Bán phân bón giả, kém chất lượng, 4 cửa hàng ở Củ Chi bị phạt
4 cửa hàng buôn bán phân vô cơ với hai mẫu phân bón kém chất lượng và một mẫu phân bón giả tại huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) đã bị xử lý vi phạm hành chính trong 8 tháng đầu năm 2019.
Giám sát sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Trong 8 tháng đầu năm 2019, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Củ Chi, TP.HCM đã kiểm tra 26 cửa hàng (trong tổng số 78 cửa hàng của toàn huyện) kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và giống cây trồng.
Sau khi lấy mẫu, đem phân tích chất lượng gồm 13 mẫu thuốc bảo vệ thực vật, 14 mẫu phân bón, 4 mẫu giống, các cơ quan chức năng phát hiện 4 cửa hàng buôn bán phân vô cơ kém chất lượng. Trong đó có 2 mẫu phân bón kém chất lượng và một mẫu phân bón giả.
Trường hợp mẫu kém chất lượng bị xử phạt vi phạm hành chính trên 14 triệu đồng. Trường hợp mẫu giả được giao cơ quan công an tiếp tục điều tra xử lý.
Đây là một trong những kết quả được UBND huyện thông tin nhân chuyến giám sát liên ngành do Hội Nông dân TP.HCM chủ trì hôm qua (26/9) về điều kiện thực hiện sản xuất kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, thủy sản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, nông dân trên địa bàn huyện Củ Chi.
Người nhà ông Phạm Chí Tâm phân loại rau trước khi chuyển đi tiêu thụ. Ảnh: Thục Anh
Trong 8 tháng đầu năm, Củ Chi cũng đã lấy 190 mẫu rau trong vùng sản xuất đem phân tích kiểm tra chất lượng và chưa phát hiện mẫu rau vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Video đang HOT
Sản xuất an toàn, nông dân khỏe hơn, thu nhập tăng 30-40%
Cũng trong chuyến giám sát liên ngành này, nhiều nông dân chia sẻ, việc trồng trọt, chăn nuôi và chế biến an toàn đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho họ cả về kinh tế lẫn sức khỏe.
Ông Phạm Chí Tâm, chủ hộ nông dân tại ấp Bình Hạ Đông, xã Thái Mỹ cho biết từ ngày trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP (năm 2012, ông bắt đầu có giấy chứng nhận VietGAP), thu nhập từ nông nghiệp của gia đình ông tăng khoảng 30-40%.
Ông Tâm hiện có 5 ha trồng bí xanh, mướp hương và khổ qua. Dù chỉ có 8.000 m2 diện tích sản xuất được công nhận đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, nhưng tất cả diện tích còn lại ông Tâm vẫn áp dụng quy trình VietGAP cho đồng bộ. Các sản phẩm của ông một phần được đưa vào hợp tác xã bán cho siêu thị, một phần bán ngoài chợ đầu mối Hóc Môn.
Nhận xét sau quá trình giám sát, các thành viên của đoàn giám sát cho rằng nông dân hay người kinh doanh vật tư nông nghiệp dù đã có ý thức sản xuất sạch nhưng vẫn còn những việc làm chưa đúng quy định.
Bà Trần Thị Hường, chuyên viên Phòng Khoa học và công nghệ Sở NNPTNT TP.Hồ Chí Minh dẫn chứng, hộ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng thời gian gần đây lại không ghi nhật ký gieo trồng, bón phân… Khi kiểm tra một cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp tại xã Thái Mỹ, bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Trưởng ban An toàn thực phẩm TP thấy rằng cơ sở chỉ có hóa đơn mua bán mà không có hóa đơn thu mua chứng minh nguồn gốc của sản phẩm…
Làm theo đúng các quy định về BVTV cũng chính là cách để người nông dân bảo vệ mình.
Là người trực tiếp dẫn đầu đoàn giám sát, bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM cho rằng nông dân là những người đơn giản, ngại thủ tục, còn người kinh doanh các sản phẩm vật tư nông nghiệp ở địa phương đa số nhỏ lẻ và thiếu hiểu biết pháp luật, vì vậy việc tuyên truyền cho người dân làm theo các quy định về sản xuất an toàn là rất quan trọng.
