Bán một con ốc nhồi giá 500.000 đồng, cung không đủ cầu, cả một làng quê miền Bắc khấm khá từng ngày
Ở xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, Ninh Bình có gần 20 hộ gia đình nuôi ốc nhồi. Với giá bán 70.000 – 100.000 đồng/kg ốc và 300.000 – 500.000 đồng/con giống, cung không đủ cầu nên người dân tại đây trở nên khấm khá.
Hà Nội: Dân buôn rục rịch mua quất Tết, chủ vườn tất bật chuẩn bị nguồn cung
Ở thời điểm Tết Nguyên đán chỉ còn hơn 40 ngày, cũng là lúc thị trường cây cảnh Tết bắt đầu sôi động. Với mặt hàng quất cảnh, dân buôn bắt đầu lựa mua những cây quất có thế ấn tượng, giá cả phải chăng.
Khoảng 3 năm trở lại đây, gần 20 hộ dân ở xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, Ninh Bình trở nên khấm khá hơn nhờ việc nuôi và nhân giống ốc nhồi.
Giá bán ra thị trường dao động từ 70.000 – 100.000 đồng/kg ốc thương phẩm và 300.000 – 500.000 đồng/con ốc giống, cộng thêm nguồn cung không đủ cầu nên nhiều gia đình càng tự tin hơn về đầu ra hàng hóa. Điển hình là gia đình ông Bùi Văn Thiệp (65 tuổi, xã Khánh Tiên).
Ông Thiệp là một trong những người đi đầu về nuôi ốc nhồi. Đến nay, ông Thiệp đã có năm thứ 3 tận dụng ao cá của gia đình để nuôi ốc.
Cận cảnh ốc thương phẩm của gia đình ông Bùi Văn Thiệp (65 tuổi, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Ảnh: Bảo Loan
Ông Thiệp cho biết, nuôi ốc nhồi không cần bỏ quá nhiều vốn, thậm chí là không mất tiền mua thức ăn mà giá trị kinh tế thu được từ ốc nhồi cao. Cứ khoảng 3 tháng là có một lứa ốc xuất thành phẩm. Riêng ốc nhồi giống, ông Thiệp tự tin đang có khoảng hơn chục vạn con.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, ông Thiệp cũng phải “trả giá” ở thời điểm bắt tay vào nuôi ốc chưa áp dụng kỹ thuật. Đó là năm 2019, khi bắt tay vào nuôi mà không áp dụng kỹ thuật nuôi, ông Thiệp đã mất trắng nhưng vẫn không bỏ cuộc.
Sau nhiều lần tìm hiểu khắp nơi về kỹ thuật, về nguồn giống mới, ông Thiệp đã bắt đầu “khởi nghiệp” lại với số lượng rất ít.
Ông Bùi Văn Thiệp là một trong những hộ gia đình đang nuôi thành công ốc nhồi. Theo đó, giá bán thương phẩm dao động từ 70.000 – 100.000 đồng/kg và 300.000 – 500.000 đồng/con ốc giống, cuộc sống gia đình ông Thiệp trở nên khấm khá. Ảnh: Bảo Loan
Rút kinh nghiệm từ lần mắt trắng trước đó, lần thứ 2 nuôi ốc nhồi, ông Thiệp nuôi đến đâu thì nhân giống đến đó. Lứa này đẻ thì nuôi lứa mới rồi tiếp tục “kế gối” lứa sau.
Cứ như vậy, ông Thiệp đã thành công “chinh phục” được việc nuôi ốc nhồi bất kể trời nắng, mưa, nóng hay lạnh. Cũng vì quá hiểu đặc tính ốc, ông Thiệp cũng không ngần ngại chia sẻ bí kíp nuôi, nhân giống ốc với người xung quanh để cùng phát triển.
Video đang HOT
Ông Thiệp cho biết, ốc nhồi đẻ rất nhanh và rất nhiều. Tuy nhiên, người nuôi phải biết ốc rất sợ thời tiết quá nóng, quá lạnh. Do đó, ở thời điểm miền Bắc đang trở lạnh, người nuôi phải điều tiết nguồn nước để đảm bảo nhiệt độ trong ao.
