Bàn luận về đàn bà và con trẻ
Lắm lúc người ta bài bác việc dạy con trẻ và đàn bà bằng đòn roi, không sai, nhưng với nhiều người là chưa hoàn toàn đúng hẳn.
Kỷ luật sắt và hà khắc nó cũng có mặt tích cực của nó. Thường thì những đứa trẻ được giáo dục bằng quân luật lớn lên, thái độ sống của chúng trước những cám dỗ, trước những bước ngoặt lớn của cuộc đời khác hẳn với những đứa trẻ được bao bọc, được mơn trớn, được dung túng từ bé.
Đôi lúc cũng phải có những biện pháp cứng rắn với con trẻ. Một vài roi phết vào đít cũng chẳng hề hấn gì. Chỉ có tính chất răn đe mạnh mẽ và hằn sâu vào trí nhớ của trẻ, để những lần sau, trước những cám dỗ xấu, và lớn lên, trước những khúc cua, những ngã rẽ, những đoạn đời cần tăng tốc, chúng sẽ có thói quen suy tính thiệt hơn.
Thói quen đó được hình thành từ bé. Roi vọt chính là những người lính gác nghiêm khắc trong tâm trí, lặng lẽ thôi nhưng làm tròn trọng trách, và những đứa trẻ cảm giác phải tuân thủ nếu không muốn ăn đòn.
Hình minh họa.
Tôi có hai người anh, hai tính nết khác hẳn nhau. Một anh cực quân phiệt, vợ con vớ vẩn cho ăn táng luôn. Tôi vẫn nói với anh, chẳng có gì xấu xa hơn một người đàn ông đánh vợ.
Anh bảo, cô thì biết gì, đàn bà và trẻ con, nếu không được dạy dỗ cẩn thận, nó trèo lên cổ mình luôn. Và anh làm đúng những gì anh nói. Vợ con anh cứ y một phép, nhưng đằng sau cái ấm ức vì cái tính gia trưởng bảo thủ đến hà khắc của anh, tôi lại thấy gia đình anh đầm ấm và trật tự.
Chị luôn nền nã nhẫn nhịn, lúc nào cũng chu đáo mọi điều và rất yêu anh. Thì ra đằng sau những cơn nóng giận của anh, chị và con cái nhận ra tình yêu thương anh dành cho họ và tất cả cho gia đình. Họ tuân thủ anh, yêu thương và kính trọng.
Còn anh thứ hai, tính nết ngược lại, đôi lúc tôi cũng thấy nản với cái thói rằm cũng ư, mười tư cũng gật của anh. Anh không quân phiệt thì lại vướng vào ba phải. Một gia đình, người đàn ông lãnh đạo về chính trị là tốt nhất.
Video đang HOT
Đường lối của đàn ông mạch lạc và khách quan, đàn bà làm chính trị trong gia đình, nếu gặp phải người chí hướng tầm thường, đi đứt một đế chế và kéo theo cả những đứa con mình. Chúng giống y mẹ, bon chen, hẹp hòi và thiển cận.
Đôi lúc cái nhu nhược, liến phiến không quyết đoán của người đàn ông du di cho cái mầm mống ích kỉ thiện cận đàn bà phát triển. Không uốn nắn kịp thời nó thành gốc rễ và thành tiềm thức khó cởi bỏ.
Tôi luôn đứng về phía những người đàn bà, nhưng không bao giờ bao che cho thói nanh nọc, ích kỉ, dạy con một cách ấu trĩ, thương yêu vô lối của đàn bà. Với tôi, thương yêu là phải giáo huấn một cách tích cực, vớ vẩn là cho ăn đòn. Không nói nhiều.
Tôi cũng có những tháng năm nuôi con một mình, nhận thấy mình làm đúng thì ít, sai thì nhiều. Thật ra tất cả những người đàn bà, nếu tình yêu của họ chỉ dành trọn vẹn cho những đứa con, bao giờ sự phân phối tình yêu thương ấy cũng bị lệch.
Tức là họ cho con quá nhiều yêu thương, họ muốn dành tất cả vất vả lo toan về mình, điều ấy không sai. Nhưng tất cả các đứa trẻ, hình thể phát triển thì cũng cần phải cho lý trí chúng phát triển theo. Tức là ta để cho các con ta tự lớn, tự hành động, tự tư duy, bạn đừng làm cho chúng quá nhiều.
