Bán nhà công sản thất thoát tiền tỷ: “Treo lơ lửng chuyện khởi tố”
Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Thúy Hòa nói về vụ bán nhà công sản “giá bèo” gây thất thoát tiền tỷ mà bà này là người có liên quan.
Mua nhà giá bèo, bán gấp 43 lần
Thời gian gần đây, vụ bán nhà công sản “giá bèo” gây thất thoát tiền tỷ được Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế kết luận từ năm 2013 lại làm “ nóng” dư luận sau thời gian dài tưởng như rơi vào lãng quên.
Ngày 28.1.2013, Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế chuyển hồ sơ vụ bán nhà công sản tại số 135 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế cho Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thanh tra tỉnh khẳng định, vụ bán nhà này có dấu hiệu tội phạm nên đề nghị cơ quan công an cuộc điều tra theo thẩm quyền.
Theo kết luận thanh tra, năm 2006, bà Tôn Nữ Thị Hưu (trú TP. Nha Trang, Khánh Hòa) có đơn đòi lại nhà công sản số 135 Huỳnh Thúc Kháng. Tuy nhiên, ngày 28.1.2008, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế có văn bản về việc không trả lại căn nhà cho bà Hưu.
Căn nhà số 135 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế hiện là Showroom Toto Phúc Hưng. Đây là căn nhà có vị trí đắc địa.
Cũng trong ngày 28.1.2008, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế có công văn gửi các cấp, ngành chỉ đạo ưu tiên cho bà Tôn Nữ Thị Hưu thuê lại căn nhà số 135 Huỳnh Thúc Kháng. Cả hai văn bản trên của UBND tỉnh đều do bà Nguyễn Thị Thúy Hòa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh lúc đó ký.
Đến năm 2010, Ban Đầu tư xây dựng tỉnh ký hợp đồng bán nhà số 135 Huỳnh Thúc Kháng, diện tích hơn 100m2, cho bà Hưu với số tiền 62.801.244 đồng. Sau khi mua căn nhà này với “giá bèo”, bà Hưu chuyển nhượng cho người khác với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng, gấp 43 lần giá bà này đã mua.
Kết luận của Thanh tra tỉnh khẳng định, việc bán nhà cho bà Hưu là sai quy định vì bà này không thuộc diện được mua nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ. Thanh tra tỉnh cũng xác định có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại ngân sách hơn 2,7 tỷ đồng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Thanh tra tỉnh, ngày 16.4.2015, Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế có công văn số 1007/CAT-PC46 gửi Tỉnh ủy, báo cáo kết quả điều tra về vụ việc. Kết quả điều tra của Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho thấy, bà Hưu không thuộc diện đối tượng được mua nhà theo Nghị định 61.
Video đang HOT
Theo cơ quan công an, trên thực tế, bà Hưu không có nhu cầu mua nhà ở, mà mục đích mua là để bán, hưởng tiền chênh lệch bất chính 2,7 tỷ đồng. Trách nhiệm để xảy ra sai phạm thuộc về Hội đồng bán nhà ở tỉnh và một số đơn vị liên quan.
Sau nhiều năm tưởng như rơi vào lãng quên, đến cuối năm 2017, vụ việc này lại “nóng” trở lại khi có ý kiến của Đoàn công tác số 5, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể, sau nhiều ngày kiểm tra tại tỉnh, Đoàn công tác số 5 do ông Nguyễn Hòa Bình – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hòa Bình đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế khẩn trương chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế nổi cộm ở tỉnh, trong đó có vụ bán nhà 135 Huỳnh Thúc Kháng.
Tại buổi họp báo thường kỳ do UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức sau đó, đại tá Đặng Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Công an tỉnh này cho biết, vụ bán nhà 135 Huỳnh Thúc Kháng đã có hướng chỉ đạo và sẽ tiếp tục làm rõ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thông tin từ cơ quan công an về vụ việc này vẫn là “đang điều tra”.
“Họ ưng làm chi đó thì làm”
Liên quan đến vụ việc này, PV Dân Việt đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Thúy Hòa (hiện bà Hòa là Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh) – nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Bà Nguyễn Thị Thúy Hòa – nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, hiện là Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh.
