp hợp kim nhôm xước và các nút bấm được thiết kế để ánh sáng lọt qua một cách tinh tế.
Vi xử lý trung tâm ARM của K100 có bộ nhớ trong 8MB, có thể giải quyết được các hỗn hợp hiệu ứng phức tạp và lưu trữ được hơn 200 bộ tùy biến trên thiết bị. Đồng thời, thiết bị có tốc độ quét 4000Hz (mặc định ở mức 1000Hz). Đây là một trong những điểm cộng rất lớn của Corsair, nhưng thường thì ít game thủ nào sử dụng được hết công năng của bàn phím, ngoại trừ những tuyển thủ chuyên nghiệp, kì cựu.
Cũng giống như những phụ kiện khác của Corsair, bàn phím được tùy biến thông qua phần mềm iCue. Đây là một phần mềm tốt, được nâng cấp và cập nhật thường xuyên. Game thủ có thể chỉnh hiệu ứng ánh sáng và kết hợp chúng với nhau để tạo ra độ phức tạp độc đáo, lưu lại các bộ thiết lập cũng như macro, thông qua phần mềm iCue.
Trải nghiệm
Corsair K100 sở hữu phần cứng chất lượng cùng công nghệ hiện đại. Lực bấm của phím là 45g và hành trình 3,2mm. Ngoài ra, bàn phím còn hỗ trợ NKRO và chống ghost. Các nút bấm thuộc dạng linear, đồng nghĩa với việc hành trình phím mượt mà, không bị khựng như các switch cơ học khác. Nếu không quen, game thủ có thể lựa chọn Corsair K100 phiên bản Cherry MX Speed Silver, thay vì OPX.
Về trải nghiệm, các nút bấm nhận lệnh cực kì nhanh và nhạy, độ chính xác gần như tuyệt đối. Gần như bạn không cần phải dùng quá nhiều lực khi nhấn, bởi các nút trượt đi mượt mà, nhanh chóng, ổn định và thoải mái. Tốc độ cao như trên khiến cho Corsair K100 hoàn hảo để trở thành một bàn phím game cao cấp. Tuy nhiên, như đã nói từ đầu, nếu không thực sự chơi game trong môi trường chuyên nghiệp, sự khác biệt với các sản phẩm cùng phân khúc khác gần như khó nhận ra.
Kết luận
Corsair K100 là một sản phẩm chất lượng cao, xứng đáng thuộc về phân khúc cao cấp. Các switch kết hợp cùng lazer thực sự là thiết kế thông minh, hoạt động nhanh, mượt và nhẹ nhàng. Về ánh sáng, chúng ta có thể tùy biến theo ý thích, đồng thời độ sáng của đèn của rất cao. Nếu là một game thủ chuyên nghiệp hoặc đang nghiêm túc trong việc trở thành một, bạn có thể cân nhắc sở hữu sản phẩm này cho mọi thể loại game khác nhau.
BlackWidow V3 Mini HyperSpeed Vũ khí chiến game cơ động Razer có nhiều bàn phím chất lượng, và với BlackWidow V3 Mini HyperSpeed, hãng tiếp tục đem lại cho game thủ giải pháp chiến game cơ động với trải nghiệm tốt. Trong năm 2020, Razer ra mắt bàn phím Huntsman Mini, một trong những sản phẩm thuộc nhóm 60% đầu tiên, định hình phong cách thiết kế bàn phím nhỏ gọn của hãng....