‘Bạn muốn xóa môn học nào’ và lời đáp không thể đúng hơn của học trò
Loạt chia sẻ hài hước, “bá đạo” của học sinh trường THPT Yên Lãng (Mê Linh, Hà Nội) về môn học bản thân “không thích lắm” khiến nhiều dân mạng bật cười.
Thời đi học ai chẳng có một môn học mà giá như không có nó thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Dòng chia sẻ muốn xóa môn Văn của nam sinh này nhận được nhiều lời đồng tình nhất trong loạt ảnh “Nếu được bạn muốn xóa bỏ môn học nào nhất” đăng trên fanpage Yên Lãng Confessions. Có lẽ đây là môn khi học sinh làm bài kiểm tra xong không đoán được mình sẽ nhận bao nhiêu điểm, bởi điều đó còn tùy thuộc vào cảm nhận của giáo viên.
“Bạn còn may khi có kiến thức mà bốc hơi. Với mình thì dễ lắm, chẳng bao giờ bị bốc hơi vì có gì trong đầu đâu”, Đặng Nam lầy lội nói. Bên cạnh đó, nhiều dân mạng còn vào nhắc khéo nữ chính: “Bay hơi là hiện tượng Vật lý cậu ạ…”
Tài khoản Phạm Thùy Trang – tự nhận dạy môn Địa lý – cũng vào than thở: “Giáo viên dạy Địa còn không tìm được ánh sáng đường tình duyên đây này”.
Điều ước nhỏ nhoi của một nam sinh yêu cây cỏ và động vật nhưng không muốn dính dáng chút nào tới môn Sinh học. Trời ơi, ruồi giấm lai ra mắt xanh, mắt đỏ, thân xám, thân đen gì cũng không liên quan đến em.
Với những người “não cá vàng”, có lẽ việc ghi nhớ hết những sự kiện và dấu mốc lịch sử còn khó hơn lên Sao Hỏa.
Video đang HOT
“Ai nhìn vào hình cũng thấy vuông góc rồi nhưng giáo viên lại yêu cầu chứng minh tại sao vuông?”, Trần Võ Tường Vy hài hước thắc mắc. Lê Hồng Thắm đồng tình: “Đã gọi là không gian là không có thật. Xin đừng bắt chúng em phải tưởng tượng ra”. Thôi chấp nhận đi, cuộc sống mà!
Nhân có người cũng muốn xóa sổ môn Thể dục, Thiên Nhã chia sẻ kỷ niệm hài hước của mình. “Đá cầu chuyền qua lưới. Ban đầu cô cho cái lưới. Sau đó cô đã từ bỏ và cho đá qua mức. Cuối cùng cô đã hạ xuống chỉ cần đá dính trái cầu là được”, tài khoản này viết.
“Ơ, thế tụi IT’er như anh thì là người Sao Hỏa à?”, N.Đ Trọng hài hước hỏi.
“Chỉ có định luật ‘Húc’ thôi em. Khi ta húc đầu vào tường thì độ lớn của khối u tỷ lệ thuận với độ kém thông minh của khối óc”. Đừng dại thử nhé, một học sinh không thích môn Vật lý chỉ nói cho vui vậy thôi.
Dân mạng đoán chàng trai này hay mắc lỗi hay bị ghi vào sổ đầu bài nên mới sợ tiết sinh hoạt lớp đến thế.
Nếu xóa sổ hết thì tới trường học gì nữa? Nam sinh thật thà nhất là đây.
“Con nhà người ta” đây rồi chứ ở cần gì kiếm tìm ở đâu cho mệt. Có tài khoản nhận là bạn học của nam sinh trong ảnh còn tiết lộ cậu “cân” cả nửa lớp.
Lời chia sẻ “bắt trend” của chàng trai không phải là thứ dân mạng quan tâm trong bức ảnh này. Họ khen nam sinh có “góc nghiêng thần thánh” và rần rần xin link. Đúng là chỉ cần đẹp trai thì auto chiếm spotlight trong mọi hoàn cảnh.