Cận cảnh ốc nhồi thương phẩm của gia đình ông Thiệp.
Hoặc để đảm bảo sự sống cho ốc ở mùa Đông, người nuôi có thể thu gom ốc vào lưới cước đặt bên cạnh bờ, hoặc đưa ốc vào bể nước có mái che để đảm bảo nền nhiệt độ cơ bản cho ốc.
Theo ông Thiệp, nuôi ốc nhồi không tốn kém thức ăn, thậm chí không phải bỏ ra một đồng nào mua thức ăn cho chúng, vì chúng chỉ ăn những loại rau, củ quả, lá cây luôn sẵn có trên vườn hoặc các hàng bán rau ngoài chợ lượm xong bỏ đi đều đưa về thả xuống ao.
Theo ông Thiệp, nuôi ốc nhồi không tốn chi phí, thậm chí không phải bỏ ra một đồng nào mua thức ăn cho chúng, vì ốc chỉ ăn những loại rau, củ quả, lá cây luôn sẵn có trên vườn hoặc các hàng bán rau bỏ đi ở ngoài chợ. Ảnh: Bảo Loan
Tuy nhiên, nguồn nước nuôi ốc phải đảm bảo sạch sẽ, thậm chí, để tránh nước chua chảy từ bờ xuống, người nuôi phải rắc vôi bột ở khu vực quanh bờ để khử chua.
Ông Thiệp phấn khởi: “Nếu người nuôi giữ được ốc nhồi giống thọ qua mùa Đông chắc chắn là thắng lợi. Bởi ốc giống rất đắt, mà nuôi được qua mùa Đông là coi như đã nắm được kỹ thuật cơ bản trong nuôi ốc”.
Nuôi ốc đặc sản, cho ăn toàn thứ bỏ đi, tới nó mùa đẻ cản không kịp, trai làng Long An bán "mỏi cả tay"
Bỏ 7 triệu đồng mua giống ốc bươu đen (ốc nhồi) về nuôi trong ao lót bạt ngoài vườn, anh Lê Minh Đức (xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) tới mùa thu hoạch bán ốc giống, ốc thịt mỗi ngày không dứt.
Hiện, anh Lê Minh Đức (xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) có khoảng 30 vèo lưới, ao lót bạt nuôi ốc bươu đen trong nhà màng. Trại nuôi ốc bươu đen đặc sản này thành lập hơn 1 năm nay.
Anh Lê Minh Đức (xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) trong khu nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi). Ảnh: Trần Đáng
Nuôi ốc bươu đen dày đặc trong vèo lưới
Ở miền Tây Nam Bộ, việc ương, nuôi ốc bươu đen trong vèo không lạ. Tuy nhiên, ương, nuôi dày đặc như kiểu như anh Đức, tôi chưa thấy bao giờ.
Nhớ lại giây phút đầu nhìn thấy ốc bươu đen giống trong vèo của anh Đức, tôi "nổi da gà".
Cả triệu con ốc bươu đen giống đen xẩm, nhỏ bằng đầu ngón tay út lúc nhúc, dày đặc trên mặt vèo. Chỉ cần đưa tay xuống vèo, anh Đức đã hốt được cả nắm ốc bươu đen giống.
Anh Đức chia sẻ, anh nuôi ốc bươu đen chủ yếu học kinh nghiệm từ các mô hình hiệu quả qua Internet. Việc nuôi ốc trong vèo dễ kiểm soát đầu con, hiệu quả đến 80%.
Trước đây, khu đất trại ốc này là đất hoang. Thấy hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ốc tốt, anh Đức đã cho xe vào múc đất thành ao ương, nuôi ốc.
Theo anh Đức, thổ nhưỡng đất vùng biên này nuôi ốc bươu đen đạt năng suất, chất lượng.
