Ban Nội chính TƯ chính thức hoạt động từ 1/2
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu sẽ sớm ra mắt.
Hôm nay 31/1, Ban Nội chính Trung ương sẽ tiếp nhận con người, cơ sở vật chất từ Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Với hơn 80 nhân sự ban đầu, Ban Nội chính sẽ chính thức hoạt động, đầu tiên là với chức năng cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, kể từ ngày Luật PCTN sửa đổi có hiệu lực 1/2. Việc tiếp nhận tổ chức, bộ máy, nhân sự từ Vụ Pháp luật và Vụ Nội chính – thuộc Văn phòng Trung ương – như quyết định của Bộ Chính trị đã đề ra, sẽ được triển khai sau đó.
Cùng thời gian này, ngày 1/2, Ban Kinh tế Trung ương sẽ nhận chuyển giao tổ chức, bộ máy, con người từ Vụ Kinh tế và Vụ Xã hội – thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, tổng cộng hơn 30 người, để bắt đầu thực hiện chức năng là cơ quan tham mưu của BCH Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội.
Hội nghị Trung ương 5 đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Ảnh: TTXVN
Trước đó, để có xúc tiến các công việc, thủ tục hành chính chuẩn bị bước đầu về nhân sự, bộ máy cho hai ban này, trong lúc hai tân trưởng ban đều đang kiêm nhiệm chức vụ khác (Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đang giữ chức Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đang kiêm chức Bộ trưởng Tài chính), Ban Bí thư đã bổ nhiệm hai phó ban.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn (TS luật) là khuôn mặt khá quen thuộc. Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ, tháng 12/2008 sang làm phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Còn Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Bùi Văn Thạch (TS kinh tế) là gương mặt khá mới. Ông Thạch từng qua chức vụ trưởng Vụ Thư ký, vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 10-2008, ông được luân chuyển về làm phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho đến cuối tháng 4/2012 thì trở về làm phó chánh Văn phòng Trung ương.
Trao đổi với PV, ông Tuấn và ông Thạch cho biết các công việc chuẩn bị ban đầu để đưa hai ban vào hoạt động như khắc con dấu, mở tài khoản… đã cơ bản hoàn tất. Về cơ sở vật chất, trước mắt Ban Nội chính Trung ương sẽ sử dụng nơi làm việc của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Còn Ban Kinh tế Trung ương thì tiếp tục sử dụng trụ sở làm việc của hai vụ Kinh tế, Xã hội.
Video đang HOT
Chỉ đạo trực tiếp các công việc này, những ngày qua, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã có những buổi làm việc với các cơ quan, bộ phận có liên quan để chuẩn bị tiếp nhận bộ máy, con người…
Theo các quyết định của Bộ Chính trị, lẽ ra các đề án về chuyển giao tổ chức, bộ máy, nhân sự phải hoàn thành trước. Nhưng do Ban Tổ chức Trung ương chưa xây dựng xong nên trước mắt cứ tiến hành chuyển giao cơ học. Sau đó, hai ban mới sẽ cùng Ban Tổ chức Trung ương rà soát lại nhân sự, ban hành các quy chế làm việc nội bộ, đưa hai cơ quan mới này vào hoạt động quy củ.
Liên quan đến công tác tổ chức này, được biết Bộ Chính trị sẽ sớm ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo mô hình mới, do Tổng Bí thư làm trưởng ban, kịp lúc Luật PCTN sửa đổi có hiệu lực. Dự kiến ngày 4/2, Ban Chỉ đạo mới sẽ ra mắt, họp phiên đầu tiên, thể hiện sự nối tiếp, liên tục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN.
Theo VNE
Điều gì chờ ông Bá Thanh ở Ban Nội chính?
Thêm nhiệm vụ chuyên trách phòng chống tham nhũng, cộng với người đứng đầu Nguyễn Bá Thanh, lần tái lập này của Ban Nội chính được kỳ vọng hơn rất nhiều so với trước đây.
