Bán phần mềm giám sát điện thoại trái phép, hàng trăm người lộ thông tin cá nhân qua giao dịch
Tại cơ quan điều tra, Tám khai nhận do có nhu cầu giám sát điện thoại của vợ nên đã tìm phần mềm “mspy” trên mạng và dùng thử. Do thấy phần mềm độc đáo, có thể áp dụng theo dõi con cái, vợ chồng nên nảy sinh ý định kinh doanh phần mềm này để thu lợi.
Ngày 28/11, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội cho biết đã kết thúc điều tra vụ án Lê Viết Tám can tội “đưa hoặc sử dụng thông tin trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet”, qui định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự (BLHS), đồng thời đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố bị can Lê Viết Tám, sinh năm 1973, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, về tội danh nêu trên.
Theo kết luận điều tra, ngày 13/5/2014, Đoàn thanh tra liên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội, kiểm tra hành chính, phát hiện, bắt quả tang Lê Viết Tám đang thực hiện hành vi bán phần mềm giám sát điện thoại có tên là “mspy” tại một quán cafe trên phố Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội, với giá 600.000 đồng.
Đoàn thanh tra đã đưa về trụ sở để làm rõ hành vi vi phạm. Kết quả thanh tra xác định phần mềm “mspy” khi cài vào máy điện thoại di động của người khác sẽ có khả năng thu thập thông tin dữ liệu của người sử dụng gồm các cuộc gọi đi, gọi đến, định vị vị trí máy điện thoại qua GPS, các dữ liệu hiện có của máy điện thoại, lịch sử truy cập mạng của máy điện thoại…
Tại cơ quan điều tra, Tám khai nhận do có nhu cầu giám sát điện thoại của vợ nên đã tìm phần mềm “mspy” trên mạng và dùng thử. Do thấy phần mềm độc đáo, có thể áp dụng theo dõi con cái, vợ chồng nên nảy sinh ý định kinh doanh phần mềm này để thu lợi.
Sau đó, tháng 3/2012, Tám liên hệ với người quản trị một trang web omegaspy.com đặt vấn đề để xin làm đại lý cung cấp phần mềm và được người này giới thiệu với một người nước ngoài mua với giá 3.000 USD. Phần mềm này sau đó được sửa chữa theo đúng yêu cầu của Tám. Tiếp đó, Tám lập ra trang web, lên mạng Internet giới thiệu cung cấp phần mềm đã chỉnh sửa được hướng dẫn cài đặt phần mềm trên nền điện thoại di động.
Do vậy, người sử dụng điện thoại không phát hiện được. Phần mềm tự động thu thông tin của máy gửi về máy chủ lưu trữ dữ liệu tại trang web anh ta đã lập ra trước đó. Khách hàng được cấp tài khoản có thể truy cập vào web cho trước bằng tài khoản do Tám cấp để đối tác lấy thông tin phục vụ cho ý đồ riêng.
Video đang HOT
Cơ quan Công an thu giữ thiết bị nghe lén trái phép.
Theo kết luận điều tra, tháng 9/2012, Tám bắt đầu kinh doanh phần mềm này. Để quảng bá, Tám đã đăng trên nhiều trang diễn đàn giới thiệu về tính năng của mspy và để lại số điện thoại, tài khoản ngân hàng phục vụ việc giao dịch. Giá cước do Tám quy định từ 90.000 đồng/tháng đến 1 triệu đồng/6 tháng tuỳ theo từng gói thu thập thông tin cụ thể như thế nào.
Cơ quan điều tra xác định có 877 tài khoản người dùng mspy trên trang web của Tám, trong đó có 741 tài khoản đang ở chế độ hoạt động. Cơ quan điều tra cũng xác định trong một thời gian ngắn số tiền Tám đã thu được từ việc kinh doanh này là hơn 60 triệu đồng.
Trong vụ án này có Thiều Anh Vân là người thực hiện quản trị trang web cho Tám, biết việc bán phần mềm giám sát điện thoại là vi phạm pháp luật nhưng vẫn nhận của Tám 17 triệu đồng. Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với Thiều Anh Vân nhưng sau đó Viện KSND TP Hà Nội đã có quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đối với bị can này do xác định Vân không tham gia vào hoạt động kinh doanh phần mềm mspy.