Bà Hòa cho biết, sau khi cơ quan thanh tra chuyển hồ sơ vụ việc cho công an, phía công an và các đơn vị liên quan đã làm việc với bà 3 – 4 lần. Bà Hòa nói bản thân bà không có gì sai khi ký văn bản chỉ đạo ưu tiên cho bà Hưu thuê nhà 135 Huỳnh Thúc Kháng để sau đó bà Hưu được mua lại căn nhà rồi bán hưởng chênh lệch 2,7 tỷ đồng.
Theo bà Hòa, việc cho bà Hưu thuê nhà đơn vị quản lý nhà và Hội đồng Tư vấn pháp luật của tỉnh đứng đầu là Chánh Thanh tra tỉnh đã đề nghị cho thuê. Đề nghị này xuất phát từ việc ngôi nhà 135 Huỳnh Thúc Kháng vốn là nhà của gia đình bà Hưu, nhà nước quản lý rồi không trả lại. Hơn nữa, khi xin thuê nhà 135 Huỳnh Thúc Kháng, bà Hưu có văn bản của chính quyền nơi cư trú chứng nhận bà chưa có nhà ở, mặc dù trên thực tế bà này đã mua nhà công sản hóa giá ở Nha Trang.
Bà Hòa nói, Nghị định 61 ưu tiên bán nhà công sản cho người đang thuê, nên sau khi bà Hưu thuê nhà 135 Huỳnh Thúc Kháng, việc bán nhà cho bà này là hợp lý. Về giá cả, vì nhà này không thuộc các tuyến đường lợi thế nên không bán theo giá thị trường mà bán theo khung giá quy định của tỉnh. Đây là nguyên nhân khiến căn nhà được bán cho bà Hưu với giá rất thấp.
“Nhà 135 Huỳnh Thúc Kháng nằm trong kế hoạch bán nhà theo Nghị định 61 thì không bán cho bà Hưu cũng sẽ bán cho người khác. Mà bán cho người khác thì cũng cái giá đó, thế thì làm sao nói thất thoát tiền của nhà nước được”, bà Hòa giải thích.
Bà Hòa cho hay, từ khi có kết quả thanh tra về vụ việc đến nay, bản thân bà cảm thấy mất niềm tin. “Chuyện này kéo dài, khi nào cũng treo lơ lửng chuyện khởi tố đủ thứ. Nhiều năm rồi mình cảm thấy mất lòng tin nghiêm trọng, nên mình nói thôi họ ưng làm chi đó thì làm… Cuộc đời con người đâu phải đơn giản, đâu phải muốn hạ người ta cái là hạ liền”, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế nói.
Theo Danviet
Chủ tịch nước: Tập trung xét xử nghiêm minh các vụ án kinh tế, tham nhũng
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành Tòa án chủ động tham mưu với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo giải quyết các vụ án lớn, trọng điểm về kinh tế, tham nhũng...
Sáng 9/1, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác Tòa án năm 2018.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cùng đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác Tòa án năm 2018.
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, trong năm 2017, công tác giải quyết xét xử các loại vụ án và xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án có nhiều chuyển biến mang tính thực chất cả về tiến độ và chất lượng; nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, tham nhũng đã được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Ngành Tòa án đã xử lý dứt điểm một số vụ án xét xử oan người không có tội từ những năm trước, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Từ ngày 1/10/2016 đến ngày 30/9/2017, các Tòa án đã giải quyết được 438.625 vụ việc trong tổng số 491.384 vụ việc đã thụ lý (đạt tỷ lệ 89,3%). So với cùng kỳ năm trước, số vụ việc đã thụ lý tăng 28.232 vụ (tăng 6,1%); vụ việc đã giải quyết tăng 33.549 vụ (tăng 8,3%); tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án là 1,3%, đáp ứng được yêu cầu Quốc hội đề ra.
