Bấn loạn sóng dữ, dân Việt lo phòng thủ túi tiền
Những cơn sóng bất thường của chứng khoán cuốn bay hàng tỷ USD, vàng đột ngột tăng giá mạnh, USD đi lên… đã khiến nhiều người dân thận trọng hơn để lo giữ túi tiền của mình.
Các thị trường trồi sụt mạnh
Hai ngày nay, giá vàng trong nước bất ngờ tăng dựng ngược do sức cầu mặt hàng này ở một số khu vực tăng mạnh. Trong khi giá vàng thế giới không có nhiều biến động và đang đứng ở mức cao 1.300 USD/ounce.
Sáng 15/5, giá vàng trong nước tăng thêm 300.000 đồng/lượng sau khi đã tăng dựng ngược gần 1 triệu đồng/lượng chiều phiên liền trước và đang hướng tới ngưỡng 37 triệu đồng/lượng sau một thời gian dài quanh mốc 35,5 triệu đồng.
Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới giãn rộng thêm cả triệu đồng/lượng lên mức khoảng 3,5 triệu đồng do các DN kinh doanh vàng trong vài ngày qua luôn nâng giá bán ra với tốc độ cao hơn so với giá mua vào.
Nếu tính theo mức tăng giá trong nước thì tài sản của người dân nằm ở vàng (ước tính khoảng 500-1.000 tấn) có giá trị tăng thêm từ 0,8-1,6 tỷ USD. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, khi giá thế giới không biến động cò nghĩa người Việt đang mất đi số tiền tương ứng để mua sự an tâm với vàng.
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng dựng ngược do sức cầu mặt hàng này ở một số khu vực tăng mạnh
Trong khi đó, TTCK tụt giảm, USD tăng giá trong những ngày gần đây khiến túi tiền của nhiều người tụt giảm nghiêm trọng.
Phiên giao dịch 8/5, chứng khoán đã giảm mạnh nhất trong lịch sử với cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index rớt trên dưới 6%, tương đương hơn 3 tỷ USD. Chưa dừng ở đó, sau 1 phiên lấy lại được 30% số mất mát trong phiên lịch sử, TTCK sáng 12/5 lại bốc hơi khoảng 2,5 tỷ USD.
Cùng với xu hướng điều chỉnh giảm trước đó, trong khoảng 6 tuần qua, TTCK đã bị quét bay gần chục tỷ USD.
Video đang HOT
Hiện tượng tháo chạy trên TTCK được nhiều CTCK đánh giá là do nhiều ảnh hưởng ảnh hưởng từ các diễn biến thời sự gần đây. Cùng với sự sụt giảm của thị trường, rất nhiều đại gia mất hàng nghìn tỷ đồng như ông Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Đoàn Nguyên Đức… Nhiều DN mất cả nghìn tỷ đồng vốn hóa như MSN, VNM, VIC, HSG, HPG, HAG…
Sự suy giảm của lãi suất trên thị trường NH cũng khiến cho túi tiền của người dân bị ảnh hưởng và nhiều NH cũng chứng kiến tổng tài sản sụt giảm mạnh như Vietcombank giảm gần 23 nghìn tỷ đồng trong quý I/2014, SHB giảm gần 16 nghìn tỷ…
Tuy nhiên, việc nhiều cổ phiếu xuống mức thấp nhất trong 52 tuần qua cũng khiến hoạt động bắt đáy mua vào diễn ra khá mạnh. Trong khi đó, vàng tăng giá cũng khiến một số người quyết định bán vàng khi thấy giá ở mức cao nhất trong nhiều tháng qua. Dòng tiền cũng được kỳ vọng chảy nhiều hơn vào sản xuất.
Cơ hội kiếm lời cho người bản lĩnh
Hiện tượng vàng trong nước tăng giá mạnh hơn thế giới được đánh giá có một phần lý do từ tâm lý muốn mua vàng để bảo vệ tài sản của một bộ phận người có tiền nhưng chưa kiếm được kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh chứng khoán giảm mạnh, lãi suất NH thấp còn BĐS trầm lắng.
Hiện tượng tháo chạy trên TTCK được nhiều CTCK đánh giá là do nhiều ảnh hưởng ảnh hưởng từ các diễn biến thời sự gần đây
Trên thực tế, khả năng vàng trong nước tăng giá và chênh lệch với vàng thế giới tăng cao đã được nhiều NĐT dự đoán. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường vàng không đồng nhịp với những diễn biến trong khu vực. Thống kê của các DN kinh vàng cho thấy, sức cầu khá mạnh ở khu vực miền Nam nhưng ngoài Bắc tình hình khá ổn, chênh lệch mua-bán là có nhưng không mất cân bằng. Việc niêm yết giá có phần theo xu hướng của miền Nam.