Ngoài ra, tháng 6/2014, Cơ quan Công an còn phát hiện Thiều Xuân Thịnh (em ruột Thiều Anh Vân) đang giao dịch bán phần mềm có chức năng tương tự cho khách hàng đã bị bắt giữ. Do lo sợ bị phát hiện nên Thịnh đã xoá toàn bộ cơ sở dữ liệu liên quan, trong đó có dữ liệu về khách hàng. Tại cơ quan điều tra, Thịnh khai đã bán cho khoảng 300 khách hàng người nước ngoài và hàng chục khách hàng người Việt Nam.
Tuy nhiên, do chưa phục hồi được dữ liệu các trang web này nên chưa đủ căn cứ để xử lý đối với Thịnh về hành vi nêu trên theo Điều 226 BLHS.
Như vậy, việc bị can đã cùng một số đối tượng khác kinh doanh phần mềm nghe lén cài đặt trên điện thoại đã xâm phạm đời tư của công dân. Đây là việc đáng báo động cần cảnh báo đến các cá nhân kinh doanh dịch vụ này cũng như người sử dụng tự bảo vệ mình trước những loại tội phạm lợi dụng công nghệ cao như trên.
Theo Đào Minh Khoa
Công an nhân dân
Vây bắt 2 đối tượng lừa bán vàng giả
Sau khi mua sợi dây chuyền vàng ở tiệm vàng K.N., đối tượng đã đem sợi dây chuyền thật đi thuê một người khác chế tác ra sợi vàng giả giống hệt rồi đem lại tiệm vàng K.N để cầm cố lấy tiền tiêu xài.
Ngày 25/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi, TPHCM đã ra quyết định tạm giữ hình sự 2 nghi can Vũ Văn Long (22 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) và Lâm Minh Toàn (22 tuổi, quê Sóc Trăng) để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Công an lấy lời khai nghi can Vũ Văn Long
Theo thông tin ban đầu, ngày 19/11, Toàn chạy xe máy chở Long tới tiệm vàng K.N ở ấp Chợ, xã Phước Thạnh (huyện Củ Chi, TPHCM) để trao đổi vàng. Khi đến nơi, Toàn ở bên ngoài, Long vào bên trong quầy giao dịch để thế chấp sợi dây chuyền vàng 24Kara (một lượng vàng). Tại đây, nhân viên tiệm vàng thấy Long trưng ra giấy tờ chứng nhận nguồn gốc sợi dây chuyền đã mua tại cửa tiệm hợp lệ nên đồng ý thế chấp với giá 27 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra trang sức để cho vào quầy trưng bày, nhân viên giao dịch phát hiện đó vàng giả nên hô hoán.
Biết bị lộ, Long nhảy lên xe Toàn tẩu thoát ra hướng quốc lộ 22 được hơn 300 mét thì bị người dân truy đuổi, bắt giữ giao cho công an.
Tại cơ quan công an, Long và Toàn đã thừa nhận hành vi của mình.
2 nghi can tại cơ quan công an
Long khai nhận, ngày 16/11 Long đến tiệm vàng K.N. mua một sợi dây chuyền vàng thật 24Kara (1 lượng vàng) với giá 32 triệu đồng và có giấy tờ đầy đủ. Sau đó, Long đi tìm gặp người đàn ông tên Hai Thẹo thuê làm giả lại sợi dây chuyền thật này với giá 10 triệu đồng nhằm mang đi lừa đảo.
Sau khi nhận được sợi dây chuyền vàng giả từ Hai Thẹo, Long cùng Toàn lấy sợi dây chuyền này kèm giấy tờ đã mua sợi vàng thật trước đó đem đến tiệm vàng K.N. để cầm cố thì bị phát hiện bắt giữ.
Ngoài vụ vừa bị phát hiện, 2 nghi can còn thừa nhận đã gây ra 2 vụ trước đó với thủ đoạn tương tự.
Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra.
Đình Thảo
Theo Dantri
Vụ 5 công an dùng nhục hình: Nguyên phó trưởng công an TP Tuy Hòa sắp hầu tòa Viện KSND Tối cao vừa tống đạt quyết định truy tố ông Lê Đức Hoàn (thượng tá, nguyên phó Công an TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) vì liên quan đến vụ 5 Công an tỉnh Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến cái chết nghi can Ngô Thanh Kiều. Theo cáo trạng, ông Hoàn bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm...