Bán mạng cho sòng bạc
Muốn đổi đời, một thanh niên liều mình đánh cược cả mạng sống để có tiền đánh bạc, làm liên lụy cả gia đình
Trung tuần tháng 4 vừa qua, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) công antỉnh An Giang nhận được đơn kêu cứu từ ông Nguyễn Văn Thành (xã Khánh An, huyện An Phú – An Giang) về việc vợ ông đang bị giam lỏng bên Campuchia vì con trai Nguyễn Văn Hồng (SN 1981) mắc nợ bài bạc.
Anh Nguyễn Văn Hồng kể lại những ngày bị giam lỏng ở Campuchia
Hoàn cảnh bi đát
Khi chúng tôi tìm đến, ông Thành cho biết trước đây, gia đình ông thuộc diện giàu có ở địa phương nhờ nuôi cá lóc bông và buôn bán cồn sang Campuchia. Khoảng 7-8 năm nay, công việc làm ăn không còn thuận lợi, kinh tế gia đình rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất. Bản thân ông Thành bị bệnh thần kinh tọa, không làm được gì nặng, chỉ phụ vợ con ủ đậu xanh làm giá để giao lại cho vài người bán ở chợ.
“Thu nhập từ nghề này hẻo lắm. Làm việc từ 11 giờ đêm đến gần sáng mà chỉ được vài ba chục ngàn. Đã vậy, có khi còn bị lỗ vì giá dễ hư. Trong khi đó, mỗi tháng tôi phải đóng lãi cho ngân hàng hơn 1,1 triệu đồng…” – ông Thành than thở.
Video đang HOT
Bà Lâm Thị Sáng (SN 1954, vợ ông Thành) bị cắt bỏ túi mật nhiều năm nay nên sức khỏe yếu dần. Hằng ngày, bà Sáng đi lựa ốc mướn cho một chủ vựa ở gần nhà với thu nhập 20.000-30.000 đồng/ngày. “Bởi vậy, nghe tin thằng Hồng chơi đánh bài thua cả trăm triệu, bị người ta dọa lấy thận của nó, vợ chồng tôi như muốn chết đứng. Biết lấy đâu ra tiền để trả nợ cho nó…?” - bà Sáng buồn bã nhớ lại.
Như con thiêu thân
Đến thời điểm này, anh Hồng đã trở về nhà nhưng vẫn rùng mình kinh sợ mỗi khi nhắc đến những ngày bị giam lỏng trong căn phòng chật chội ở Campuchia. Anh Hồng kể: Thấy hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, anh quyết liều sang bên kia biên giới vay tiền đánh bạc với hy vọng được đổi đời. Anh Hồng được mời lên chiếc taxi “chuyên dụng” để gặp bà chủ casino làm thủ tục vay nợ. Anh được chủ nhân casino ân cần tiếp đón và cho vay 5.000 USD để tham gia đánh bạc.
“Không ván nào tôi được thắng. Họ cho tôi vay thêm 4.000 USD chỉ với điều kiện ký tên vào giấy xác nhận có vay nợ. Họ nói cứ chơi thoải mái, khi nào thắng chỉ cần chi cho bà chủ sòng bạc 10% hoa hồng và 25% tiền cái nước (tiền lãi – PV)” – anh Hồng kể.
Sau khi mất trắng thêm 4.000 USD, anh Hồng có ý định bán mạng mình cho bà chủ sòng bạc để giải quyết phần nợ đã vay, nếu còn dư chút ít sẽ gửi về cho gia đình. Ngay sau đó, anh bị giam lỏng. Theo lời anh Hồng, ở đó anh nhìn thấy nhiều người cùng cảnh ngộ. Trong số đó, có người bị hành hạ dã man vì không nghe lời hoặc cố tình né tránh việc cung cấp số điện thoại của người thân.
“Đám nhân viên canh giữ phòng giam này thường hăm dọa: “Nếu gia đình tụi bây không đem tiền qua trả nợ, thanh niên bị mổ bụng lấy nội tạng bán sang Trung Quốc, phụ nữ được đưa vào động bán dâm” – anh Hồng nhớ lại.
Cuối tháng 4, bà Sáng nhận được điện thoại yêu cầu mang tiền sang trả nợ cho con trai. Vay được 40 triệu đồng, bà lên đường qua Campuchia nhưng chưa đến nơi đã bị bắt đưa về giam chung với anh Hồng.
Những ngày sau đó, bọn chúng điện thoại cho ông Thành yêu cầu lo thêm 60 triệu đồng nữa nếu không muốn mất cả vợ lẫn con. Hết cách, ông Thành gửi đơn cầu cứu công an. PC45 Công an tỉnh An Giang đã giải cứu mẹ con anh Hồng, đưa về nước an toàn.
Theo Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 người qua lại khu vực biên giới giáp với Campuchia để tham gia đánh bạc. Hiện các khu vực giáp ranh này có đến 30 casino và 14 trường gà hoạt động. Trong số những người bị giam để chuộc mạng, có người bị chặt tay, cắt tai gửi về Việt Nam để buộc người thân mang tiền qua chuộc.
Theo vietbao
Tâm thư của vợ thủy thủ Vinashinlines: Chờ một chữ Tình!
Kính gửi các vị có trách nhiệm của Vinashinlines! Tôi là vợ của một thuyền viên trên tàu Hoa Sen, xin gửi tới các vị lá tâm thư này với ước muốn tha thiết kính mong các ngài dù chỉ một lần, xin thấu hiểu cho nỗi lòng của những người làm vợ như tôi.
(minh họa: Vũ Toản)
Gia đình tôi rất khó khăn. Tôi hiện là giáo viên hợp đồng của trường, thu nhập vỏn vẹn 2 triệu đồng đ/tháng (tiền dạy thêm, không có lương). Chồng tôi phải đi làm xa khi tôi đang mang bầu cháu đầu lòng, với hy vọng rằng sẽ có tiền trang trải cho chí phí sinh con và nuôi con sau này.
Vậy mà từ khi chồng tôi đi làm tới nay (tháng1/2012 đến tháng 5/2013), công ty chỉ trả duy nhất một tháng lương (trong hợp đồng lao động của chồng tôi có ghi là công ty chỉ nợ 3 tháng lương đầu...?) Vậy chúng tôi đi làm mong đợi gì đây? Mọi chi phí cuộc sống, nuôi con, rồi những lúc con ốm, bố mẹ già đau ốm...??? Thật quá vất vả cho tôi!
Còn chồng tôi, hiện tại môi trường lao động, sinh hoạt cũng đang phải chịu cảnh chẳng khác tù giam lỏng: biệt lập thông tin, ngày ngày trông đợi vào tiền sinh hoạt phí của công ty chẳng khác gì ăn xin. Còn nỗi khổ nào hơn nỗi khổ xa nhà, xa gia đình, chưa biết mặt con, không thể chăm nom bố mẹ già...
Cuộc sống thời bình mà với những người như chúng tôi có khác gì thời chiến. Ngày ngày, giờ giờ mong đợi những lời hứa của các ngài thành hiện thực. Cuộc sống của chồng tôi là thế đấy. Rồi mỗi lần dự báo thời tiết có mưa bão, tôi lại lo lắng cho sự an toàn của chồng tôi. Bạn tôi, em tôi đã mất khi đang làm việc trên tàu. Và giờ đây, liệu tôi có lo xa quá không khi tình hình trên biển đang phức tạp...???
Tôi rất sợ một điều gì đó...Cuộc sống thật bấp bênh...! Kính mong các ngài lưu tâm sát sao hơn. Giờ mối quan tâm duy nhất của tôi là các ngài hãy giải quyết nhanh cho chồng tôi về Việt Nam. Còn lương các ngài có trả hay không thì tuỳ các ngài. Tôi chỉ mong chồng tôi an toàn trở về. Vậy là đủ.
Tôi tha thiết kính mong các ngài dù chỉ một lần, xin thấu hiểu cho nỗi lòng của những người làm vợ như tôi. Kính mong nhận được và thấy được "cái Tình" từ các ngài! Kính thư!
Huong Pham: thaohuong.pham999@gmail.com
Theo Dantri
Lao động chui ở Nga (kỳ 4): Làm quen với những trận "càn" ứ tưởng sang Nga sẽ đổi đời, nhưng bên cạnh việc phải lao động như khổ sai, người công nhân còn phải đối mặt với những trận "càn" của công an Nga. Làm quen với các trận "càn" của công an Nga Hơn 400 lao động chui bị công an Nga tập trung chờ xử lý Hồi tôi sang là giữa tháng 11/2010,...