Bắn pháo hoa: Nơi ngân sách, chỗ xã hội hóa
Nhiều tỉnh thành đang chuẩn bị cho việc bắn pháo hoa để đánh dấu khoảnh khắc giao thừa, đáp ứng nhu cầu thưởng lãm của người dân. Nhưng cũng có nơi muốn nhấn mạnh hoạt động chăm lo cho người nghèo, đã không tổ chức bắn pháo hoa.
Trong đó, năm điểm tầm cao trước Bưu điện Hà Nội và trước trụ sở báo Hà Nội Mới, công viên Thống Nhất, vườn hoa Lạc Long Quân, hồ Văn Quán, sân vận động quốc gia Mỹ Đình và 24 điểm bắn tầm thấp ở 24 quận huyện, thị xã.
Ngân sách chi 4-5 tỉ đồng cho 29 điểm
Đà Nẵng bắn 4 điểm với chi phí thấp
Đại tá Huỳnh Minh Chức – chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng – cho biết theo kế hoạch do UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt, trong đêm giao thừa Tết Quý Tỵ sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại bốn điểm. Trong đó kết hợp 2.000 quả pháo tầm cao và 60 giàn pháo tầm thấp. Kinh phí để bắn pháo hoa bốn điểm trên rất thấp. “Chúng tôi sử dụng nguồn pháo hoa được sản xuất trong nước nên giá thành rẻ hơn nhiều so với nhập từ nước ngoài về. Dù vậy chất lượng vẫn đảm bảo để người dân được đón giao thừa ý nghĩa” – đại tá Chức nói thêm.
Đoàn Cường
Tại năm điểm bắn pháo hoa tầm cao ở Hà Nội sẽ được bố trí 3.100 quả pháo hoa, còn mỗi điểm bắn tầm thấp được bố trí 90 giàn pháo. Theo Văn phòng UBND TP, số điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa năm nay vẫn giữ nguyên theo kế hoạch những năm trước.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thọ, phó giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, cho biết sở chưa nhận được văn bản cụ thể về nguồn kinh phí dự kiến tổ chức bắn pháo hoa, mặc dù kế hoạch được TP Hà Nội phê duyệt từ ngày 29/11/2012. Ông Thọ cho biết Bộ tư lệnh thủ đô vẫn chưa trình kinh phí dự kiến chi cho nhiệm vụ bắn pháo hoa trong dịp Tết Quý Tỵ.
Theo tìm hiểu của PV, trong ngày 31/1, Bộ tư lệnh thủ đô dự kiến tổ chức hiệp đồng và giao nhiệm vụ bắn pháo hoa tại 29 điểm của Hà Nội cho các đơn vị. Riêng về nguồn kinh phí, Bộ tư lệnh thủ đô sẽ thanh quyết toán kinh phí sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Còn Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng cho biết nguồn kinh phí dành cho nhiệm vụ bắn pháo hoa Tết Quý Tỵ được TP trích từ ngân sách. Theo ông Tưởng, những năm trước TP vẫn tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm và cũng trích nguồn vốn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này, nên năm nay vẫn thực hiện như vậy.
Về kinh phí tổ chức bắn pháo hoa, theo ông Tưởng, trong dịp Tết Nguyên đán 2012, nguồn vốn chi cho bắn pháo hoa là 5 tỉ đồng. “Chi tiết nguồn kinh phí thì phải khối văn xã mới nắm rõ, nhưng kinh phí được ghi trong dự toán và đã báo cáo thường trực Thành ủy, chi cho nhiệm vụ bắn pháo hoa năm nay ước khoảng 4-5 tỉ đồng” – ông Tưởng cho hay.
Video đang HOT
Nhiều năm qua, TP.HCM bắn pháo hoa bằng nguồn kinh phí do doanh nghiệp đóng góp – Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Pháo hoa “ xã hội hóa”
Ông Lê Tôn Thanh – phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM – cho biết cũng như nhiều năm gần đây, toàn bộ kinh phí thực hiện bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Quý Tỵ đều do doanh nghiệp đóng góp. Dự kiến ban đầu sẽ có tám điểm bắn pháo hoa, tuy nhiên đến thời điểm này, điểm bắn pháo hoa tại Gò Vấp không huy động được kinh phí nên xin rút. Bảy điểm bắn còn lại gồm một điểm bắn tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (quận 2) và sáu điểm bắn tầm thấp rải đều ở các quận huyện ngoại thành.
Ngoại trừ điểm bắn pháo hoa tại Cần Giờ do UBND huyện Cần Giờ tổ chức và vận động đóng góp, sáu điểm còn lại đều do Tổng công ty Du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên (Saigontourist) vận động kinh phí thực hiện. Ông Lê Tôn Thanh cho biết kinh phí để thực hiện bắn pháo hoa tại mỗi điểm bắn tầm thấp từ trên 200 đến 300 triệu đồng, điểm bắn tầm cao từ 350-450 triệu đồng. Theo ông Thanh, việc chọn địa điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Quý Tỵ đều đã được TP cân nhắc kỹ. Trong đó, dời điểm bắn tầm cao từ bến Nhà Rồng về đầu đường hầm sông Sài Gòn là để giới thiệu công trình hiện đại của TP. Điểm bắn tại khu di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò (Bình Chánh) nhân kỷ niệm 45 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968)…
Giải thích về việc số điểm bắn pháo hoa của TP.HCM ít hơn so với Hà Nội, thậm chí ít hơn về điểm bắn tầm cao so với Đà Nẵng (4 điểm bắn tầm cao) và Cần Thơ (2 điểm bắn tầm cao), ông Lê Tôn Thanh cho biết việc xã hội hóa hoạt động bắn pháo hoa đã được Chính phủ yêu cầu thực hiện, doanh nghiệp đóng góp đến đâu thì TP thực hiện đến đó. Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng kể cả xã hội hóa thì cũng phải tiết kiệm.