Đánh giá về hiện tượng thị trường vàng tại khu vực miền Bắc không sốt nóng như đã từng xảy ra trong nhiều lần trong các năm trước đó, đại diện một DN kinh doanh vàng tại Hà Nội cho biết, là do vàng trong hơn một năm qua không còn thực sự hấp dẫn với giới đầu tư. Vàng thế giới đang trong xu hướng giảm giá sau hơn 10 năm tăng mạnh liên tục. Giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới khá nhiều nên khả năng tăng mạnh là rất thấp.
Trong phiên giao dịch ngày 14/5, giá vàng thế giới đã tăng gần 1% mà nguyên nhân được đánh giá chủ yếu là do căng thẳng tại Ukraine leo thang sau khi những người ủng hộ ly khai thân Nga tại miền đông bắn chết 7 binh sĩ Ukraine trong một cuộc phục kích đẩy nước này gần bên bờ vực nội chiến. Theo các chuyên gia, cuộc xung đột tại Ukraine khiến nhu cầu đối với vàng hồi phục sau khi mặt hàng này giảm giá 28% trong năm 2013.
Tỷ giá USD cũng được dự báo sẽ không có biến động mạnh. NHNN gần đây cho biết chưa điều chỉnh tỷ giá USD dù có thực trạng USD thời gian gần đây dâng cao. Việc ổn định tỷ giá luôn là ưu tiên của thống đốc Nguyễn Văn Bình kể trong nhiều năm qua.
Còn về TTCK, hiện tượng cổ phiếu giảm giá mạnh cũng có nhiều lý do như các DN còn khó khăn, tình hình vĩ mô chưa được cải thiện nhiều và quan trọng hơn là TTCK đã tăng nhiều trong 3 tháng đầu năm. Việc điều chỉnh giảm có lẽ là không tránh khỏi. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại đang chảy vào đều đặn với nhiều phiên mua ròng hàng trăm tỷ đồng cho thấy cổ phiếu giá thấp đang hấp dẫn các quỹ đầu tư. Nhiều NĐT trong nước cũng có xu hướng tìm kiếm cơ hội trong khủng hoảng.
Nói chung, các thị trường tài sản trong nước cũng như trên thế giới chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Diễn biến nhiều khi rất phức tạp và nhiều khi cảm tính lớn hơn là dựa trên các con số. Thị trường có tăng, ắt có giảm và ngược lại. Nhiều NĐT có thể còn phải trải qua nhiều cảm xúc như tiếc nuối hay thót tim trong thời gian tới.
Theo Mạnh Hà
VEF
Căn hộ "vừa túi tiền" đang làm nóng thị trường
Đầu tuần này, Xí nghiệp Xây dựng số 1 Lai Châu chính thức mở bán căn hộ tại dự án chung cư VP6 Linh Đàm.
Thế nhưng, trước đó cả tháng trời, thông tin về dự án này đã khá "hot" trên các diễn đàn mua bán nhà đất và cả trong giới đầu tư.
Lý do cốt yếu khiến dự án này trở nên đắt hàng là bởi mức giá chủ đầu tư công bố chỉ 15 triệu đồng/m2, trong khi cùng vị trí này, một số dự án khác được chủ đầu tư rao bán với giá từ 20 -25 triệu đồng/m2.
Thị trường chung cư tại Hà Nội dường như đang nóng lên vượt ngoài dự báo và kỳ vọng của giới đầu tư, khi phân khúc căn hộ có giá trung bình đang được nhiều khách hàng tìm kiếm.
Trên thực tế, phân khúc nhà ở giá rẻ và trung bình vẫn giữ được thanh khoản ở mức nhất định trong suốt một thời gian dài thị trường khó khăn. Tuy nhiên, việc người dân tỏ ra quan tâm thái quá tới một vài dự án cá biệt thì chỉ đến thời điểm này mới bắt đầu tái xuất sau "hiện tượng Nam Cường" hơn ba năm về trước.
Trở lại với VP6 Linh Đàm. Bằng cách bán hàng "riêng có" của mình, tức bán trọn lô hàng chục căn hộ cho các sàn giao dịch bất động sản khác, nên các khách hàng riêng lẻ, để mua được căn hộ tại VP6 Linh Đàm phải trả một mức tiền chênh không hề nhỏ, từ 100 - 200 triệu đồng/căn, tùy vị trí, số tầng.