Tôi đã từng lau nước mắt, chườm những vết thương do chồng đánh cho nhiều phụ nữ. Căm phẫn và khinh bỉ bọn đàn ông thô bỉ là điều không tránh khỏi. Nhưng đôi lúc, tôi thấy cũng cần dăm ba cái bạt tai, hoặc mạnh mẽ hơn nữa cho một số đàn bà “Thật”.
Có những người đàn bà thật sự không thể chịu nổi. Nếu muốn kìm hãm những thái quá của họ, có lẽ cần mạnh dạn và cương quyết hơn trong cách giải quyết vấn đề để uốn nắn họ vào quĩ đạo đúng.
Không phải tất cả những người đàn bà đều đáng được đối xử bằng hoa hồng và tình yêu đâu các bạn ạ.
Cuộc sống muôn màu, không có ai là hoàn toàn đúng cả, cũng không có ai là sai hoặc xấu cả, tất cả chỉ do cách nhìn nhận và đánh giá của mỗi người.
Mỗi người đàn bà, mỗi đứa trẻ lại cần thương yêu và uốn nắn theo một cách khác nhau. Nói chung, sự tử tế và hiểu biết thì người đàn ông sẽ biết cách yêu thương và hành xử với tình yêu của mình một cách thông minh nhất.
Ngẫn
Mẹ mất, ai cũng tranh giành tài sản, chỉ có một người khóc thương
Người tính không bằng trời tính, hai cô cậu cả tham lam cuối cùng trắng tay. Chỉ thương cho cậu út, cô ba nhường nhịn đến cuối đời, mất anh, mất chị chỉ vì tiền bạc. Cô cả, cậu hai tuyên bố từ mặt cô ba, cậu út từ đó.
ảnh minh họa
Người ta nói "một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ", câu nói này thật đúng với gia đình bà Phượng. Bà Phượng sinh được 4 người con, 2 trai, 2 gái có nếp có tẻ, chỉ có điều số bà hẩm hiu, chồng mất sớm, để lại 4 đứa con nheo nhóc cho một mình bà. Ngày ông nhà bỏ bà ra đi chỉ để lại cho bà một căn nhà cấp 4 siêu vẹo, một quán phở nhỏ xíu qua ngày, 4 đứa con thơ và vài mảnh ruộng.
Tần tảo, lam lũ nuôi con cái, bà được mọi người trong làng giúp đỡ nhiều vì người ta thương bà chịu khó, vất vả, nhọc nhằn vì đông con, lại không có gia đình, họ hàng gần bên. 2 ông bà là dân tỉnh lạ di tản đến đây sinh sống.
Rồi thì &'trời sinh voi ắt sinh cỏ', với gần 3 sào ruộng, cùng quán phở, bún riêu nhỏ bà cũng nuôi lớn các con từng ngày. Khi ông nhà mất bà Phượng con trẻ, xinh đẹp nức tiếng, nhiều người đàn ông trong làng mê bà lắm, có ý muốn đến ở đỡ đần mẹ con bà nhưng bà nhất quyết không đồng ý vì sợ đi bước nữa biết đâu khổ các con.
Năm đứa lớn 15 tuổi, đứa nhỏ nhất 7 tuổi, bà Phượng quyết định bán hết ruộng, bán luôn cái quán nhỏ phía trước đường lớn, chỉ để lại căn nhà cấp 4 siêu vẹo nơi hai vợ chồng bà trước kia vui buồn có nhau. Rồi bà dắt díu 4 đứa con lên thành phố lập nghiệp.
Ban đầu bà thuê một tiệm nhỏ gần trường học của các con, căn tiệm tuy nhỏ nhưng cũng đủ để bà kinh doanh món phở, bún gia truyền và tiện làm nhà ở cho 4 mẹ con. Kể ra thì cũng hơi chật chội, 4 mẹ con chen chúc nhau trên gác xép, còn bên dưới để bày biện bàn ghế cho khách.
Khi bà Phượng mất cô cả, cậu hai chỉ nhăm nhăm tranh giành tài sản (Ảnh minh họa).
Ở thành phố đúng là dễ kiếm tiền hơn, thực phẩm bà nhập tận gốc ở quê vừa sạch, vừa rẻ vì thế bà cũng bán rẻ hơn các quán khác vài nghìn/bát... quán bà đông khách lắm. Nhân viên phục vụ của quán bà là 4 đứa con nhỏ. Tận dụng đến thế nên tiền bán hàng không phải mất đi đâu.
Hơn 2 năm sau bà quyết định mở rộng mặt bằng, thuê hẳn địa điểm rộng để kinh doanh, lần này bà có thuê thêm 1 cô nhân viên vì còn để dành thời gian cho các con tập trung học. Ngày bé các con còn quấn quýt mẹ, ấy vậy mà khi lớn gần như 2 đứa con cả của bà ngày càng xa lánh, chúng không còn tíu tít với mẹ nữa, thậm chí đứa đầu còn ăn diện, chơi bời lười làm hơn hẳn. Bà Phượng lo lắng lắm, nhưng cũng vì bận làm ăn nên bà không thể quản lý các con nhiều hơn.
10 năm sau, cửa tiệm của bà phát triển thành nhà hàng lớn, suốt hơn chục năm qua chưa bao giờ đi xuống, việc kinh doanh của bà lúc nào cũng tốt, vì thế kinh tế gia đình bà cũng gọi là tạm ổn. Đứa con gái đầu và cậu con trai thứ 2 đã lập gia đình riêng. Đứa con gái đầu lấy chồng có điều kiện nên bà không phải lo đất cát, nhà cửa, còn cậu con trai thứ 2 thì được bà mua cho một căn chung cư hơn 80 m2. Còn hai đứa út vẫn đang học đại học.
Đứa con gái thứ 3 của bà vốn yếu ớt, nhiều bệnh nên bà chỉ cho đi học để cho nó đỡ buồn, còn đâu bà thừa hiểu nó chẳng làm được gì, thậm chí bác sĩ còn nói nó không thể sống lâu được, vì thế bà chỉ mong mình sống thật khỏe để lo cho cô ba. Còn cậu út là đứa con bà yêu thương nhất, vừa hiếu thuận, tính thình thuần không tranh giành, so đo như anh chị cả.
Số phận không may, bà Phượng bị cảm đột ngột ra đi, không một lời trăn trối với các con. Tưởng đâu đông con nhiều cháu ra đi sẽ mát mặt, nhưng số bà Phượng đến khổ, đến khi ra đi mới biết lòng con cái. 2 đứa đầu chỉ nhăm nhăm tranh cướp tài sản, đứa thứ 3 thì ốm yếu chẳng màng, chỉ còn duy nhất cậu út là lăm lăm bên linh cữu mẹ.
Chỉ có cậu Út là khóc thương cho mẹ (Ảnh minh họa).
Cô con gái đầu yêu cầu được sở hữu ngôi nhà lớn vì "Chú có chung cư mẹ mua, cái 3 nó chả sống được bao lâu, còn thằng út nó còn trẻ khỏe, nó học xong nó tự kiếm được tiền. Tôi sớm tối vất vả, trước các cô chú còn nhỏ mình tôi giúp mẹ gây dựng cơ nghiệp, nay tôi phải được căn nhà này để sau này còn cho cu Tít nó ở...". Giàu như cô chị cả mà còn tham lam thì khó nói rồi. Đến cậu thứ 2, không tranh giành nhà nữa cậu đòi ôm trọn cả nhà hàng, cũng một lý do như cô chị. Té ran gay từ đầu chỉ cso 2 cô cậu tranh giành với nhau, còn cô 3, cậu út im thít không hề đả động đến tài sản.
Bác trưởng khu phố vừa dứt lời, hai cô câu cả hai đã nhao nhao lên phản đối, rồi rùm beng, om tỏi lên. Cho đến khi ông trưởng khu phố lớn giọng "Chúng mày ác lắm, là con cái mà mẹ chưa xanh cỏ đã lo tranh giành, bác thấy mẹ mày làm thế đúng lắm, cho hai đứa bay phí của. Để cho những đứa có lương tâm như thằng út con ba ý. Giờ bác không tranh cãi với mấy đứa, có giấy trắng mực đen, bản di chúc có chữ ký, dấu xác nhận cứ thế mà làm".
Vậy là người tính không bằng trời tính, hai cô cậu cả tham lam cuối cùng trắng tay. Chỉ thương cho cậu út, cô ba nhường nhịn đến cuối đời, mất anh, mất chị chỉ vì tiền bạc. Cô cả, cậu hai tuyên bố từ mặt cô ba, cậu út từ đó.
Theo ĐSPL
Này cô gái, em còn trẻ, sao em lại 'ngại yêu'? Em có biết một trong những thứ làm thanh xuân của con người ta trở nên đáng giá là gì không? Đó là tình yêu... Cứ yêu đi cô gái! Yêu như chưa bao giờ được yêu để em cảm thấy tuổi 20 của mình thật đẹp..! Người ta vẫn nói tình yêu của tuổi 20 và tuổi 30 khác nhau rất nhiều....