Ban Nội chính sẽ giải quyết tố cáo của ông Dương Chí Dũng
Trong số các nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 2 của Ban Nội chính trung ương có việc tập trung thực hiện nhiệm vụ Ban Bí thư Trung ương Đảng giao về việc giải quyết tố cáo của ông Dương Chí Dũng.
Tờ Tuổi trẻ ngày 15/2 đưa tin, một lãnh đạo Ban Nội chính trung ương xác nhận tố cáo của ông Dương Chí Dũng gồm có hai nguồn là bằng đơn thư và lời khai tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Dương Tự Trọng.
Trong số các nội dung tố cáo có nội dung liên quan đến người đã “mật báo” cho ông Dương Chí Dũng trốn trước khi cơ quan chức năng tiến hành lệnh bắt và lời khai về việc ông Dương Chí Dũng đưa tiền cho người đã báo tin nêu trên…
Trước đó, trong đơn tố cáo ông Dương Chí Dũng gửi tới Ban nội chính Trung ương có viết, ông đã không nhận 1,666 triệu USD tiền lại quả từ việc mua ụ nổi.
Ông Dương Chí Dũng khai trước tòa cụ thể hơn về lá đơn tố cáo như sau: “Những điều trước đây tôi phản bác giờ tôi khai lại: Vấn đề vị cán bộ này nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan (công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM- PV) còn đưa cho anh 1 triệu USD. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh, anh nói 5h về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà”.
Ban nội chính sẽ giải quyết tố cáo của ông Dương Chí Dũng
Nhiệm vụ giải quyết tố cáo của ông Dương Chí Dũng mà Ban Nội chính trung ương được giao là theo “kênh” quy định trong Đảng, còn các nội dung tố tụng khác có liên quan vẫn tiến hành theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, các nhiệm vụ trọng tâm khác của Ban Nội chính trung ương là tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng triển khai chương trình công tác trọng tâm năm 2014.
Video đang HOT
Theo dõi, đôn đốc, báo cáo kịp thời về tình hình, kết quả giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc xử lý.
Ông Bá Thanh 2 lần đến phiên xử anh em Dương Chí Dũng
Trước đó, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng đã lặng lẽ đến theo dõi 2 phiên tòa xét xử vụ án Dương Chí Dũng và em trai Dương Tự Trọng.
Cụ thể, trong phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng và các đồng phạm diễn ra vào ngày 14/12/2013, ông Nguyễn Bá Thanh đã âm thầm đến một mình từ rất sớm, khi các phòng theo dõi phiên xử qua tivi còn chưa được mở, ông xuống xe và đi thẳng vào khu vực phòng bố trí theo dõi phiên xử Dương Chí Dũng.
Tiếp đến, ngày 7/1/2014, ông Nguyễn Bá Thanh lại lặng lẽ đến theo dõi phiên tòa xét xử vụ án Dương Tự Trọng (em trai Dương Chí Dũng) cùng 6 đồng phạm về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Vụ án của Dương Chí Dũng và đồng phạm tại Vinalines là một trong 10 đại án tham nhũng mà Ban Nội chính TƯ, Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TƯ đưa vào diện giám sát đặc biệt.
Quyết tâm phòng chống tham nhũng từng được ông Nguyễn Bá Thanh thể hiện bằng từng hành động, lời nói cụ thể.
Và khi nói về Luật chống bao che tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng đã rõ rồi, vấn đề còn lại là phải làm. Vừa chống nhưng vừa phòng tham nhũng. Chống thì phải chống nhưng còn phải phòng nữa. Ngay cả một số dịch vụ công cũng xảy ra tham nhũng, thậm chí trong bệnh viện cũng xảy ra. Có điều là nơi nhiều, nơi ít, quy mô khác nhau thôi”.
Hay ông cũng từng chia sẻ: “Việc xử lý các vụ án tham nhũng cực kỳ khó khăn, cần phải thận trọng. Quá trình điều tra, khởi tố cần phải chính xác đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai. Chính vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có thời gian”.
Theo Đất Việt
Những chuyến "vi hành" tòa án của ông Nguyễn Bá Thanh
Sáng 15/1, ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, đã đến TAND TP.HCM tham dự phiên tòa xét xử siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như cùng 22 bị cáo khác qua màn hình ở phòng trong. Trước đó, ông Thanh cũng 2 lần đến phiên xử anh em Dương Chí Dũng.