“Từ trước đến nay, năm nhiều nhất TP.HCM cũng chỉ bắn pháo hoa tại tám điểm. Năm nay điểm bắn pháo hoa tại Gò Vấp rút thì bổ sung điểm bắn pháo hoa Láng Le – Bàu Cò, các điểm còn lại cũng rải đều khắp TP. Tôi nghĩ như vậy là đủ vui, tiết kiệm và đáp ứng được nhu cầu của người dân” – ông Lê Tôn Thanh nói.
Một số tỉnh không bắn pháo hoa
UBND tỉnh Kiên Giang vừa chỉ đạo dừng bắn pháo hoa vào đêm giao thừa Tết Quý Tỵ 2013. Mục đích dừng bắn pháo hoa nhằm tiết kiệm kinh phí dù là kinh phí của ngân sách hay vận động doanh nghiệp.
Theo ông Lê Minh Hoàng – giám đốc Sở Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang, kế hoạch ban đầu dự kiến tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại ba điểm là TP Rạch Giá, huyện Phú Quốc và U Minh Thượng. Nguồn kinh phí dự kiến khoảng 2,4 tỉ đồng và vận động từ các doanh nghiệp.
Tỉnh Hà Giang cũng không bắn pháo hoa với lý do như tỉnh Kiên Giang. Tỉnh cho biết trong trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn muốn đóng góp kinh phí để bắn pháo hoa, tỉnh sẽ đề nghị chuyển số tiền này để mua gạo giúp đồng bào, gia đình chính sách trên địa bàn có đủ lương thực đón năm mới thật no đủ.
Theo 24h
Kiểm tra đột xuất ba cơ sở sản xuất thực phẩm
Sáng 16.1, nằm trong tháng an toàn thực phẩmdịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn TP.HCM.
Ba doanh nghiệp, cơ sở mà đoàn kiểm tra liên ngành chọn là HTX nông nghiệp sản xuất - thương mại, dịch vụ Phước An, Công ty cổ phần chế biến kinh doanh thực phẩm Nosafood và Công ty lạp xưởng Hùng Tuấn, đều có trụ sở đóng ở H.Bình Chánh (TP.HCM).
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu (bìa trái) kiểm tra nguyên liệu ở một doanh nghiệp - Ảnh: Trung Hiếu
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành cho hay việc chọn doanh nghiệp để kiểm tra do chính bà và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó đoàn kiểm tra, chỉ định trong sáng nay. Sở NN-PTNT TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM chỉ đưa danh sách doanh nghiệp lên.
Ban giám đốc và các nhân viên của Công ty cổ phần chế biến kinh doanh thực phẩm Nosafood tỏ ra bất ngờ khi đoàn kiểm tra liên ngành "viếng thăm".
Ban giám đốc Nosafood cho biết, công ty chủ yếu sản xuất tương ớt, sa tế, nước sốt cà và gia vị các loại để cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty này cũng đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy (gọi tắt là HACCP).
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kho nguyên liệu của Nosafood, đoàn kiểm tra phát hiện một số bao bì đựng mỡ động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi được hỏi, nhân viên của Nosafood không thể giải đáp những thông tin mà đoàn kiểm tra nêu ra.
Lô mỡ động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch của Công ty Nosafood bị đoàn kiểm tra phát hiện - Ảnh: Trung Hiếu
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), là một thành viên đoàn kiểm tra, cho hay chỉ cần nhìn qua là có thể thấy số mỡ động vật này không được bảo quản đúng cách.
"Thông thường mỡ động vật khi làm nguyên liệu phải được bảo quản trong kho lạnh chứ không phải kho có nhiệt độ cao như thế này. Chưa kể bao bì bên ngoài trông rất tạm bợ", ông Tiệp nói.
Dù sau đó Nosafood có đưa ra một số giấy tờ liên quan đến lô mỡ nhưng đại diện cơ quan thú y vùng 6 (Cục Thú y, Bộ NN-PTNT) xác định lô mỡ trên hoàn toàn không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Cũng trong sáng 16.1, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra điều kiện sản xuất của HTX nông nghiệp sản xuất - thương mại, dịch vụ Phước An và Công ty lạp xưởng Hùng Tuấn.
Các thành viên của đoàn kiểm tra đều đánh giá điều kiện sản xuất của hai cơ sở trên nhìn chung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm soát chặt chất lượng rượu, mứt, bánh kẹo
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay trong tháng an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán này, cơ quan kiểm tra cần tập trung kiểm soát, giám sát chất lượng các mặt hàng như rượu, mứt, bánh kẹo.
Theo ông Long, đây là các mặt hàng mang tính thời vụ, chỉ sản xuất nhiều trong dịp Tết khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Do đó, việc kiểm soát chất lượng các mặt hàng này hết sức khó khăn.
"Một nghiên cứu do Bộ Y tế đặt hàng công bố mới đây đưa ra kết quả 60-70% rượu tự cung, tự cấp ở TP.HCM có nồng độ acid và methanol vượt quá ngưỡng cho phép. Số người chết do ngộ độc với rượu cũng tăng cao", ông Long nói.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cũng đồng tình cần phải kiểm soát chặt vấn đề chất lượng của nhóm hàng này. Doanh nghiệp vi phạm cần được nhắc nhở, phạt tiền, thậm chí bị công bố rộng rãi thông tin trên các báo đài.
Theo TNO
Tết này cấm xe gì, đường nào? Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Thủ đô đi lại thuận tiện trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã lên phương án cấm phương tiện tại một số tuyến. Theo kế hoạch của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, từ 28/1 (tức 17/12...