“Cần để họ hiểu rằng làm theo đúng các quy định cũng chính là cách để bảo vệ mình. Đặc biệt nếu hỗ trợ tìm được đầu ra cho các phẩm sạch của họ thì chắc chắn họ sẽ sản xuất sạch.
“Nếu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap mà chỉ có thể bán được ở chợ truyền thống với giá rẻ như cũ thì tâm lý người nông dân thường sẽ bỏ VietGap”, bà Mai nói.
Theo Danviet
Kiểm điểm Giám đốc Sở TN&MT và Chủ tịch 7 quận, huyện ở TP.HCM
Giám đốc Sở TN&MT và Chủ tịch UBND 7 quận, huyện ở TP.HCM bị kiểm điểm liên quan công tác tiếp công dân, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp công dân.
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong về Kết luận thanh tra trực tiếp trách nhiệm Thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân ở Sở TN&MT thành phố và một số quận, huyện.
Theo đó, sau khi nghe kết luận của Thanh tra thành phố ngày 5/7/2019, ý kiến phát biểu từ Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Minh Châu và các bên liên quan, Chủ tịch TP.HCM thống nhất cơ bản nội dung kết luận thanh tra.
Ông Phong chỉ đạo Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm vì chưa kịp thời kiểm tra công tác thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trong thời gian từ năm 2015 đến 2018.
Ngoài ra, Giám đốc Sở TN&MT thành phố cũng phải kiểm điểm vì thiếu đôn đốc, nhắc nhở các phòng, ban thuộc Sở chậm thực hiện kết luận tiếp công dân của Giám đốc Sở, thông báo kết luận sau khi tiếp công dân chưa nêu rõ thời hạn trả lời cho công dân.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND Quận 1, 3, 11, Tân Bình và huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi phải kiểm điểm vì liên quan đến công tác trách nhiệm tiếp công dân, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp công dân của các đơn vị.
Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM phải kiểm điểm vì liên quan đến trách nhiệm Thủ trưởng trong công tác tiếp công dân.
Cụ thể, Chủ tịch UBND các quận, huyện 3, 11, Củ Chi, Cần Giờ phải kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc đặt ra thủ tục tiếp công dân trực tiếp như đăng ký lãnh đạo tiếp dân, hẹn lịch tiếp và ngày khác theo giấy mời là chưa đúng Luật Tiếp công dân. Chủ tịch UBND Quận 1 kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc chậm trễ kiện toàn nhân sự Ban Tiếp công dân.
Ông Phong giao Chủ tịch UBND 7 quận, huyện chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân và khắc phục đối với các việc sau: Không tham mưu cho Chủ tịch UBND các quận, huyện tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo quy định.
Việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật tiếp công dân chưa nghiêm túc, còn mang tính hình thức; chưa nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh tra về tiếp công dân; để thất lạc sổ sách, hồ sơ và tài liệu phục vụ tiếp công dân; Không ban hành thông báo tiếp công dân.
Các phường, xã, thị trấn mở sổ tiếp công dân thường xuyên, định kỳ không đúng mẫu quy định; chưa ghi chép đầy đủ hướng xử lý và việc theo dõi nội dung chỉ đạo sau khi tiếp công dân chưa được đảm bảo...
Ngoài ra, UBND TP.HCM giao Ban tiếp công dân thành phố tham mưu UBND thành phố chỉ đạo UBND 24 quận, huyện và các sở, ngành tiếp tục rà soát để chấn chỉnh khắc phục sai phạm, thiếu sót nêu trên. Ngoài ra, Thanh tra thành phố theo dõi, giám sát, đôn đốc, xử lý sau thanh tra; tổng hợp kết quả thực hiện của các cơ quan có liên quan báo cáo UBND thành phố theo quy định.
NHẬT LINH
Theo VTC
Doanh nghiệp "kêu trời" vì phân bón giả Theo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, phân bón giả, kém chất lượng đang gây rối loạn thị trường, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nhiều chiêu trò tinh vi Đại diện Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho...