Bản Ngàm, xã Sơn Điện – Điểm du lịch cộng đồng lý tưởng ở vùng cao Quan Sơn
Vài năm trở lại đây, gia đình anh Lò Văn Toán, vốn là nhà giáo về hưu ở Bản Ngàm, xã Sơn Điện (Quan Sơn) đã thôi hẳn công việc đồng áng để chuyên tâm phục vụ khách du lịch. Hàng ngày, tùy lượng khách, gia đình anh đều đảm nhận hướng dẫn du khách tắm suối, sửa soạn nơi ăn, chỗ nghỉ và chuẩn bị những món ăn đặc sắc của dân tộc mình để phục vụ du khách.
Từ ngày 14 đến 16-3: Công bố và trải nghiệm tour du lịch Quan Sơn ( tỉnh Thanh Hóa) – Viêng Xay ( tỉnh Hủa Phăn, Lào)Hiệu quả khai thác các khu, điểm du lịch: Nhiều vấn đề cần quan tâm
Du khách vui đùa bên sông Luồng.
Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái đặc sắc, đầu năm 2015 anh đã tu sửa, xây dựng mở rộng thêm nhà sàn đảm bảo cho du khách lưu trú và tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá những nét đẹp văn hóa dân tộc mình. Anh Toán chia sẻ: “Vì muốn gìn giữ những nét đẹp của văn hóa dân tộc Thái nên mình mở rộng nhà sàn này để dân bản cùng tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thu hút khách du lịch. Mình mong muốn cả bản cùng chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng bản làng xanh, sạch, đẹp để ngày càng có nhiều du khách đến tham quan”.
Nằm bên con sông Luồng thơ mộng và hùng vĩ, Bản Ngàm, xã Sơn Điện có cảnh quan thiên nhiên giao hòa, xứ sở của những điệu xòe, điệu khặp dặt dìu uyển chuyển. Bản Ngàm không chỉ có vốn văn hóa đặc sắc mà còn được thiên nhiên ban tặng cho nguồn nước sông Luồng dồi dào. Đó chính là điều kiện để nhân dân và chính quyền địa phương phát huy lợi thế, tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng.
Du khách được trải nghiệm các sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương.
Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm gần đây các hộ dân ở Bản Ngàm đã chú trọng đầu tư, chỉnh trang khuôn viên, nhà cửa và sắm sửa một số vật dụng thiết yếu phục vụ du khách thăm quan và lưu trú tại nhà. Đến nay cả thôn đã có 12 hộ tham gia làm dịch vụ du lịch cộng đồng với mối liên kết chặt chẽ để tạo điều kiện tốt nhất cho du khách đến trải nghiệm.
Khua luống, nhạc cụ độc đáo của đồng bào Thái được du khách mê mẩn.
Ở Bản Ngàm, các hộ dân sẽ giúp du khách khám phá những nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương, thông qua các món ẩm thực độc đáo của dân tộc và các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ với cư dân nơi đây. Đặc biệt, du khách sẽ được nghỉ ngơi thư giãn, tắm mó nước dẫn từ đầu nguồn khe suối về, hay xuôi bè đánh cá trên sông Luồng, du khách nữ có thể đi xúc tôm cá bên suối và tận hưởng nét độc đáo trong cuộc sống của đồng bào Thái, cùng nghỉ ngơi trong ngôi nhà sàn rộng rãi với chăn, đệm sạch sẽ, thơm tho do chính đồng bào làm ra.
Video đang HOT
Đường hoa trong bản.
Anh Lương Văn Duẩn, sinh năm 1986 nhưng đã có hơn 10 năm làm bí thư kiêm trưởng Bản Ngàm chia sẻ: “Gia đình cũng như các hộ làm du lịch trong bản luôn tìm tòi, thể hiện những nét độc đáo, đặc sắc của văn hóa dân tộc để phục vụ du khách. Thông qua các món ẩm thực của người Thái hay các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ đã có nhiều khách thăm quan lưu trú và trở lại cùng với anh em bạn bè. Gia đình và bà con dân bản sẽ tiếp tục cố gắng xây dựng bản làng văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc và đa dạng hóa các hoạt động du lịch để thu hút ngày càng nhiều du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng”.
Du khách được thưởng thức rau rừng và các món ăn độc đáo của người Thái.
Với mục tiêu xây dựng Bản Ngàm thành khu du lịch cộng đồng, những năm qua xã Sơn Điện đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến 2.000m2 đất, cây cối làm đường giao thông nông thôn. Đồng thời kêu gọi các nguồn đầu tư bê tông hóa 1.500m đường liên bản. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương vận động nhân dân làm nhà sàn truyền thống giữ nét văn hóa của dân tộc Thái, thường xuyên quét dọn nhà cửa sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng khuôn viên xanh, sạch, đẹp. Trong đó, phải chú trọng việc giao tiếp, ứng xử có văn hóa thì du lịch cộng đồng mới phát triển đúng hướng và bền vững. Với quan điểm nhất quán là phát triển du lịch gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa và bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ môi trường xã Sơn Điện đã triển khai nhiều hoạt động tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân và nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả của du lịch, tạo thế cho du lịch phát triển bền vững.
Du khách được tham gia các trò chơi dân gian như tìm lại ký ức xưa.
Hiện địa phương đã và đang tích cực bổ sung, rà soát quy hoạch Bản Ngàm để phát triển du lịch, tập trung vào khai thác du lịch cộng đồng, tắm suối khoáng nóng và tăng cường công tác quảng bá du lịch nhằm kêu gọi vốn đầu tư để sớm hình thành khu du lịch cộng đồng làng Thái cổ.