Điều đáng nói, việc phải trả tiền chênh đối với các dự án của đại gia Lê Thanh Thản không còn quá xa lạ với khách hàng. Song mức chênh lên tới hàng tram triệu đồng ngay trong ngày đầu mở bán là chuyện "chưa từng xảy ra".
Trước đó, các dự án khác của ông Thản như Đại Thanh, Kim Văn - Kim Lũ..., khách hàng chỉ phải trả chệnh 20 - 30 triệu đồng là có thể sở hữu tờ giấy được quyền mua căn hộ.
Theo lý giải của ông Vũ Mạnh Cường, giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại Hoàng Mai, sở dĩ căn hộ VP6 Linh Đàm sốt ngoài mức dự báo là do nhu cầu thực của người dân tăng lên khá cao. Trên thực tế, số căn hộ mà doanh nghiệp này ôm vào đã được bán ngay cho hầu hết các khách hàng mua ở thực, tức là họ sẵn sang nộp tiền ngay cho chủ đầu tư, chứ không giữ lại để mua bán trao tay nhằm kiếm lời như trước đây.
Nhưng theo khảo sát của VnEconomy, trong vòng một vài tháng trở lại đây, không chỉ dự án của ông Thản gây được sự chú ý từ khách hàng.
Một số dự án có vị trí tương đối gần khu trung tâm, mức giá từ 15 - 21 triệu đồng/m2 đều có được thanh khoản tốt. Điển hình như dự án CT1 Trung Văn nằm trên đường Đỗ Đức Dục kéo dài, thuộc Nam Từ Liêm của Vinaconex 3 cũng thu hút khá đông những người có nhu cầu mua nhà để ở.
Đại diện Vinaconex 3 cho biết, trong số các dự án của đơn vị này thì CT1 Trung Văn có được thanh khoản tốt nhất nhờ vào thiết kế tất cả các căn hộ đều hai mặt thoáng và đặc biệt là mức giá và diện tích mỗi căn hộ đều ở mức hợp lý với khả năng tài chính của nhiều khách hàng. Còn lại những dự án có diện tích lớn và tiêu chuẩn cao cấp đều có lượng giao dịch không đáng kể.
"Chỉ cần một khoản tiền trên dưới 1,5 tỷ đồng là khách hàng đã có thể sở hữu một căn hộ tại CT1 Trung Văn. Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi giảm mạnh, số khách hàng mua căn hộ tại dự án chúng tôi cho mục đích đầu tư, cho thuê lại cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể", đại diện Vinaconex 3 cho hay.
Cũng theo đại diện chủ đầu tư dự án này, thanh khoản của CT1 Trung Văn chỉ được cải thiện sau khi thành phố Hà Nội cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chia nhỏ những căn có diện tích từ 145 - 290 m2 thành những căn có diện tích từ 70 - 90 m2 phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng. Kết quả là dự án này đã tăng thêm được 132 căn hộ, giúp lượng giao dịch cũng tăng mạnh theo.
Ngoài ra, một số dự án chung cư khác có mức giá vừa phải cũng có được tính thanh khoản đáng kể, giúp chủ đầu tư phần nào giải quyết được lượng căn hộ ứ đọng trong suốt thời gian dài trước đó, như dự án CT12A Tân Tây Đô, dự án chung cư Viện 103 hay dự án HP Land Mark, CT Number One...
Thống kê của Bộ Xây dựng hồi cuối tháng 4 nêu, trong 4 tháng đầu năm 2014, lượng giao dịch căn hộ tại Hà Nội đã tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong đó phần lớn là phân khúc nhà ở có mức giá trung bình, dưới 20 triệu đồng/m2.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam mới đây cũng xác nhận, gần đây ông bận rộn hơn khi liên tiếp nhận được nhiều cuộc điện thoại để "cậy nhờ", giới thiệu cho người thân, bạn bè khi họ tìm mua căn hộ có mức giá vừa phải, phục vụ nhu cầu để ở thiết thực.
Theo VnEconomy
8 người giàu nhất TTCK Việt Nam kiếm 1.400 tỷ đồng trong vài giờ Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán đang có những phiên giao dịch đầy hứng khởi với đà tăng 11 phiên liên tiếp của chỉ số VN-Index đang mang lại khoản sinh lợi đáng kể cho những người giàu nhất TTCK Việt. Thị trường chứng khoán đang có những phiên giao dịch bùng nổ về điểm số trước Tết Nguyên...