Công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự và vụ án hành chính cũng có nhiều tiến bộ. Ngành Tòa án đã chú trọng tổ chức tốt đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính và hòa giải trong giải quyết các vụ án dân sự; tỷ lệ hòa giải thành trong năm qua đạt 53,3%. Việc nâng cao tỷ lệ hòa giải thành đã góp phần tăng sự đồng thuận trong xã hội, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án và đảm bảo vụ án được giải quyết dứt điểm vì không có kháng cáo, kháng nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sự tích cực, chủ động, với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của các tòa án trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, nhất là trong việc đề ra và thực hiện có hiệu quả các giải pháp đột phá và khẩu hiệu hành động "Trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý", hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác mà Quốc hội đề ra.
Ngành Tòa án đã tập trung nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xét xử, giải quyết các loại án; thực hiện việc công khai các bản án nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của các Thẩm phán, bảo đảm thống nhất trong việc áp dụng pháp luật cũng như tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của tòa án. Trong quá trình xét xử, các tòa án đã thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc độc lập xét xử và nguyên tắc suy đoán vô tội; các phán quyết của tòa án bảo đảm đúng pháp luật, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân. Trong năm qua, không có trường hợp nào xét xử oan người vô tội; các vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp, nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng được tập trung chỉ đạo giải quyết, xét xử kịp thời, nghiêm minh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương ngành Tòa án đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng với tinh thần cầu thị đối với các trường hợp xét xử từ nhiều năm trước nhưng có đơn kêu oan và đã minh oan cho một số trường hợp, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tòa án được thực hiện theo hướng cơ cấu lại và nâng cao trách nhiệm đội ngũ công chức có chức danh tư pháp, nhất là người đứng đầu; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được đẩy mạnh; kỷ cương, kỷ luật công vụ được tăng cường.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành Tòa án tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác tư pháp và cải cách tư pháp; Chủ động tham mưu với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo giải quyết các vụ án lớn, trọng điểm về kinh tế, tham nhũng. Ngành Tòa án cần tăng cường phối hợp trong công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tư pháp địa phương, bảo đảm việc áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xét xử, chú trọng làm tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, không để xảy ra các vụ xử oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Trong đó tập trung xét xử nghiêm minh các vụ án hình sự, nhất là các vụ kinh tế, tham nhũng, bảo đảm thu hồi tài sản Nhà nước bị chiếm đoạt; hình phạt mà tòa án áp dụng đối với các bị cáo phải tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân các cấp chú trọng công tác cải cách hành chính, nhất là công tác đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp trong các hoạt động của Tòa án, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác tòa án nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Ngành Tòa án đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin; xây dựng hệ thống tố tụng điện tử thông minh - hệ thống cốt lõi để xây dựng tòa án điện tử, bảo đảm hoạt động của tòa án được công khai, người dân dễ tiếp cận và giám sát, các vụ việc phải được thụ lý và giải quyết nhanh chóng.
"Chú trọng xây dựng hình ảnh tòa án thân thiện, "gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân", là chỗ dựa của nhân dân và là nơi bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân", Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý ngành Tòa án tiếp tục chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng tòa án nhân dân các cấp trong sạch, vững mạnh; quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Tòa án nhân dân các cấp tiếp tục cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, nhất là đối với đội ngũ công chức có chức danh tư pháp; chủ động sắp xếp, kiện toàn tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tòa án; sớm tổ chức triển khai thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng theo đúng tinh thần là một trong những đơn vị làm "thí điểm" được Ban Bí thư Trung ương Đảng giao thực hiện; nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các giải pháp đổi mới căn bản chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tòa án nhân dân các cấp.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các ban, bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo bố trí kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở, trang bị phương tiện làm việc cho các tòa án, nhất là ưu tiên sớm hoàn thành xây dựng đối với các Tòa án cấp huyện mới chia tách chưa có trụ sở, đang phải đi thuê và triển khai thực hiện các quy định mới về mô hình phòng xét xử; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin... để nâng cao chất lượng các mặt công tác của tòa án nhân dân các cấp./.
TTXVN
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng giải thích quy trình kỷ luật ông Huỳnh Đức Thơ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết Trung ương đã và đang làm cẩn thận, công khai, đúng thẩm quyền trong quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Huỳnh Đức Thơ. Ngày 13.12, tại buổi tiếp xúc cử tri cử tri, nhiều người dân kiến nghị Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giải thích về quy trình xử lý kỷ...