Bản làng xinh đẹp của người H’Mông dưới chân núi Hoàng Liên Sơn
Lào Cai – Bản Cát Cát của người H’Mông nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên. Đây là một trong những ngôi làng đẹp nhất vùng Tây Bắc.
Cát Cát là bản của dân tộc H’Mông ở xã Hoàng Liên (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) hình thành từ giữa thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho giới quan chức. Ảnh: An Vi
Hiện nay, bản Cát Cát là nơi sinh sống của gần 80 hộ dân người H’Mông sinh sống dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa bản. Một số căn nhà nằm rải rác trên các sườn núi. Ảnh: An Vi
Tuy có địa hình hiểm trở, bản Cát Cát lại sở hữu những tiềm năng vô cùng phong phú, trở thành điểm nhấn của du lịch Sa Pa. Ảnh: An Vi
Ông Mã A Câu – Trưởng bản Cát Cát chia sẻ: “Với lợi thế về tiềm năng du lịch, đồng bào H’Mông trong bản tham gia làm hướng dẫn viên và trực tiếp tổ chức các dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu khám phá của du khách. Nhờ đó, cuộc sống của bà con đổi thay từng ngày”. Ảnh: An Vi
Đứng từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể quan sát được tổng thể bản Cát Cát. Đó là một bức tranh thơ mộng và hữu tình về một bản làng dưới chân núi Hoàng Liên. Phía bên kia sườn núi là bản làng với những căn nhà gỗ nhỏ xinh gợi lên nhịp sống bình yên nơi sơn thẳm. Giữa bản là con suối chảy từ phía đại ngàn tạo thành những dòng thác đưa nước về bản làng, quanh những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên triền núi. Ảnh: An Vi
Nụ cười trong trẻo của những em nhỏ đồng bào dân tộc H’Mông. Ảnh: An Vi
Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi người H’Mông trong bản phát triển các nghề thủ công truyền thống như trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt. Ảnh: An Vi
Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những con người nơi đây không chỉ đem lại sức sống cho bản làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người H’Mông được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ. Ảnh: An Vi
Nhịp sống yên bình bên dòng suối nhỏ tại ngôi làng đẹp nhất Tây Bắc. Bản Cát Cát đã đầu tư nhiều hạng mục, công trình phục vụ khách du lịch. Ảnh: An Vi
Video đang HOT
Ai đến Sa Pa đừng quên ghé bản Cát Cát
Cát Cát nằm e ấp dưới chân núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, xen kẽ là từng nếp nhà đơn sơ, mộc mạc, nơi sinh sống của chủ yếu đồng bào dân tộc người Mông.
Được mệnh danh là ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, Cát Cát luôn thu hút khách du lịch không chỉ trong nước mà còn được du khách nước ngoài luôn nhắc tên, ca ngợi.
Cát Cát nằm ở xã San Sả Hồ, cách trung tâm thành phố Sa Pa chừng 3km. So với Tả Van, Tả Phìn thì Cát Cát là địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển. Nhiều du khách chọn đi xe máy để khám phá, ngắm trọn con đường tới nơi đây thay bằng đi ô tô.
Điểm nổi bật ở bản làng này là bất kỳ tháng nào trong năm, du khách cũng có thể được đắm mình trong những cánh đồng hoa bất tận xen lẫn màu xanh của ruộng bậc thang. Tất cả như tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng và lãng mạn.
Nằm ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, bản Cát Cát ẩn mình, e ấp dưới sự bao bọc của mẹ thiên nhiên.
Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất là tháng 4, tháng 5 hằng năm. Vì thời gian này cuối xuân, đầu hạ, không khí trong lành, mát mẻ, ít mưa, đủ điều kiện lý tưởng cho một chuyến du lịch.
Trên hành trình đi tới bản làng, có hai con đường chắc chắn sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng nhất, đó là con đường đi đến bản Cát Cát và đoạn đường từ cổng của bản Cát Cát dẫn lối vào bên trong bản.
Bước qua cánh cổng dẫn lối vào bản Cát Cát, bạn dường như sẽ bị choáng ngợp bởi con đường bậc thang nhỏ chỉ đủ hai hàng người đi và được lát bằng đá vô cùng đẹp mắt. Tuy nhỏ bé mà dễ thương, lọt thỏm giữa hai dãy nhà nhưng đủ để bạn có thể ngắm trọn vẹn một khung cảnh bản làng tuyệt đẹp.
