Bán mình cứu mẹ chồng
Chị chấp nhận qua lại với hai người đàn ông cốt để có tiền thuốc thang chữa bệnh ung thư phổi cho mẹ chồng.
Chị lấy chồng cùng quê ở Hòa Bình, theo đúng chuẩn từ xưa: “Chồng bộ đội, vợ giáo viên”. Chồng chị đóng quân ở tận vùng núi Ninh Bình. Chị ở nhà với mẹ chồng, nuôi cô con gái nhỏ. Hai vợ chồng cứ nửa năm, hoặc cả năm, mới gặp nhau được một lần. Không chỉ thiếu thốn về tình cảm, chị cũng rất vất vả. Ngoài giờ dạy ở trường, chị còn phải làm ruộng, tăng gia nuôi lợn, chăm mẹ chồng nay ốm mai đau và đứa con nhỏ thơ dại. Thế nhưng trông lúc nào chị cũng rạng rỡ.
Có lẽ, chị đang ở cái tuổi đẹp nhất của người phụ nữ. Đôi mắt lúng liếng, làn da trắng hồng, thân hình đầy đặn. Mỗi lần chị đến trường dạy học, các thầy trong trường ai cũng phải dõi theo với ánh mắt thèm muốn. Thầy hiệu trưởng nhiều lần gọi chị vào phòng trò chuyện rất lâu, dường như “có ý” nhưng chị đều khéo léo thoái thác.
Mẹ chồng chị đột nhiên ho và đau ngực một thời gian dài. Xuống Hà Nội khám thì phát hiện ra ung thư phổi. Người ta nói “họa vô đơn chí” quả không sai. Cùng lúc đó, đàn lợn nhà chị bị mắc bệnh tai xanh, không thể đem bán. Ruộng đất thì mất mùa. Bao nhiêu tai họa cứ giáng xuống. Chồng chị chỉ tạt về thăm nhà giúi cho vợ ít tiền rồi lại vội vã ra đi. Một mình chị vật lộn chống đỡ muôn vàn khó khăn.
Nhà có người ốm bệnh nên tiền của cứ lần lượt đội nón ra đi. Đồng lương bộ đội và giáo viên ít ỏi. Tiêu hết số tiền dành dụm rồi phải bán đồ đạc trong nhà mà vẫn không đủ. Chị héo hắt hẳn đi, gương mặt xanh xao vì lo lắng. Mẹ chồng dường như cũng biết nhà không còn gì nên nhất định không uống thuốc. Nhưng chị vẫn kiên trì chạy vạy khắp nơi, từ họ hàng làng xóm đến đồng nghiệp, dù chẳng được bao nhiêu. Số tiền đi vay cạn kiệt nhanh chóng với những đơn thuốc. Mẹ chồng chị cứ ôm ngực quặn lên với những cơn ho.
Đôi mắt lúng liếng, làn da trắng hồng, thân hình đầy đặn. Mỗi lần chị đến trường dạy học, các thầy trong trường ai cũng phải dõi theo với ánh mắt thèm muốn (Ảnh minh họa).
Rồi bước chân đưa chị đến phòng hiệu trưởng. Khi chị bước vào phòng, hiệu trưởng khẽ cười nhếch mép. Dường như ông ta đã đoán trước chị sẽ đến bởi hoàn cảnh khó khăn của chị đã lan khắp trường. Chị ấp úng định cất lời thì hiệu trưởng bảo chị: “Cô cầm lấy số tiền này đi. Giờ tôi đang bận làm việc”.
Ông ta đẩy chiếc phong bì dày trước mặt ra phía chị rồi cúi xuống đọc tài liệu. Chị hơi chút ngạc nhiên nhưng vẫn tiến đến cầm chiếc phong bì lên, khẽ nói: “Em cảm ơn anh”. “Cô về mua thuốc sớm cho mẹ chồng đi”, ông ta giục. Chị vội vã chào và rời phòng. Chị tưởng rằng ông ta sẽ không dễ dàng đưa tiền cho chị mà phải ra điều kiện nào đó. Nhưng nghĩ kỹ, một người đức cao trọng vọng như ông ta chắc chắn không muốn phải tự mình đề nghị.
Video đang HOT
Chị về nhà mua thuốc cho mẹ chồng, rồi quay trở lại trường. Các đồng nghiệp đều đã về hết, trường vắng tanh. Chị gõ cửa phòng hiệu trưởng. Ông ta ra mở cửa, nhìn chị từ đầu đến chân như ăn tươi nuốt sống.
Kéo chị vào phòng, ông ta với tay vặn ngay chốt cửa. Rồi vừa ôm choàng lấy chị, ông ta vừa thì thào: “Em biết anh chờ ngày này từ rất lâu rồi không?”. Và cứ thế, mỗi lần chị ở lại phòng hiệu trưởng, ông ta lại cho chị ít tiền. Nhưng số tiền đó so với số tiền mua thuốc thì chả thấm vào đâu, và chị cũng không thể đòi hỏi hơn ở ông ta.
Chị tìm cách xoay xở thêm. Chị lại tìm đến lão chủ thầu xây dựng siêu thị ngay gần nhà. Từ lâu lão ta cũng ngấp nghé gạ gẫm chị. Lão ta rất khoái trá khi chị gật đầu. Để tránh tai mắt của người làng, chị đạp xe gần 20km sang huyện bên hẹn với lão chủ thầu. Lão cũng cho chị tiền, và số tiền lại để lo trang trải thuốc thang cho mẹ chồng.
Đêm đêm chị nằm khóc trong xót xa. Ít gì chị cũng là người có học thức, có tư cách giáo viên, vậy mà không khác gì một cô gái bán hoa. Nỗi đau khổ của chị chẳng thể chia sẻ cùng ai, người thân yêu nhất là chồng thì ở mãi nơi xa. Mẹ chồng cũng hơi chút nghi ngờ khi thấy chị có nhiều tiền để mua thuốc, gặng hỏi nhiều lần. Nhưng chị đều lấp liếm là vay của nhà ngoại, dù nhà đẻ chị cũng rất nghèo.
Ngày qua ngày, chị một mình âm thầm chịu đựng qua lại với hai gã đàn ông. Nhưng mẹ chồng chị vẫn không qua khỏi. Tang ma cho mẹ chồng xong, chị đưa con vào Ninh Bình sống để gần nơi chồng công tác. Chị đi như chạy trốn, không thông báo một lời cho người thân, đồng nghiệp. Chị muốn rũ bỏ mọi thứ lại sau lưng thật nhanh. Nhưng chuyện cũ vẫn ám ảnh chị, thỉnh thoảng dội vào lòng chị nỗi đau đớn khôn nguôi.
Theo afamily
Đi tàu phóng sinh trên sông Sài Gòn
"Phóng sanh hóa giải nghiệp chướng, bệnh khổ tiêu trừ, thêm sức khỏe, tăng tuổi thọ, gia đình an vui, hạnh phúc". Cảm ý nghĩa của việc phóng sanh, từ nhiều năm nay, chùa Hương Quang (TPHCM) chủ nhật hàng tuần đều tổ chức 2 chuyến "thả cá giữa dòng sông Sài Gòn".
Theo tâm huyết của đại đức Thích Giác Chỉ, trụ trì chùa Hương Quang (Hẻm C3/26B2, ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM): "Phóng sanh không đơn giản chỉ là thả cá, không đơn giản chỉ là cứu mạng mà phóng sanh chính là nhắc nhớ cho mọi người biết quý trọng mạng sống của muôn loài và biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương con người".
Trên tinh thần ấy, chủ nhật hàng tuần và ngày rằm, mùng 1, chùa tổ chức hai chuyến phóng sanh. Chuyến thứ nhất từ 6-8g30 sáng, chuyến thứ hai từ 9-11g trưa.
Con tàu 500 tấn do Phật tử cúng dường sẽ đưa hơn 2 tấn cá cùng 200 Phật tử bắt đầu hành trình phóng sanh. Khởi hành từ bến sông Bạch Đằng (ngay tượng đức Trần Hưng Đạo), tàu chạy chậm chậm 5km, ra giữa sông và tiến hành thả cá. Bàn thờ Phật trang nghiêm trên tàu cùng bài kinh sám hối, khiến cả tàu có những giây phút tĩnh lặng. Nhắc nhớ mọi người phải tìm đến những việc làm thiện nguyện cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho giới trẻ biết hướng thiện, tăng trưởng lòng từ bi, sống nhân ái, hiếu thảo, chùa cũng tổ chức chương trình phóng sanh dành cho tuổi trẻ từ 10-25 tuổi vào chiều chủ nhật cuối tháng. Việc đăng ký vé lên tàu hoàn toàn miễn phí. Vé được phát tại chùa Hương Giang hàng ngày.
Mời bạn đọc cùng Dân trí tham quan một chuyến phóng sanh trong tháng 1 năm Quý Tỵ này:
Sáng chủ nhật hàng tuần, chùa Hương Quang tổ chức 2 chuyến tàu ra khơi phóng sinh trên sông Sài Gòn. Mỗi chuyến có 150 -200 người tham gia
Trước khi tiến hành phóng sanh, dốc lòng đọc kinh cầu sám hối và cầu bình an
Trì chú trước khi phóng sinh
Mọi người di chuyển theo chiều kim đồng hồ để nhận và thả cá, miệng luôn niệm A Di Đà
Bác Chúc Ân, (đầu bạc), 81 tuổi, hàng tháng đều cùng con cháu đi phóng sanh. Bác coi đó là một cách giáo dục con cháu biết hướng thiện, tạo duyên lành
2 tấn cá được thả trong 2 chuyến tàu trị giá 40-50 triệu đồng được nhà chùa gom mua ngẫu nhiên, không đặt trước.
Cua, ốc cũng được thả trong dịp này
Phóng sinh không chỉ đơn giản là "thả cá". Con cá mà mình còn thương thì cớ sao không yêu thương con người? Vì vậy, phóng sinh còn có ý nghĩa tăng trưởng tình yêu thương nhân loại.
Những ngày chủ nhật phóng sinh đã khởi sự được 6 năm. Con tàu và chi phí mua cá... đều do phật tử tùy hỉ cúng dường.
Theo Dantri
Sao nam Việt đồng loạt tung sản phẩm chào xuân Nếu Hàn Thái Tú quyết định thực hiện một video clip theo phong cách cổ trang thì lâu lắm rồi, người hâm mộ mới thấy ca sĩ Địa Hải tái xuất cùng một album mới. Hàn Thái Tú tung MV cổ trang nói chuyện... nhậu Trong những ngày cuối năm bận rộn, chàng ca sĩ đình đám thuở nào vẫn tranh thủ tung...