Từng nhiều năm công tác tại Ban Nội Chính trước đây, hơn ai hết, ông Phạm Quốc Anh, nguyên Quyền Trưởng Ban Nội Chính TƯ, nắm rõ được gánh nặng mà Ban Nội Chính lần này đảm nhiệm:
"Nhiệm vụ khó khăn nặng nề là vậy, đề ra cơ chế đã khó nhưng có thực hiện hay không lại đòi hỏi đội ngũ đủ đức, đủ tài. Song, quan trọng nhất vẫn phải phụ thuộc người đứng đầu. Tôi nghĩ với tố chất mạnh mẽ dám nghĩ, dám làm, nói thẳng, nói thật thì ông Nguyễn Bá Thanh là người xứng đáng!
Nói đi cũng phải nói lại, tố chất lãnh đạo của Nguyễn Bá Thanh đã được khẳng định ở Đà Nẵng, còn với vị thế mới, quy mô mới, muốn biết có hiệu quả hay không thì còn phải chờ xem đã..."
Theo ông, so với trước đây, trong lần "tái xuất" này Ban Nội Chính có những chức năng nhiệm vụ gì nổi bật?
Trước đây nhiệm vụ của Ban Nội Chính đã nặng nề, song lần này tái thành lập lại càng nặng nề hơn. Hai mảng được coi là nặng nhất của Ban là theo dõi giám sát các vụ án và tham mưu, giám sát xây dựng chính sách pháp luật. Tuy nhiên, lần này Ban còn được phân công thêm nhiệm vụ chuyên trách hàng đầu nữa là chủ trì nghiên cứu đề xuất chính sách chủ trương về phòng chống tham nhũng.
Ngoài ra, Ban Nội chính cũng là cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động lãnh đạo cơ quan Bộ ngành, thối còi những hành vi, văn bản vi hiến.
Ông Phạm Quốc Anh, nguyên Quyền TrưởngBan Nội chính TƯ
Phòng chống tham nhũng được coi là nhiệm vụ quan trọng của Ban Nội chính lần này, như vậy cũng có nghĩa Ban Nội chính có thể can thiệp vào những vụ án tham nhũng nghiêm trọng?
Đúng như thế, tham nhũng hiện đang phổ biến tràn lan, hễ ai có chức có quyền là có thể tham nhũng. Chính vì vậy, khi xử lý đã có sự phân loại theo từng cấp. Tuy nhiên, đối với nhưng những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, vụ án tiêu cực do cố ý làm trái chủ trương, chính sách, cần phải có ý kiến chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và nhiệm vụ này do Ban nội chính đảm nhiệm. Với sự phân công này, hy vọng những vụ án nghiêm trọng sẽ được giám sát chặt chẽ, đảm báo tính chính xác, nghiêm minh.
Vậy theo ông, khi Ban Nội Chính đi vào hoạt động liệu có chuyện " đá lấn sân" của các cơ quan phòng chống tham nhũng đã được thành lập trước đó?
Về nguyên tắc Ban Nội chính không thay thế các cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng của Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra Chính phủ, mà đóng vai trò chỉ đạo đạo đôn đốc kiểm tra giám sát thực hiện theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng. Trước đây, vẫn để diễn ra hiện tượng bị lọt người, lọt tội thậm chí bỏ quên vụ án...
Thời gian Ban Nội chính cũ bị giải thể, ông nhận định thế nào về hoạt động giám sát những vụ án tham nhũng nghiêm trọng?
Khi giải thể Ban Nội chính, việc giám sát xử lý những vụ án đã được giao lại cho những cơ quan chuyên trách để đề cao tinh thần trách nhiệm của từng ngành... Tuy nhiên vừa qua nhiều vụ án động chạm tới cán bộ lãnh đạo cấp cao, các ngành cũng khó giải quyết thì lại phải chuyển sang ý kiến của Đảng.
Thực tế, giao mảng nội chính để cơ quan hành pháp điều hành đã khiến phần nào sụt giảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Rõ ràng, trong hoàn cảnh này nói là giải thể để tinh gọn nhưng thực chất lại là bỏ sót công việc.
