Bắn pháo hiệu cảnh báo nguy cơ áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão
Trước diễn biến áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão, ngày 20/12, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp triển khai các giải pháp ứng phó.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Thông tin tại cuộc họp, đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ATNĐ hiện di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Dự kiến, chiều nay (20/12), ATNĐ mạnh lên thành bão. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10.
Chủ động ứng phó ATNĐ sau mạnh dần lên thành bão, Bộ đội Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 46.682phương tiện với 255.393 ngườibiết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động phòng tránh, không đi vào hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Dù vậy, theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), quan sát trên Hệ thống giám sát tàu cá, tính đến trưa ngày 20/12, vẫn còn khoảng 138 tàu thuyền đang hoạt động ở trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ trong vòng 24h giờ tới. Cụ thể, Bình Định 63; Khánh Hòa 21; Phú Yên 41; Quảng Nam 1; Quảng Ngãi 12 (tàu thuyền).
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài đánh giá, diễn biến ATNĐ còn phức tạp, kéo dài. Chính vì vậy, đề nghị các bộ ngành, tỉnh, TP tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện số 41/CĐ-TW của Ban Chỉ đạo về triển khai công tác ứng phó với ATNĐ.
Nhiệm vụ trọng tâm những giờ tới là theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh.
Ông Trần Quang Hoài cũng đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức bắn pháo hiệu để thông báo cho ngư dân chủ động phòng tránh. Bộ Thông tin và Truyền thông sẵn sàng kích hoạt hệ thống nhắn tin. Tổng cục Thủy sản cung cấp thông tin cho người dân để có phương án bảo vệ lồng bè và nuôi trồng thủy sản.
Các địa phương chủ động phát thông tin về ATNĐ trên các hệ thống giám sát thiên tai của tỉnh, TP. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo. Đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Thiệt hại do bão số 12: 2 người chết, hàng chục nhà dân bị hư hỏng, tốc mái
Tối 10/11, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đã có báo cáo tổng hợp nhanh tình hình thiệt hại do bão số 12.
Gió lớn thổi bay nhiều biển hiệu, trụ cột tại TP Nha Trang (Khánh Hoà). Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Do ảnh hưởng của bão số 12, sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tại các tỉnh khu vực miền Trung, tập trung từ Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa đã có mưa rất to, phổ biến từ 100 - 300mm. Một số trạm đo được mưa lớn như: Hồ Thủy Tiên (Thừa Thiên Huế) 316mm; Tam Trà (Quảng Nam) 341mm; Thuỷ điện Sông Tranh 3 (Quảng Ngãi) 428mm; xã Canh Hòa (Bình Định) 438mm; xã Canh Liên (Bình Định) 436mm; UBND xã Sông Hinh (Phú Yên) 409mm...
Ghi nhận đến cuối giờ chiều nay (10/11), bão số 12 đã khiến 2 người chết (Quảng Nam: 1 người do sạt lở núi làm sập nhà; Bình Định: 1 người do chằng chống nhà cửa). Bên cạnh đó, 31 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng; trong đó, Bình Định: 7, Phú Yên: 8, Khánh Hòa: 16 (nhà).
Hệ thống giao thông cũng bị gián đoạn do bão số 12. Cụ thể, tàu SE2 Bắc - Nam đã buộc phải tạm dừng tại K1233 650 (tỉnh Khánh Hòa) do đường sắt bị ngập. Trong khi đó, Quốc lộ19C đoạn qua xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) bị ngập 0,8m gây ách tắc giao thông.
Hệ thống điện cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là tại tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Cụ thể tại tỉnh Khánh Hoà, hiện đang bị mất điện trên địa bàn các xã: Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Phước, Vạn Thọ và Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh); toàn huyện Khánh Vĩnh; các xã Ninh Vân, Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa). Tỉnh Phú Yên hiện có 68 xã bị mất điện.
Đối với sản xuất, bão số 12 đã khiến hơn 1.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, tập trung chủ yếu tại tỉnh Phú Yên. Cùng với đó là 1 chiếc tàu cá bị chìm khi neo đậu tại tỉnh khánh Hoà. Hiện, các địa phương đang tập trung chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 12 và sẵn sàng ứng phó mưa lũ do áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão này.
Trong khi đó, theo thống kê của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Định, bão số 12 đã làm 1 người chết và 1 người bị thương. Cụ thể, vào lúc 9 giờ ngày 10/11, ông Trương Văn Liêm (57 tuổi ở khu phố Cửu Lợi Đông, phường Tam Quan Nam, TX Hoài Nhơn) trong lúc chằng, chống nhà cửa chống bão số 12 thì té ngã bị thương nặng và tử vong sau đó.
Bão số 12 cũng khiến bà Nguyễn Thị Lan (87 tuổi ở thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) bị thương.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 7 ngôi nhà khác bị tốc mái. Tính đến 14 giờ ngày 10/11, bão số 12 gây mất điện 1.325 trạm biến áp trên địa bàn tỉnh, đã khôi phục được 593 trạm.
Do ảnh hưởng của bão số 12 và mưa lớn, nhiều khu vực tại các huyện Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh... của tỉnh Bình Định bắt đầu có nước dâng cao.
Cấp bách ứng phó bão Atsani giật cấp 12 Chiều 6/11, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai phát đi thông báo về diễn biến bão gần biển Đông (có tên quốc tế Atsani), và đề nghị các địa phương ven biển tập trung biện pháp chủ động ứng phó. Bão Atsani giật cấp 12 đang tiến vào biển Đông Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí...