Bán nhà bỏ trốn sau khi dụ người khác đưa “sổ đỏ” vay tiền
Ngày 21-11, TAND TP Hà Nội mở phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Tố Loan (SN 1978, trú tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS năm 1999) và tuyên phạt bị cáo Loan 12 năm tù giam.
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội, thông qua hợp đồng ủy quyền của gia đình ông Đỗ Thế Hùng (trú tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội – nay là phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm), Loan đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Phạm Tố Loan tại phiên xử.
Hành vi phạm tội của Loan thể hiện qua việc, tháng 3-2010, do có nhu cầu vay tiền ngân hàng, qua quan hệ xã hội, anh Đỗ Thế Cảnh (con trai ông Hùng) gặp Loan và Loan giới thiệu là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu I.B.TT. Qua đó, anh Cảnh nhờ Loan vay giúp ngân hàng 500 triệu đồng.
Loan đồng ý và yêu cầu anh Cảnh phải đưa cho mình Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất (“sổ đỏ”), đồng thời ký hợp đồng ủy quyền nhà đất cho Loan và làm thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau khi gặp và thỏa thuận với Loan, anh Cảnh về nhà trao đổi lại và được bố mẹ đồng ý.
Ngày 17-3-2010, Loan viết giấy cam kết với gia đình ông Hùng làm hợp đồng ủy quyền giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Hùng để vay vốn ngân hàng. Đồng thời, Loan yêu cầu gia đình ông Hùng ký Hợp đồng ủy quyền có công chứng cho mình được quyền định đoạt nhà đất của gia đình.
Trên cơ sở này, Loan chuyển cho gia đình ông Hùng vay 500 triệu đồng. Gia đình ông Hùng giao cho Loan Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có diện tích 95m2 (tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm) đứng tên vợ chồng ông Hùng.
Video đang HOT
Từ tháng 4 đến tháng 7-2010, Loan và gia đình ông Hùng thiết lập hai bản cam kết, xác định gia đình ông Hùng có đặt lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vay 500 triệu đồng của Loan. Loan sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông Hùng để vay vốn ngân hàng.
Tuy nhiên sau khi nhận giấy này, Loan không tiến hành các thủ tục vay tiền ngân hàng mà sử dụng hợp đồng ủy quyền này để chuyển nhượng trái phép nhà, đất của gia đình ông Hùng cho người khác với số tiền 700 triệu đồng. Sau khi chuyển nhượng trái phép nhà đất của gia đình ông Hùng và nhận tiền của người mua xong, Loan đã bỏ trốn. 9 năm sau khi bỏ trốn (ngày 19-3-2019), Loan bị bắt theo lệnh truy nã.
Tại phiên xử, bị cáo Loan thừa nhận hành vi phạm tội như trên. HĐXX xác định, bị cáo Loan đã dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 700 triệu đồng của bị hại. Vì thế cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với bị cáo Loan tương xứng với hành vi phạm tội.
Do thời điểm bị cáo Loan phạm tội là năm 2010, thời điểm đó, Nhà nước ta đang áp dụng BLHS năm 1999 nên quá trình khởi tố điều tra truy tố và xét xử, các cơ quan tố tụng đã áp dụng BLHS năm 1999.
Với phán quyết trên, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Loan 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại số tiền đã chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Hưng
Theo cand.com.vn
Vụ băm nát 110ha đất, rừng ở Phú Mỡ: Không có thêm cán bộ nào hầu tòa?
Mặc dù bị VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng ra quyết định kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên về vụ phá 110 ha đất, rừng tại xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) vì cho rằng đã bỏ lọt tội đối với 7 cán bộ, tuy nhiên sau quá trình điều tra vẫn không có thêm cán bộ nào ra hầu tòa?
Bốn bị cáo đứng trước bục khai báo
Ngày 18/11, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hủy hoại rừng Bình Ấm thuộc tiểu khu 83, 90 xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) sau khi bị TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên hủy án để điều tra lại.
Các bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử về tội hủy hoại rừng vẫn là các ông: Huỳnh Anh Khương (nguyên cán bộ phòng TN&MT huyện Đồng Xuân), Phạm Xuân Trình (trú xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân), La O Kính (trú xã Xuân Quang 1) và La Lan Thập (xã Phú Mỡ).
Theo cáo trạng truy tố, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2016, tại rừng Bình Ẩm thuộc tiểu khu 83 và 90, bốn bị cáo vừa nêu đã tàn phá khoảng 110 ha đất, rừng (diện tích có rừng là 33ha) để lấy đất canh tác. Trong đó, Trình và Khương tổ chức chặt phá 6,27 ha rừng phòng hộ, 8 ha rừng sản xuất; Kính và Thập tổ chức chặt phá 18,73 ha rừng phòng hộ.
Sau phần thủ tục, hội đồng xét xử bắt đầu tiến hành xét hỏi các bị cáo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm rõ hành vi phá rừng lấy đất sản xuất của các bị cáo.
Liên quan đến vụ án này, trước đó, từ ngày 15 đến 17/8/2017, TAND tỉnh đưa vụ án ra xử sơ thẩm và tuyên phạt Khương, Trình, Kính, Thập tổng cộng 30 năm tù về tội hủy hoại rừng.
Trong đó, bị cáo Huỳnh Anh Khương lãnh án 8 năm tù giam; Phạm Xuân Trình và La O Kính mỗi bị cáo phải nhận mức án 7 năm 6 tháng tù giam; La Lan Thập lãnh 7 năm tù giam. Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bốn bị cáo này phải có trách nhiệm liên đới bồi thường 2,1 tỉ đồng cho UBND xã Phú Mỡ.
Đây là vụ phá rừng có quy mô lớn nhất tỉnh Phú Yên
Tuy nhiên, đến ngày 15/9/2017, Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng đã ra quyết định kháng nghị bản án sơ thẩm và được hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện KSND Cấp cao tại Đà Nẵng, tuyên hủy bản án sơ thẩm ngày 15 đến 17/8/2017của TAND tỉnh Phú Yên để điều tra lại đối với 7 cán bộ của huyện Đồng Xuân có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong quá trình điều tra lại, Cơ quan điều tra xác định các cán bộ huyện Đồng Xuân không có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên không khởi tố. Mặt khác, các cán bộ này đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên xử lý về cảnh cáo về Đảng và xử lý về hành chính.
Cụ thể, kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với các ông: Nguyễn Hồng Đức (nguyên giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Xuân); So Bếp (Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ); Đỗ Minh Tân (nguyên Trưởng Công an huyện Đồng Xuân).
Đồng thời, UBND huyện Đồng Xuân cũng đã kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, cách chức Trưởng phòng TN&MT huyện Đồng Xuân đối với ông Cao Thanh Lương; kỷ luật cảnh cáo đối với Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ La O Hóa; khai trừ Đảng, buộc thôi việc đối với ông Phan Văn Hóa (cán bộ Phòng TN&MT huyện Đồng Xuân).
Theo Dân trí
Hiệu trưởng xâm hại nam học sinh ở Phú Thọ: Các gia đình bị hại đòi tăng tiền bồi thường 7 gia đình của các nam sinh bị hại nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm đối với nguyên Hiệu trưởng Đinh Bằng My, để đòi tăng bồi thường dân sự và tăng hình phạt. Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết, mới đây, có 7 gia đình nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. "Các gia...