Bán máy bay cho Mỹ, Trung Quốc niềm vui chẳng tày gang
Việc xuất khẩu J-7 đến Mỹ là một sự kiện lớn trong lịch sử hàng không Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc kiếm được một lượng ngoại hối. Tuy nhiên Mỹ lựa chọn J-7 Trung Quốc làm quân xanh trong các chiến dịch quân sự…
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Mỹ – Xô, hai nước đối đầu ở nhiều nơi. Từ thập niên 1960, Liên Xô bắt đầu trang bị máy bay chiến đấu siêu âm Mig-21. Loại máy bay này không những có thể không chiến tầm cao, trinh sát mà còn có thể tấn công mặt đất. Đó là loại máy bay chiến đấu thế hệ 3 có tính năng tốt. Sau hàng chục năm, nó không chỉ được trang bị cho Không quân Liên Xô mà còn xuất khẩu đến hơn 50 nước trên thế giới.
Một chiếc máy bay dòng Mig-21 với phù hiệu của Không quân Mỹ.
Trong khi máy bay Mig-21 sản xuất và trang bị số lượng lớn, Không quân Mỹ cũng bắt đầu các máy bay chiến đấu thế hệ 3 như F-4, F-5, nhưng số lượng các nước trang bị Mig-21 quá nhiều nên tạo ra mối uy hiếp thực chất cho an toàn của Mỹ và đồng minh. Nhằm mục tiêu nắm rõ công nghệ và tính năng của Mig-21, Mỹ bắt đầu tìm cách để có được máy bay này. Họ hy vọng có thể tìm ra được chỗ thiếu sót của nó để nhanh chóng giành thắng lợi khi đối đầu.
Lần đầu tiên Mỹ thực sự tiếp xúc với Mig-21 là năm 1966. Khi đó Iraq có một phi công lái máy bay Mig-21 chạy sang Israel. Sự kiện này giúp Mỹ có điều kiện hiểu kỹ càng về Mig-21.
Đến sau thập niên 1980, do quan hệ Mỹ Trung thân mật, hai nước bắt đầu bước vào thời kỳ gọi là 10 năm “trăng mật”. Để đối phó với số lượng Mig-21 quá nhiều trên thế giới, Mỹ bắt đầu tổ chức một phi đội máy bay sử dụng Mig-21 để làm quân xanh. Phi đội này phiên hiệu 4477. Trong khi đó Trung Quốc sản xuất J-7 dựa trên nguyên mẫu Mig-21 của Liên Xô đã đạt được công nghệ và tính năng không khác gì Mig-21. Đặc biệt, năm 1982, Trung Quốc được Anh giúp đã xuất khẩu thành công J-7 đến một số quốc gia. Trong quá trình sử dụng, các nước này đánh giá J-7 khá cao cho nên đã thúc đẩy Mỹ nhập khẩu loại máy bay này.
Các máy bay J-7 Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ gồm có 15 chiếc J-7II và 1 chiếc J-7M. J-7II là phiên bản cải tiến với nắp che cabin mở về phía sau.
Video đang HOT
Nước Mỹ là nước duy nhất ở châu Mỹ trang bị máy bay J-7 và ngược lại J-7 cũng là máy bay chiến đấu duy nhất Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Vì J-7 là một máy bay phát triển trên cơ sở Mig-21, cho dù không mua J-7 từ Trung Quốc, Mỹ cũng có thể mua công nghệ tương tự Mig-21 từ nhiều nước khác.
Để đối phó với số lượng quá nhiều Mig-21, cuối cùng Mỹ chọn nước có quan hệ tương đối hữu hảo thời đó là Trung Quốc để cung cấp các máy bay giả tưởng quân địch. Đó cũng là một lựa chọn thích đáng.
Tuy việc xuất khẩu J-7 đến Mỹ hồi đó là một sự kiện lớn trong lịch sử hàng không Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc kiếm được một lượng ngoại hối. Tuy nhiên Mỹ lựa chọn J-7 Trung Quốc làm quân xanh cũng có thể gọi là một hành động một công đôi việc, không những có thể phát hiện tối đa các thiếu sót trong thiết kế và chiến thuật của Mig-21 mà còn có thể hiểu rõ hơn về tính năng tương quan của J-7 Trung Quốc. Bởi vì Mỹ biết Trung Quốc vẫn là đối thủ tiềm tàng nhất của họ. Do vậy sau khi Liên Xô giải thể, quan hệ Trung Mỹ mau chóng chuyển sang lạnh nhạt. Mà khi đó J-7 lại là máy bay chiến đấu quan trọng nhất của Không quân Trung Quốc. J-7 khi đó đã không còn gì là bí mật trước mắt người Mỹ.
Theo Danviet
Chuyên gia: Trung Quốc đang khoác cái mác 'dân sự' lên siêu thủy phi cơ AG600
Các nhà quan sát cho rằng Thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 trong tương lai sẽ là phương tiện chủ chốt giúp Trung Quốc đẩy mạnh các hành động quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông.
"Các máy bay đổ bộ như AG600 là lựa chọn hoàn hảo để cung cấp nhân-vật lực cho các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng phi pháp trên Biển Đông", chuyên gia Richard Bitzinger tới từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore nhận định. Theo ông Bitzinger, những hòn đảo này sẽ là căn cứ mà từ đó AG600 tham gia vào các cuộc tuần tra tại các vùng biển tranh chấp trong khu vực.
Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (CAIGA) đã mất 8 năm để nghiên cứu và chế tạo AG600 với kích cỡ tương đương một chiếc Boeing 737, trang bị 4 động cơ cánh quạt WJ-6, tầm hoạt động khoảng 4.500 km, đạt tốc độ tối đa vào khoảng 555 km/h, có thể chuyên chở 50 người và hoạt động liên tục trong suốt 12 giờ.
Với trọng lượng cất cánh tối đa là 53,5 tấn, AG600 vượt xa các mẫu thủy phi cơ khác là US-2 của Nhật Bản và Be-200 của Nga với trọng lượng cất cánh chỉ vào khoảng 40 - 45 tấn.
Thủy phi cơ lớn nhất thế giới do Trung Quốc sản xuất đã hoàn thành 3 chuyến bay thử nghiệm. (Ảnh: AVIC)
Theo như lời kỹ sư trưởng của dự án AG600 Hoàng Lĩnh Tài, AG600 có thể thực hiện chuyến bay khứ hồi từ đảo Hải Nam tới bãi ngầm James do Malaysia quản lý (hiện Trung Quốc tuyên bố là điểm cực nam của lãnh thổ nước này), mà không cần tiếp nhiên liệu.
Tầm hoạt động của AG600 cũng cho phép nó thực hiện các chuyến bay thẳng từ các căn cứ quân sự của Trung Quốc tới các đảo mà nước này bồi đắp phi pháp trên Biển Đông. Nguy hiểm hơn, siêu thủy phi cơ này còn có thể hoạt động ở nhiều vùng biển khác nhau trong mọi điều kiện thời tiết.
CAIGA từng khẳng định AG600 được chế tạo với 4 sứ mệnh: tìm kiếm và cứu hộ, cứu hỏa, vận tải và giám sát biển nhưng giới quan sát tin rằng với những thông số trên, Bắc Kinh rõ ràng đang phát triển AG600 cho mục đích quân sự.
Một số chuyên gia cho rằng với mục đích dân sự như tuyên bố, Trung Quốc hoàn toàn có thể cải tiến và nâng cấp các loại máy bay khác đang có trong biên chế. Vì vậy, có thể thấy rõ Bắc Kinh chỉ đang khoác cái mác "dân sự" lên cho AG600.
Theo chuyên san The Diplomat, AG600 có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ như tuần tra tầm xa, chống tàu ngầm và đặt mìn. Ngoài ra, nó còn khả năng đưa hàng hóa, các trang thiết bị tới các tiền đồn trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Chuyên gia Sam Bateman, cố vấn chương trình an ninh hàng hải của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam cho rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng thủy phi cơ lớn nhất thế giới cho mục đích tình báo điện tử và tình báo tín hiệu.
Với những phân tích trên, hầu hết các chuyên gia đều cảnh báo sự xuất hiện của AG600 thêm một lần nữa cho thấy dã tâm của Bắc Kinh trong nỗ lực bành trướng khu vực. Siêu thủy phi cơ này được đánh giá sẽ là công cụ tiếp tay cho các hành động phi pháp của Trung Quốc đã và đang diễn ra trên Biển Đông.
Theo Giáo sư GS Carl Thayer chuyên gia hàng đầu của Australia về Biển Đông tới từ Đại học New South Wales, trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã bắt tay vào một kế hoạch tổng thế để củng cố các tuyên bố chủ quyền mà nước này ngang nhiên khẳng định là không thể chối cãi trên Biển Đông bằng cách bồi lắp trái phép 7 bãi đá tại khu vực quần đảo Trường Sa huộc chủ quyền của Việt Nam, biến chúng trở thành các tiền đồn quân sự .
Bắc Kinh đã xây dựng các đường băng trái phép và hàng chục nhà chứa máy bay có khả năng chứa máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tác chiến điện tử và máy bay tiếp dầu trên không. Cùng với đó là hàng loạt các động thái triển khai các hệ thống phòng không và tên lửa tới vùng biển tranh chấp.
Vị giáo sư Australia cảnh báo rằng với liên tiếp các hành động ngang ngược này, Trung Quốc đang sẵn sàng làm mọi cách để bảo vệ các yêu sách chủ quyền ngang ngược và phi lý của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng nhiều nước, đặc biệt là Mỹ sẽ không để Bắc Kinh "tự tung tự tác" trong khu vực.
(Tổng hợp)
SONG HY
Theo VTC
Myanmar: Rơi cùng lúc 2 chiến đấu cơ Trung Quốc sản xuất, 3 người chết Hôm 16-10, 2 máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất của lực lượng không quân của Myanmar đã bị rơi ở khu vực Magwe, giết chết 2 phi công và 1 cô bé 10 tuổi. Báo The New York Times dẫn lời các quan chức địa phương cho biết 2 máy bay F-7 dường như đều đâm trúng một tháp phát...