Ông Lục Hải Văn, Chủ tịch UBND xã Sơn Điện cho biết: “Với chủ trương xây dựng Bản Ngàm thành bản du lịch sinh thái cùng với việc vận động nhân dân giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xã đã kêu gọi các nguồn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch. Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ du lịch của du khách vẫn còn hạn chế, cấp ủy, chính quyền địa phương rất mong muốn các tổ chức, cá nhân đến đầu tư để nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn, đáng nhớ của du khách trên hành trình du lịch kết nối miền Tây xứ Thanh, giữa Quan Sơn và Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn, Lào) theo đề án Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Quan Sơn.
Theo baothanhhoa.vn
Ngắm bình minh đẹp mê hồn trên đỉnh Tà Chì Nhù, Yên Bái ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam
Thay vì ngủ nướng cuối tuần, tại sao bạn không thử xách ba lô, phóng lên chiếc ngựa sắt của mình để đến với huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái? Khám phá đỉnh Tà Chì Nhù - ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam với khung cảnh bình minh đẹp đến mê hồn, chắc chắn sẽ khiến cuối tuần của bạn thú vị và đáng nhớ hơn nhiều.
Nằm trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, đỉnh Tà Chì Nhù nằm trong khối Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, với độ cao 2.979m, thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái tuy có khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở nhưng vẫn luôn là một trong những điểm đến lý tưởng và lôi cuốn các tay săn ảnh cùng dân phượt mê khám phá.
Đỉnh Tà Chì Nhù còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái và Chung Chua Nhà - theo cách gọi của người dân tộc Mông.
Còn gì tuyệt vời hơn, khi sau những tháng ngày học tập và làm việc căng thẳng, bạn có cơ hội được xê dịch và khám phá những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ mang nét riêng biệt chỉ có tại Tà Chì Nhù, từ những bản làng yên bình dưới chân núi, cao hơn chút là thảo nguyên xanh, những triền núi ngập tràn hoa tím và nhất là biển mây cùng khung cảnh bình minh tuyệt đẹp chỉ có khi bạn chinh phục được đỉnh núi cao này!
Khi được ngắm nhìn ánh nắng sớm mai tại Tà Chì Nhù, bạn như được thả hồn vào phút giây bình yên đó và sẵn sàng dang tay đón chờ những khó khăn, thử thách đang chờ đợi mình ở phía trước.
Theo kinh nghiệm của các phượt thủ đi trước, để có thể ngắm cảnh bình minh một cách trọn vẹn, bạn nên chọn thời điểm chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù vào những ngày nắng ấm. Nếu xuất phát từ Hà Nội thì bạn nên dành 3 ngày để hoàn thành cung này là hợp lý hơn cả, vừa đủ thời gian để leo núi, ngắm cảnh đẹp và vừa bảo toàn sức khỏe.
Cung đường từ Hà Nội lên đỉnh Tà Chì Nhù phải đi qua Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, rồi vào bản Xà Hồ. Từ trung tâm xã xe chỉ đi được thêm 6 - 7 km nữa là bạn phải gửi, rồi bắt đầu hành trình leo núi đầy thử thách. So với đỉnh Fansipan thì Tà Chì Nhù thấp hơn nhưng đường lên đỉnh cao Yên Báinày khó khăn gấp bội, do địa hình nơi đây chủ yếu là núi đá.
Bạn nên chuẩn bị lều bạt và lượng thức ăn, đồ uống đầy đủ để cắm trại qua đêm. Việc này giúp bạn có thể chiêm ngưỡng được hai khoảnh khắc trên mây đẹp nhất trong ngày ở Tà Chì Nhù đó là lúc hoàng hôn và bình minh nắng sớm.
Còn gì tuyệt vời hơn khi được cắm trại giữa núi rừng bạt ngàn mây và gió, cùng dậy sớm và nắm tay nhau ngắm bình minh ở nơi có thể gọi là thiên đường hạ giới này.
Từ xưa tới nay, mặt trời luôn mang ý nghĩa quan trọng trong nền văn minh nhân loại. Mặt trời không chỉ là sự sống mà còn truyền cảm hứng cho cuộc sống. Và khi đứng trên đỉnh Tà Chì Nhù, được chiêm ngưỡng những khoảnh khắc bình minh đẹp lỗng lẫy này, dường như chúng ta có thể cảm nhận được rõ hơi ấm của mặt trời cũng như chạm tay vào những tia nắng lung linh. Có lẽ chưa bao giờ bạn cảm thấy mây và trời gần mình đến thế.
Cùng ngắm nhìn thêm những khung cảnh bình minh đẹp đến mê hồn trên đỉnh Tà Chì Nhù nhé!
Phía đằng xa, mặt trời vẫn chưa ló dạng và tạo nên một vầng sáng đẹp lung linh nơi đường chân trời.
Bình minh lên, đẹp tráng lệ ngoài sức tưởng tượng. Ánh dương phủ một màu nắng vàng rực lên bạt ngàn cỏ cây, sương sớm.
Cả dãy núi Tà Chì Nhù tràn ngập ánh nắng lung linh của buổi sớm mai.
Theo tintuc.vn
Cưỡi "sống lưng" Tà Chì Nhù ngắm hoa tím đẹp lịm tim đến mê mẩn Không phải trong phim, cũng không phải trong những khung hình mộng mơ ở vùng thảo nguyên Mông Cổ hay Châu Âu nào đó mà có cả một vùng đồi hoa tím đẹp "lịm tim" nằm dọc trên quãng đường chinh phục Tà Chì Nhù - đỉnh núi cao thứ 6 của Việt Nam. Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung...