Bán nước mía vỉa hè thu 50 triệu đồng/tháng
Với mỗi cây mía nguyên liệu có giá 13.000 đồng, người bán có thể “chế” được tới 4 ly nước, thu khoảng 40.000 đồng.
Là món uống giải khát bình dân và được nhiều người ưa thích, cứ đến mùa nóng, hàng trăm quán nước mía lại mọc lên tại Hà Nội. Đông nhất là tại các khu vực gần hồ như Ngọc Khánh, Thiền Quang,… hoặc gần các trường đại học như Kinh tế Quốc dân, Luật… và khu vực trước cổng sân vận động Mỹ Đình.
Giá mía nguyên liệu hiện ở mức 130.000 đồng một lô, tăng gấp đôi so với thời điểm cuối tháng 3. Mía nguyên liệu sẽ được dân buôn bỏ mối đến tận các quán và chủ yếu là mía xanh, tuy ít nước hơn mía tím nhưng thân nhỏ, giòn, dễ ép.
Mỗi cây mía có thể chế biến được 3-4 ly nước, giá 10.000 đồng/ly. Như vậy, nếu trừ các chi phí, mỗi lô mía, người bán có thể thu lãi từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
“Mỗi ngày bán hàng có thể thu về khoảng 1,2 đến 2 triệu đồng, số thu một tháng có thể ngót nghét 50 triệu đồng. Trừ chi phí, một hàng nước mía có thể lãi 20 triệu đồng một tháng”, chị Lâm, một người bán nước mía trước cổng ký túc xã đại học Kinh tế Quốc dân cho hay.
Theo một số chủ quán nước mía tại khu vực sân vận động Mỹ Đình, mùa bán nước mía thường kéo dài từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 10, nhưng cao điểm chỉ trong 4 tháng nắng nóng. Thởi điểm đông khách nhất là vào buổi chiều, khi nhiều nhóm thanh niên đến đá bóng và tập thể dục tại khu vực này.
“Doanh thu mỗi ngày bán nước mía ở đây có thể lên đến tiền triệu. Tất nhiên, chỉ có quán lớn, ở nơi đông người thì mới đạt mức thu như thế, còn với những người bán trong ngõ nhỏ, mức thu một ngày có thể chỉ bằng một nửa. Bán nước mía không thể lãi bằng trà chanh, vì là hàng thật, không pha kèm hóa chất”, một chủ quán nước mía trước cổng sân vận động Mỹ Đình chia sẻ.
Vốn là nhân viên của một công ty du lịch, anh Phong (nhà ở ngõ Pháo Đài Láng, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) cho biết, kể từ đầu hè, gia đình anh đã tranh thủ thời gian buổi tối để bán thêm nước mía.
“Giá máy ép nước mía siêu sạch khoảng 12 triệu đồng/chiếc. Máy ép loại động cơ trần có giá từ 7-8 triệu đồng, trong khi máy quay tay tryền thống chỉ có giá từ 1-2 triệu. Tôi đã đầu tư chiếc máy 12 triệu đồng, cộng với khoảng 3 triệu đồng tiền bàn ghế, cốc, túi bóng, ống hút…”.
Theo anh Phong, chỉ bán nước mía từ 6h chiều đến 23h đêm, mỗi tối, anh thu khoảng 600.000 đồng đến 700.000 đồng, chưa kể chi phí. “Nếu người mua uống tại chỗ, số tiền thu được còn khá, chứ nếu cầm đi, mỗi chiếc cốc nhựa, túi bóng… lại phát sinh thêm chi phí 500 đồng.
Video đang HOT
Đoạn đường sát chợ dài chưa đến 100m đã có tới 3 nhà mở hàng nước mía, nên doanh thu ở khu vực này không thể bì được với những quán có diện tích rộng rãi hay gần trường đại học, sân bóng. Tôi dự tính, nếu làm đều trong 4 tháng hè, gia đình sẽ hòa vốn. Từ năm sau, chi phí chỉ còn tiền điện nước, lãi thu được chắc chắn sẽ cao hơn”.
Tuy nhiên, theo nhiều chủ quán nước mía, doanh thu tiền triệu của các quán nước này chỉ ngang bằng việc bán ngô nướng mùa đông, trong khi công bỏ ra lại nhiều hơn. “Hầu hết là lấy công làm lãi, vì việc nạo vỏ mía rất cực, phải tranh thủ làm từ sáng để chiều bán hàng. Nếu như bán ngô nướng chỉ cần một bao ngô, bếp than và mấy chiếc ghế, thì hàng nước mía cần đủ ghế, bàn, có khi cả quạt điện. Chưa kể, bán nước mía là lấn chiếm vỉa hè nên thường xuyên bị công an kiểm tra, thu giữ đồ nghề”.
Theo NTD
Nhiều cây cổ thụ gãy đổ la liệt sau trận gió lốc, mưa đá
Tại TP Huế, sau trận giông tố (có một ít mưa đá kèm gió lốc) từ 15h30 đến 14h chiều 19/5, nhiều cây cổ thụ đã bị gãy đổ,hàng quán bị cây đè, người dân bị thương.
Ghi nhận tại đường Lê Lợi, có đến 7 cây phượng già bị gãy gần tới gốc, một số cây nhỏ khác bị đổ. Vì cành và tán phượng lớn nên sau khi đổ đã chắn ngang các đường làm mọi người không đi qua được. Tại đường Nguyễn Huệ có 5 cây lớn cũng chung tình trạng trên. Cành cây còn làm vỡ, bể các xe nước mía đang bán bên đường.
Trước khi xảy ra những thiệt hại trên, mưa lớn đã đổ xuống TP Huế hay còn gọi là "mưa vàng" - xua tan oi bức trong nhiều ngày qua. Tuy nhiên, do có mưa đá và lốc trong cơn mưa nên đã gây ra một số thiệt hại cho người dân
1 cây phượng già bị gãy trên đường Lê Lợi
Một số đường khác như Nguyễn Trường Tộ, đường dẫn vào cửa Ngăn, cũng có nhiều cây ngã. Hai trong số 7 đóa sen khổng lồ trên sông Hương vừa mới thắp sáng tối hôm trước cũng bị gió đánh chìm. Một số nhà đã bị lốc thổi bay mái. Mưa đá dạng nhỏ có rơi xuống một số nơi. Khoảng hơn 5 người đã bị thương khi đi trên đường vào thời điểm gió lốc.
Sau khi cây đổ, Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình đô thị Huế, lực lượng Cảnh sát giao thông TP Huế đã đến hiện trường dọn dẹp nhanh và ngăn điều tiết luồng giao thông.
Những hình ảnh cây đổ do PV ghi nhận:
Cây phượng bị gãy gần Hội LHVHNT tỉnh TT-Huế
Cây phượng ở công viên Quốc Học
1 cây phượng tuổi trăm năm ở gần Cung văn hóa thiếu nhi TP Huế gãy gần hết, chắn ngang đường Lê Lợi làm cho đoạn đường này không thể lưu thông
3 cây phượng cổ khác tuổi cũng xấp xỉ trăm tuổi đổ gãy ở đường Nguyễn Huệ
Nhiều cây khác cùng chung số phận
Các nhân viên Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình đô thị Huế đến hiện trường giúp dân chặt cây hay nâng cây ra khỏi các mái nhà bị đè
Cành cây vương vãi khắp nơi trên vỉa hè
Cật lực làm việc để trả lại đường phố thông thoáng trước ngày làm việc đầu tuần
Những quầy nước mía bị cây đè, may là không ai bị thương
1 đóa sen giữa sông Hương bị chìm, thuyền cứu hộ đã ra tận nơi để xem xét
Theo Dantri
Người Đường Lâm - đất 2 vua - đang nổi giận: Vì sao? Các đơn vị nhảy vào "khai thác" làng cổ Đường Lâm, trúng mánh lắm, mấy tháng đầu năm 2013, đã thu được ít nhất đôi tỉ tiền bán vé. Đại đa số người Đường Lâm không được hưởng lợi gì, cái họ buộc phải nhận chỉ là bực mình, vô lý, và lối ứng xử nhẫn tâm. Bố tôi lúc nào cũng sợ...