Bạn nên biết cách đeo khẩu trang đúng để giảm bớt nguy cơ bị lây nhiễm virus, trong đó có cả virus corona gây chết người
Sau khi virus corona lan rộng trên khắp các tỉnh, thành phố của Trung Quốc, trên phố tràn ngập hình ảnh mọi người đeo các loại khẩu trang khác nhau với mục đích để phòng tránh bản thân bị lây nhiễm virus corona.
Đeo khẩu trang có bảo vệ bạn khỏi virus corona?
Chúng ta có thể chắc chắn rằng khẩu trang có thể giúp ngăn chặn sự lây truyền bệnh dịch từ tay lên miệng nhưng còn khả năng ngăn ngừa virus lây truyền qua đường không khí thì ngay chính bản thân các nhà virus học cũng còn hoài nghi.
Trả lời phỏng vấn trang BBC, bác sĩ David Carrington, Đại học Thánh George (London, Anh) cho rằng: “ Thói quen đeo khẩu trang phẫu thuật y tế ở những nơi công cộng không có tác dụng ngăn chặn các loại virus và vi khuẩn phát tán trong không khí“.
Bác sĩ Carrington nói thêm “phần lớn virus” lại được phát tán trong không khí, trong khi đó, các loại khẩu trang cơ bản là quá rộng, không có lớp lọc không khí và cũng không bảo vệ được mắt của chúng ta.
Ảnh: DW.
Theo ông Jonathan Ball, Giáo sư phân tử virus học tại Đại học Nottingham (Anh), “ Trong một môi trường bệnh viện tiêu chuẩn, có thể thấy hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm các loại bệnh cúm của khẩu trang rất tốt, rõ rệt. Nhưng trong môi trường dân cư, cộng đồng, dữ liệu để khẳng định hiệu quả của khẩu trang và cũng rất khó để đảm bảo được hiệu quả của nó“.
Bác sĩ Jake Dunning, Trường phòng cấp cứu nhiễm trùng và bệnh lây truyền từ động vật, Ủy ban Sức khỏe cộng đồng Anh cho biết: “ Mặc dù có rất nhiều ý kiến cho rằng việc đeo khẩu trang có thể mang lại hiệu quả, nhưng thực tế có rất ít bằng chứng chứng minh được lợi ích của nó đối với việc ngăn ngừa sự lây lan của virus phát tán qua không khí“.
Tuy nhiên, khẩu trang vẫn có thể làm giảm nguy cơ lây lan virus thông qua nước bọt bị bắn ra khi người bị bệnh ho hoặc hắt hơi, đồng thời như đã nói ở trên, nó cũng giúp ngăn sự lây truyền virus từ tay lên miệng.
Làm thế nào để đeo khẩu trang chính xác?
Dưới đây là hướng dẫn của Bác sĩ Quý Bân, Khoa Y của Bệnh viện Đông y Thượng Hải để đeo khẩu trang một cách chính xác nhất.
Bước đầu tiên: Kéo khẩu trang hơi dẹt và mở ra. Một số mặt nạ mới mua được gấp lại vì chúng thuận tiện cho việc đóng gói.
Bước 2: Kéo khẩu trang bằng hai tay, đưa lên để mặt nạ ôm khít phần sống mũi và cằm. Lưu ý rằng cạnh trên của khẩu trang chỉ nên cách mắt 1cm.
Video đang HOT
Bước 3: Ấn nhẹ khẩu trang vào sống mũi bằng tay trái. Lúc này, hãy chắc chắn rằng sống mũi nằm ở giữa khẩu trang. Sử dụng tay phải của bạn để treo dây đeo khẩu trang vào phía sau tai, chú ý treo nó ở dưới tai, nếu không nó sẽ dễ dàng rơi ra.
Bước 4: Dùng cả hai tay giữ chặt mép khẩu trang sát mặt. Nhiều khẩu trang có một dải kim loại nhỏ có thể cố định và cố định, được gọi là kẹp mũi. Khi đeo mặt nạ, hãy để kẹp mũi uốn cong và vừa vặn với sống mũi, để đảm bảo độ kín của khẩu trang.
Bước 5: Đảm bảo khẩu trang che hoàn toàn mũi và miệng. Điều chỉnh vị trí của khẩu trang, độ che phủ chính xác là từ cằm đến 1cm dưới mắt.
Nguồn: Express.co.uk, CDC Shanghai, QQ, WHO
Theo Helino
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang: Tết là dịp đoàn tụ của cả gia đình, hãy giữ những đứa trẻ khỏe mạnh, ba mẹ nhé!
Mỗi dịp Tết, ông nội/ ngoại bế đứa bé trên tay rồi truyền hết người này đến người khác ôm hôn bé, hít, cắn yêu, cắn thật, vỗ mông, hù dọa... chúng.
Khi thấy chúng khóc thét lên thì cười khoái chí rồi trả về cho ông bà hoặc cha mẹ chúng.
Dịp Tết là dịp đoàn tụ gia đình. Các bố mẹ đưa các về quê lưu ý giữ ấm và đeo khẩu trang cho con. Việc thay đổi môi trường từ khô nóng của Sài Gòn thành lạnh miền Trung hay miền Bắc rất dễ khiến các con bị bệnh.
Có thể nói rằng mỗi dịp lễ Tết hoặc đám giỗ là mỗi lần tôi thấy ám ảnh và lo sợ. Cảnh ông nội/ ngoại bế đứa bé trên tay rồi truyền hết người này đến người khác ôm hôn bé, hít, cắn yêu, cắn thật, vỗ mông, hù dọa... chúng. Khi thấy chúng khóc thét lên thì cười khoái chí rồi trả về cho ông bà hoặc cha mẹ chúng.
Các bố mẹ đưa các về quê lưu ý giữ ấm và đeo khẩu trang cho con (Ảnh minh họa).
Còn ba chúng? Những người đàn ông lo xếp đồ đạc lên bàn thờ cúng hoặc lau dọn, hoặc thậm chí ngồi uống rượu say bét nhè, chuốc nhau tới khi say mèm mới thôi. Không biết trong cuộc nhậu ấy, có quay lại nhìn đứa con mình đang trong vòng tay ai, hay đang tự bò đi hay đang rơi vào tình huống nguy hiểm nào đó.
Cũng có những ông bố chơi với con phần lớn thời gian. Nhưng thực sự không nhiều.
Còn mẹ chúng? Ở quê tôi, phụ nữ phải xuống bếp nấu nướng, dọn dẹp và hầu như không ngóc đầu lên kịp để phục vụ cho đám tiệc. Ít khi phụ nữ ngồi vào để ăn cùng gia đình. Khi tiệc đàn, những người đàn ông lảo đảo ra về trong hơi men. Phụ nữ lại tiếp tục ngồi rửa chén rửa bát.
Quê tôi gọi ấy là "họp" gia đình. Là ngày "đoàn tụ" gia đình.
Có lẽ tôi sính ngoại nên với tôi, từ "đoàn tụ" ấy không trọn vẹn lắm. Tôi thích khi cúng mọi người cùng lao vào làm, cùng dọn ra bàn, cùng trà bánh và chỉ có bia thôi, vài lon cho dễ nói chuyện. Rồi lại cùng nhau dọn dẹp và ra về.
Đừng cho ai hôn hít con bạn. Bạn sẽ chẳng biết được có những gì trong nước bọt của người ấy để lại trên mặt con bạn đâu! (Ảnh minh họa).
Những đứa nhỏ? Khó mà nói lắm. Không đưa ông bà bế thì bị giận. Nói ông bà đừng hôn thì bị chửi là hỗn. Rồi truyền tay cho ông này bà kia.
Nên nhớ: Người già hay có bệnh phổi mạn. Khạc nhổ đàm nhớt rồi lấy tay hay vạt áo chùi, rồi chính cái tay đó ôm bé, rồi chúng cái miệng ấy hôn hít bé.
Họ chẳng nghĩ là họ có bệnh đâu. Vì mấy cái khạc nhổ ấy, đã quá quen với mấy ông hút thuốc lá lâu năm rồi. Họ cũng chẳng đi xét nghiệm hay chụp XQ để kiểm tra đâu. Đến khi ho ra máu hoặc sụt cân nhanh, thở không nổi mới tới bệnh viện, mà khi ấy thì quá muộn.
Những đứa trẻ đã lãnh đủ rồi.
Rồi: Cái bàn 10 ông lớn thi nhau hút thuốc. Mấy ông hút qua cái đầu lọc còn khói nhả ra là phụ nữ cà trẻ em hít trực tiếp.
Người lớn hút 1 trẻ em hút 10.
Đừng nghĩ rằng bạn hút ở ngoài rồi đi vào phòng thì không ảnh hưởng. Vợ và con bạn hút thụ động còn nặng nề hơn nhiều.
Hơn 3000 chất trong khói thuốc lá sẽ được vợ con bạn hít đủ. Bạn hút cho sướng bản thân nhưng vợ con bạn lại là người chịu hậu quả.
Tết
Ai chẳng muốn đoàn tụ bên gia đình.
Nhưng năm nay hãy làm điều gì đó đặc biệt.
Cho con bạn.
Cho vợ bạn.
Cho gia đình nhỏ của bạn.
Hãy giữ ấm cho bé suốt hành trình về quê.
Tránh xa nơi người lớn hút thuốc lá.
Nên nhờ một người giữ bé chính (tốt nhất nói thẳng với ông bà nội cùng phụ mình giữ con tránh lây bệnh).
Đừng cho ai hôn hít con bạn. Bạn sẽ chẳng biết được có những gì trong nước bọt của người ấy để lại trên mặt con bạn đâu!
Bảo vệ và nuôi dưỡng là nhiệm vụ của cả bố và mẹ!
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang - Bác sĩ Nội trú Huyết học - Đại học Y dược TP.HCM là bác sĩ khá nổi tiếng trong ngành Nhi khoa, được nhiều người gọi với biệt danh "bác sĩ yêu trẻ con". Bác sĩ Sang thường chia sẻ nhiều phương pháp điều trị bệnh cho trẻ khoa học, đơn giản và dễ hiểu. Ngoài ra, trên trang cá nhân, bác sĩ cũng hay đăng tải các bài viết, thông tin về sai lầm khi chăm con nhiều bố mẹ mắc phải.
Theo Helino
Trung Quốc thông báo thêm 4 ca nhiễm virus corona ở thành phố Vũ Hán Tuyên bố của Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán cho biết 4 cá nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi hôm 16/1 và hiện ở trong tình trạng sức khỏe ổn định. Một người dân Trung Quốc đeo khẩu trang phòng nhiểm viêm phổi. (Nguồn: Getty Images) Reuters đưa tin, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán ngày 17/1...