Tuy nhiên, cái chính là kỹ thuật nuôi ốc bươu đen dày đặc trong vèo.
Anh Đức cho biết, làm mô hình này, người nuôi phải có nguồn nước sạch. Đồng thời, phải thay nước trong vèo thường xuyên.
Hiện, anh Đức dùng nước giếng để nuôi ốc bươu đen.
Ương, nuôi ốc bươu đen dày đặc trong trại của anh Đức. Ảnh: Trần Đáng
"Ốc bươu đen là loại ốc sống sạch. Vì vậy, ngoài nguồn nước nuôi phải sạch, còn cần thường xuyên khử mùi nước trong vèo bằng men vi sinh", anh Đức chia sẻ.
Không chỉ nguồn nước, thức ăn cho ốc cũng phải sạch. Trong trại nuôi ốc bươu đen của anh Đức, thức ăn chính của ốc là bèo cám.
Trước khi cho ốc ăn, bèo cám được ngâm khử khuẩn bằng thuốc tím.
Theo anh Đức, bèo cám là thức ăn tăng trọng rất nhanh cho ốc. Mỗi ngày, trại ốc này tốn mất một bao bèo cám nặng 50kg.
Anh Đức chia sẻ, ương, nuôi ốc bươu đen ngại nhất là ốc bị bệnh sưng vòi.
Mô hình nuôi ốc bươu đen trong vèo của anh Đức. Ảnh: Trần Đáng
"Gặp tình trạng này tôi dùng thuốc khử khuẩn cho ếch giống để khử khuẩn cho ốc bươu đen. Rất hiệu quả!", anh Đức thổ lộ.
Ốc bươu đen giống nuôi 3 tuần là thu hoạch bán 200 đồng/con.
Hiện, mỗi vèo có khoảng 200.000 con ốc bươu đen giống. Doanh thu mỗi vèo khoảng 40 triệu đồng.
Kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen sống khỏe
Ở xã Mỹ Thạnh Tây, bà con nông dân chủ yếu nuôi và vỗ béo bò thịt. Đây là vật nuôi giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Tuy nhiên, từ khi anh Đức đưa giống ốc bươu đen về nuôi, con ốc này trở thành vật nuôi cho tín hiệu kinh tế rất tốt.
Anh Đức cho biết, vào cao điểm, anh có thể thu vài triệu đồng mỗi ngày nhờ bán trứng ốc bươu đen.
Với ốc giống, sau một năm nuôi, anh Đức bán khoảng 500.000 con giống. Giá ốc bươu đen giống 200-300 đồng/con.
Anh Đức cho biết, trong năm giá ốc thịt khá ổn định. Anh tính, giá ốc bươu đen thịt 30.000 đồng/kg là người nuôi đã có lời.
"Hiện mỗi ngày, tôi bắt 5-7kg ốc thịt cho vợ đi bán ở chợ. Với giá ốc bươu đen 60.000-70.000 đồng/kg, gia đình tôi sống khỏe", anh Đức bộc bạch.
Thời gian qua, nông dân nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) khá yên tâm vỉ giá ốc ổn định. Ảnh Trần Đáng
Anh Đức chia sẻ, ban đầu với vốn 7 triệu đồng mua ốc giống về nuôi, giờ anh có trại ốc giống lên đến cả triệu con.
Càng nuôi, ốc càng sinh sản. Thậm chí, anh Đức cho rằng, với tốc độ bán như hiện nay, anh sẽ bán mãi mà không hết ốc bươu đen trong trại.
Nuôi con đặc sản cho ăn toàn thứ rẻ tiền, nào ngờ trai làng Đắk Nông bắt bán hàng tấn, giàu hẳn lên Qua tìm hiểu trên Internet, Tân (tỉnh Đắk Nông) thấy mô hình nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) đang phát triển ở nhiều vùng miền nhưng còn rất ít ở Tây Nguyên, trong khi nhu cầu về loại thực phẩm này khá lớn. Nguyễn Minh Tân, 20 tuổi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại tỉnh Lâm Đồng,...