Bản Cát Cát là một ngôi làng nhỏ tuyệt đẹp vùng cao...
Xuôi xuống những bậc thang lát đá, xung quanh bạn là những cửa hàng lưu niệm với đầy đủ mặt hàng như đồ dân tộc, đồ trang sức hay những món ăn đặc trưng của nơi đây.
Nếu đã tới bản Cát Cát chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ việc trải nghiệm 1 ngày "hoá thân" thành cô gái hay chàng trai người Mông, cùng nắm tay nhau và thực hiện những pose hình "sống ảo" bởi nơi đây đẹp lắm, chỉ cần giơ máy lên là có đến hàng trăm bức ảnh diệu kỳ.
Bản Cát Cát không chỉ hấp dẫn khách du lịch bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi nét văn hoá truyền thống đặc sắc, lâu đời của đồng bào dân tộc nơi đây.
... thu hút du khách bằng sự hoang sơ thơ mộng.
Nói đến Cát Cát là người ta nghĩ ngay đến những ngôi nhà cổ của người dân tộc tuy đơn sơ nhưng đầy dung dị, những sườn đồi trồng bạt ngàn rau xanh cùng chiếc cối xay nước khổng lồ.
Nơi đây là nơi quây quần của 80 hộ dân, họ chọn xa trung tâm chủ yếu cho công cuộc canh tác. Công việc hàng ngày của họ là dệt vải, chế tác trang sức bạc... là những ngành nghề truyền thống được lưu giữ từ đời này sang đời khác.
Họ làm không chỉ là phục vụ nhu cầu sinh sống, buôn bán, mưu sinh mà trong mỗi sản phẩm họ làm ra chứa đựng tâm tình của những con người Tây Bắc đôn hậu.
Nơi đây chỉ có tiếng nước chảy róc rách, tiếng những cơn gió thổi vào lá cây, tiếng gà gáy trên nương, tiếng trẻ nhỏ nô đùa.
Băng qua con đường dốc lát đá, bạn sẽ đến được trung tâm, nơi có dòng thác trắng xoá, chảy xiết cùng chiếc cầu tre chênh vênh, tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo mà chẳng cần bất kỳ filter nào nó vẫn đẹp như chính vẻ đẹp đơn giản của nó.
Chắc không phải ai cũng biết khi đi sâu vào bản, bạn sẽ bắt gặp một dòng thác dựng đứng cao vút đang chảy xiết, nơi người Pháp đặt cho cái tên thác Cát Cát, hay còn gọi với cái tên quen thuộc là thác Tiên Sa.
Giữa không gian rừng núi hoang sơ hùng vĩ, kèm tiếng nước chảy róc rách, con người ta bỗng cảm thấy nhẹ nhõm, hư hao hơn bao giờ hết.
Khung cảnh bình yên ở bản Cát Cát.
Nếu ai đã có dịp ghé thăm Cát Cát một lần, chắc hẳn sẽ trót thương nhớ cái nét đơn sơ mộc mạc hoà quyện trong từng nếp nhà, từng nụ cười của người dân nơi đây.
Không có lý do gì mà người ta lại mệnh danh đây là ngôi làng đẹp nhất Việt Nam, một Đà Lạt thứ hai của miền Bắc. Đến với Sa Pa mà không đến Cát Cát đã là một sự thiếu sót trong lịch trình của bạn rồi.
Đến Cát Cát để ngắm nhìn thiên nhiên, để sống trong lịch sử và bản sắc văn hoá, dân tộc. Đến để thấy, à thì ra, Việt Nam mình, tự hào lắm vì có những địa danh đẹp đến nao lòng như vậy đấy!
Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và 'săn' trái tim trên đá Núi Nhìu Cồ San theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là núi Sừng Trâu. Đây là dãy núi thuộc hệ thống Hoàng Liên Sơn với độ cao 2.965 m so với mặt nước biển, đứng thứ 9 trong tốp 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục núi Nhìu Cồ San, người leo sẽ mất khoảng 2 ngày 1 đêm....