Thực tế đã chứng minh, trong thời gian giải thể Ban Nội chính, đã có nhiều vụ án ngay cả khi các ban ngành cùng vào cuộc, phải làm đi làm lại mà tới bây giờ vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Chẳng hạn vụ PMU 18, Uỷ Ban Kiểm tra TƯ, Thanh Tra Chính phủ cùng các cơ quan bộ ngành liên quan đã vào cuộc nhưng giải quyết vẫn không triệt để, có những cán bộ sau khi bị xử lý lại được phục chức gây dư luận không tốt... Hay vụ Vinashin cũng là một vụ án lớn động chạm nhiều lãnh đạo bộ ngành, mặc dù đã giao cho Ủy Ban Kiểm tra TƯ làm nhưng với chức năng nhiệm vụ không chuyên nên cuối cùng cũng chưa đi tới đâu.
Về phần mình, tôi tin rằng khi đã có Ban Nội chính TƯ thì những vụ án phức tạp như thế, chắc chắn sẽ được giải quyết triệt để hơn!
Với sự hiện diện của Ban Nội Chính TƯ, những vụ án tiêu cực phức tạp như PMU 18 sẽ được giải quyết triệt để hơn
Để đảm nhận được chức trách quan trọng như vậy, theo ông Ban Nội Chính TƯ cần phải có cơ chế làm việc như thể nào?
Trước đây những vụ việc lớn thì Ủy Ban Kiểm Tra TƯ sẽ tổng hợp từ cơ quan kiểm tra các cấp ủy để báo cáo lên Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Tuy nhiên vẫn còn để sót vụ việc, đôi khi chỉ là vụ nhỏ nhưng để du di lâu ngày sẽ phình ra thành vụ lớn. Khi Ban Nội Chính được tái lập, sẽ là kênh giám sát nhanh nhạy, phản ánh kịp thời tới Đảng, nhằm xử lý triệt để hành vi vi phạm, tiêu cực từ khi còn là mầm mống.
Để làm được điều này, Ban Nội chính TƯ phải xây dựng được cơ chế làm việc có quan hệ chặt chẽ với bộ ngành, phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng từ cấp chuyên viên tới phó, trưởng ban.
Trao đổi với PV, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung Ươngbày tỏ: "Mong mỏi lớn nhất của dư luận đối với Ban Nội chính lần này có thể xây dựng cơ chế, nền nếp kỷ cương sao cho cả xã hội, mọi người có điều kiện, đã, đang và sẽ tham nhũng thì không thể, không dám, không muốn tham nhũng. Vấn đề quan trọng là ban này cần tập hợp những người không tham nhũng, kiên quyết chống tham nhũng, có dũng khí, mưu trí, không ngại khó ngại khổ, luôn xác định không có vùng cấm..."
Nhắc lại những lần kết hợp giữa Ban Nội Chính với Ủy Ban Kiểm tra TƯ trong xử lý các vụ án lớn từng liên quan tới nhiều cán bộ đảng viên cấp cao như: Thủy cung Thăng Long, Lã Thị Kim Oanh, vụ án Năm Cam... Ông Hùng nhận định, hai cơ quan này luôn sát cánh bên nhau và có quan hệ khăng khít như răng với môi. Trong mỗi vụ án, Ban Nội chính đóng vai trò chủ công làm rõ đúng sai vụ việc, theo dõi giám sát vụ án, còn Ủy ban đóng vai trò nắm tình hình, xử lý và báo cáo đề nghị xử lý những cán bộ cao cấp thuộc diện Trung Ương quản lý.
Theo 24h
Bắt nhân viên thu ngân trộm tiền cửa hàng Ngày 24.12, Công an P.Rạch Dừa, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã bắt khẩn cấp Phạm Anh Tuấn (34 tuổi, quê Nam Định) để điều tra về hành vitrộm cắp tài sản. Tuấn là nhân viên thu ngân của cửa hàng gạo Thái Hùng (TP.Vũng Tàu). Khoảng 4 giờ cùng ngày, Tuấn đến ki ốt gạo của cửa hàng Thái Hùng tại chợ...