Trong buổi sáng nay, ông Nguyễn Bá Thanh âm thầm đến dự tòa một mình. Lãnh đạo của Tòa án nhân dân TP.HCM cho biết, ông Thanh không dự trong phòng xử mà ngồi trong phòng trong và xem qua màn hình. Ông đến tòa lúc 10h và xem xét xử đến khi hết phiên tòa buổi sáng là lúc 11h.
Ông Nguyễn Bá Thanh (mặc áo đen) đến dự phiên tòa xử siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chiều 15/1. Ảnh: NLĐ
Phần tham dự của ông Nguyễn Bá Thanh chính là phần trình bày quan điểm của luật sư Nguyễn Minh Tâm (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Cổ phẩn chứng khoán SaigonBank - Bejaya).
Đến chiều cùng ngày, ông Nguyễn Bá Thanh lại tiếp tục tham dự phiên tòa vào lúc 14h15. Ông đi thẳng vào khu vực làm việc của các thẩm phán và ngồi nghe xử tại đó.
Ông Nguyễn Bá Thanh một mình đến dự phiên tòa xét xử Huyền Như. Ảnh: TTO
Đây không phải lần đầu tiên ông Nguyễn Bá Thanh tham dự tòa. Trước đó, trong hai phiên tòa xét xử anh em Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) và Dương Tự Trọng (nguyên đại tá, Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an), ông đều có mặt.
Cụ thể, sáng 14/12/2013, trong phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và các đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines, ông Nguyễn Bá Thanh đến tham dự phiên tòa một cách lặng lẽ. Sau đó khoảng 10h sáng ông Thanh rời khỏi phiên tòa, lúc đó nhiều người mới biết đến sự xuất hiện của ông.
Đến ngày 7/1, ông Thanh lại tiếp tục đến theo dõi phiên tòa xét xử vụ án Dương Tự Trọng cùng 6 đồng phạm về tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái pháp luật" qua phòng truyền hình.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ 2014 của Ban Nội chính TƯ hôm 9/1 vừa qua, ông Nguyễn Bá Thanh đánh giá, Ban Nội chính TƯ đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc tiến trình tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án trọng điểm được dư luận quan tâm trong thời gian qua; khắc phục tình trạng áp dụng án treo tùy tiện tại các địa phương trong xét xử các vụ án có các tội danh tham nhũng.
Cụ thể, năm 2013, Ban Nội chính TƯ đã theo dõi, đôn đốc cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ xử lý 8 vụ án, 2 vụ việc thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo gồm: Vụ án xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II; Vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm; Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm; Vũ Việt Hùng và đồng phạm; Vụ án Dương Thanh Cường; Vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm; Vụ án Phạm Thị Bích Lương cùng đồng phạm; Vụ án Lâm Ngọc Khuân; Vụ việc sai phạm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank); Vụ việc sai phạm tại Công ty dịch vụ Ngân hàng Agribank.
Tuy nhiên, các mặt hoạt động của Ban chưa đồng đều; chưa chủ động, kịp thời phát hiện, đề xuất BCĐ TƯ phòng chống tham nhũng xem xét, theo dõi, giám sát những vụ việc mới có dấu hiệu tham nhũng; chưa kịp thời cập nhật những khó khăn, vướng mắc trong việc theo dõi, đôn đốc các vụ án trọng điểm.
Nhấn mạnh đến những nhiệm vụ trọng tâm năm 2014, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, năm 2014, Ban sẽ tham mưu, thành lập và phục vụ các đoàn công tác của BCĐ kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp theo Kế hoạch 08-KH/TW của Bộ Chính trị.
Ban cũng sẽ khảo sát tình hình tham nhũng, vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hoạt động của một số tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng tại một số ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần.
Theo Đất Việt
Đánh giá kết quả bảy đoàn giám sát án tham nhũng Đợt kiểm tra, giám sát này tiếp tục cho thấy số vụ, việc tham nhũng được phát hiện qua thanh tra còn thấp. Ngày 15/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) để đánh giá kết quả đợt kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố,...