Ảnh: Yên Lãng Confessions
Theo Zing
Cách ôn thi hiệu quả môn Địa lý
Tháng 12/2018, Bộ GD&ĐT đã sớm công bố đề tham khảo thi THPT quốc gia năm 2019, nhận xét về đề môn thi thành phần môn Địa lí, Thạc sĩ Bùi Nghĩa Hoàng (Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ) - cho biết: đề có mức độ dễ hơn, những câu hỏi khó tập trung vào hai chủ đề Địa lí các ngành kinh tế và vùng kinh tế nước ta.
Cô và trò Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ trong một tiết ôn tập
Cụ thể, thầy Hoàng phân tích: đề tham khảo 2019 của môn Địa lí có mức độ dễ hơn (tỉ lệ mức độ biết và hiểu tăng, vận dụng và vận dụng cao giảm). Trong phần kĩ năng Địa lí, xuất hiện dạng tính toán từ bảng số liệu nhưng không quá khó với học sinh. Các câu hỏi thuộc chủ đề Địa lí tự nhiên Việt Nam đã phần nào giảm độ khó.
Trong tổng số 40 câu, có các mức độ như sau: 13 câu nhận biết, 10 câu thông hiểu, 10 câu vận dụng và 7 câu ở mức độ vận dụng cao. Phần kĩ năng Địa lí có số lượng câu hỏi nhiều nhất, tiếp đến là Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí vùng kinh tế và Địa lí tự nhiên Việt Nam (Địa lí 12).
Năm nay cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2019 có thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ kết quả thi lên khoảng 70%, điểm trung bình môn cả năm lớp 12 giảm còn khoảng 30%, do vậy sẽ gia tăng khả năng trượt tốt nghiệp của học sinh yếu, kém;
Do vậy, để ôn thi hiệu quả, về nội dung ôn thi, theo thầy Nghĩa: Giáo viên và học sinh cần xác định được trọng tâm kiến thức lí thuyết là toàn bộ chương trình Địa lí 12, riêng Địa lí lớp 11 tập trung nhiều hơn vào chủ đề Đông Nam Á (trừ phần đã giảm tải); Rèn luyện các kĩ năng Địa lí như nhận xét bảng số liệu, chọn vẽ biểu đồ, xác định được vị trí, phân bố của đối tượng và mối quan hệ các đối tượng Địa lí trên bản đồ...Đề thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp THPT. Nội dung thi chủ yếu thuộc Địa lí 12, riêng lớp 11 tập trung nhất vào Địa lí khu vực Đông Nam Á.
Về phương pháp ôn tập: Giáo viên cần giúp mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh có phương pháp ôn tập cụ thể và phù hợp, có thể sử dụng sơ đồ tư duy cho từng chủ đề kiến thức, học theo nhóm giúp học sinh hệ thống được kiến thức lí thuyết hiệu quả.
Học sinh cần được rèn luyện bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thử sức qua các đợt khảo sát. Giáo viên giúp học sinh phân tích kết quả và rút kinh nghiệm với những lỗi sai, nhầm lẫn thường gặp.
Đối với học sinh yếu, kém cần hiểu và sử dụng thành thạo Atlat Địa lí Việt Nam, tập trung ôn luyện những kiến thức cơ bản nhất của chương trình. Những học sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học và cao đẳng cần luyện tập những câu hỏi ở mức khó, tập trung ôn luyện những chủ đề Địa lí ngành kinh tế, vùng kinh tế nước ta, kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ.
Giáo viên cần sử dụng câu hỏi, đề thi cho học sinh luyện tập hoặc khảo sát phải được biên soạn công phu, biên tập và chuẩn hóa. Ngoài ra, giáo viên cũng giúp học sinh cập nhật các số liệu, kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội mới.
Trong quá trình ôn tập, học sinh không thể thiếu được sách giáo khoa Địa lí, Atlat Địa lí Việt Nam. Thông qua sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, học sinh thường xuyên bổ sung kiến thức và tự xây dựng tài liệu ôn thi phù hợp với năng lực của bản thân.
Việt Hà
Theo GDTĐ
Sản phẩm của VNEN thế này, chúng tôi phải dạy làm sao? Giáo viên không thể để học sinh yếu quá nhiều. Nhà trường không cần biết học sinh lười học thế nào? Các em học dốt ra sao? Hậu quả này, thầy cô phải gánh chịu. Chấm 45 bài kiểm tra môn Địa lý lớp 6 đã có tới 12 bài đạt từ điểm 0 đến điểm 2, khoảng 10 bài đạt điểm 3,...